Sợi Thế Kỷ lỗ kỷ lục, cổ phiếu STK lập tức vào cảnh bán không ai mua

Cập nhật: 09:30 | 23/07/2024 Theo dõi KTCK trên

Cổ phiếu STK giảm mạnh ngay sau khi Sợi Thế Kỷ công bố báo cáo tài chính quý 2/2024 với khoản lỗ kỷ lục trong lịch sử của Công ty.

Mở cửa phiên giao dịch ngày 23/7, cổ phiếu STK của Công ty CP Sợi Thế Kỷ (HOSE) sớm "nằm sàn" ngay đầu phiên sáng với tình trạng "trắng bên mua", thị giá qua đó giảm về mức 30.000 đồng/cổ phiếu. Đáng chú ý, đây đã là phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp của cổ phiếu này. Cổ phiếu STK giảm mạnh ngay sau khi Sợi Thế Kỷ công bố báo cáo tài chính quý 2/2024 với khoản lỗ kỷ lục trong lịch sử của Công ty.

Sợi Thế Kỷ lỗ kỷ lục, cổ phiếu STK lập tức vào cảnh bán không ai mua

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024, Sợi Thế Kỷ ghi nhận doanh thu thuần đạt 303 tỷ đồng giảm 25% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp giảm mạnh từ hơn 60,2 tỷ xuống còn hơn 9,7 tỷ đồng do doanh số bán hàng thấp đồng thời việc ghi nhận chi phí ngưng máy vào giá vốn bán hàng, do công ty ngừng nhiều máy nhằm hạn chế gia tăng thêm thành phẩm tồn kho. Lợi nhuận gộp giảm kéo theo biên lợi nhuận gộp giảm từ 14,7% xuống còn 3,3% trong quý này.

Sợi Thế Kỷ lỗ kỷ lục, cổ phiếu STK lập tức vào cảnh bán không ai mua
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính tăng gần 38%, từ 5,8 tỷ lên hơn 8 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng đột biến, gấp 5,2 lần so với quý 2 năm ngoái lên 57,6 tỷ đồng, chủ yếu do khoản lỗ chênh lệch tỷ giá tăng mạnh. Chi phí bán hàng giảm từ 3,8 tỷ xuống còn hơn 2 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm từ 16,5 tỷ xuống còn hơn 13,5 tỷ đồng, cả 2 đều lần lượt 47,4% và 18,2% so với quý 2/2023.

Dù đã tích cực tiết giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, song vẫn không "gồng" được việc chi phí tài chính tăng mạnh. Cùng với việc doanh thu thuần trong quý giảm, Sợi Thế Kỷ báo lỗ sau thuế gần 56 tỷ đồng, là khoản lỗ kỷ lục trong lịch sử của Công ty.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần của sợi Thế Kỷ đạt 569 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái, và lỗ sau thuế 54 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 39 tỷ.

Diễn biến này khá bất ngờ bởi năm nay, Sợi Thế Kỷ đặt mục tiêu đầy tham vọng với doanh thu 2.703 tỷ đồng, tăng 90% so với thực hiện 2023 và lợi nhuận sau thuế 300,5 tỷ đồng, gấp 3,5 lần. Qua nửa năm, công ty mới thực hiện được 21% chỉ tiêu doanh thu trong khi âm lợi nhuận.

Sợi Thế Kỷ lỗ kỷ lục, cổ phiếu STK lập tức vào cảnh bán không ai mua

Tính đến ngày 30/6/2024, tổng tài sản của Sợi Thế Kỷ đạt 3.574 tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm. Khoản trữ tiền tại công ty này giảm 35% xuống 106 tỷ đồng; trả trước cho người bán ngắn hạn giảm 75% xuống 90,2 tỷ đồng. Nhờ cắt giảm năng suất nên hàng tồn kho đã giảm 17% xuống 507,5 tỷ đồng.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang có hơn 1.761 tỷ đồng - khoản mục này đến từ dự án Unitex. Trước đó, tháng 3/2023, Sợi Thế Kỷ đã công bố thông tin về Công ty TNHH Sợi, Dệt, Nhuộm Unitex (bên vay) đã ký kết thành công khoản vay hợp vốn với tổng giá trị 52,5 triệu USD, tương đương gần 1.233 tỷ đồng. Đây là khoản vay lớn nhất từ trước đến nay của Công ty.

Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả của Sợi Thế Kỷ tăng gần 44% so với đầu năm lên 1.934 tỷ đồng. Trong đó, gần 965 tỷ đồng là nợ vay ngắn hạn và 969 tỷ đồng nợ vay dài hạn.

Chi tiết hơn về tình hình nợ vay, Sợi Thế Kỷ có hơn 632 tỷ đồng là các khoản vay ngắn hạn ngân hàng đến hạn phải trả. Các khoản vay tín chấp từ ngân hàng được thực hiện nhằm mục đích bổ sung nhu cầu vốn lưu động của Công ty.

Sợi Thế Kỷ lỗ kỷ lục, cổ phiếu STK lập tức vào cảnh bán không ai mua
Các khoản vay ngân hàng đến hạn phải trả của STK

Chia sẻ về kế hoạch kinh doanh có phần "tham vọng" của STK trong năm 2024, ông Đặng Triệu Hòa, Tổng Giám đốc bày tỏ sự tự tin vì muốn nắm bắt yêu cầu "xanh hóa ngành dệt may" và sự vận hành dự kiến của công ty con Unitex vào quý 3 năm nay.

Báo cáo mới đây cũng Chứng khoán Vietcap cũng đánh giá cao triển vọng Sợi Thế Kỷ với động lực đến từ lượng đơn hàng tăng mạnh trong quý 2; nhà máy Unitex sắp đi vào hoạt động; chênh lệch giá của STK tăng mạnh.

Sau giai đoạn giảm tồn kho 2022 – 2023, mức tồn kho của một số nhà bán lẻ và thương hiệu dệt may đã quay về mức hợp lý. Trong quý 2, lượng đơn hàng của STK đạt 9.000 tấn, tăng 67% so với quý 1 và 14% so với cùng kỳ năm trước nhờ hoạt động bổ sung tồn kho và các đơn đặt hàng chuyển từ Trung Quốc. Sản lượng bán thực tế sơ bộ quý 2 ước đạt 6.700 tấn, tăng 25% so với quý trước và giảm 15% so với cùng kỳ năm trước do các vấn đề với hệ thống kiểm soát chất lượng tự động vừa được dùng để thay thế cho hệ thống kiểm soát chất lượng thủ công vào đầu năm nay.

Theo Vietcap, nhà máy Unitex đã hoàn thành 90% quá trình thi công, 60% quá trình lắp đặt máy móc. Nhà máy được kỳ vọng bắt đầu vận hành một số dây chuyền sợi dún xơ dài (DTY) vào đầu quý 3 và vận hành hoàn toàn vào quý 4. Giai đoạn 1 dự án khoảng 36.000 tấn/năm nâng tổng công suất toàn công ty lên 99.000 tấn/năm.

Tuy nhiên, Vietcap cũng lưu ý rủi ro với Sợi Thế Kỷ là nhu cầu khách hàng cuối yếu hơn dự kiến ở các nền kinh tế trọng điểm; Việt Nam bị mất thị phần vải, sợi, mất nhà cung cấp nguyên liệu tái chế chính là Unifi.

TVS, CTS, VDS... rủ nhau nằm sàn, chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu chứng khoán?

Thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch sáng đầu tuần chứng kiến cổ phiếu chứng khoán đồng loạt "nằm sấp", sắc "xanh lơ", ...

Nhà đầu tư chấp nhận bán giá thấp, chứng khoán giảm sâu phiên đầu tuần

Sau một tuần giảm khá mạnh của thị trường chứng khoán Việt, thế nhưng vẫn là chưa đủ để lực cầu bắt đáy được kích ...

Nhận định chứng khoán phiên 23/7: Tiến gần về vùng 1.240 điểm

Thị trường chứng khoán tiếp tục ghi nhận thêm một phiên điều chỉnh mạnh, theo đó, quán tính giảm điểm của thị trường được dự ...

Lưu Lâm

Tin cũ hơn
Xem thêm