Sợ cổ phiếu bị "pha loãng", Sao Mai (ASM) không chi trả cổ tức năm 2022?

Cập nhật: 15:45 | 28/03/2023 Theo dõi KTCK trên

Nhằm tránh tình trạng pha loãng cổ phiếu và đảm bảo ổn định hoạt động kinh doanh, Sao Mai dự kiến không chi trả cổ tức năm 2022, thay vào đó sẽ dùng lợi nhuận để tái đầu tư và bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 công bố ngày 27/3 của Công ty CP Tập đoàn Sao Mai (HoSE: ASM), tính đến ngày 31/12/2022, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp là 499,18 tỷ đồng. Sau khi trích lập các quỹ (quỹ đầu tư phát triển, dự phòng tài chính, khen thưởng và phúc lợi), lợi nhuận sau thuế chưa phân phối còn lại là 489,18 tỷ đồng.

Sợ cổ phiếu bị
Công ty CP Tập đoàn Sao Mai

Doanh nghiệp cho rằng, trước bối cảnh chiến sự Nga – Ukraine, kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, nhằm đảm bảo ổn định hoạt động cho ASM trong việc phòng, chống suy thoái kinh tế, đồng thời tránh pha loãng cổ phiếu dưới hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, ASM dự kiến chưa thực hiện chi trả cổ tức năm 2022.

Thay vào đó, với số lợi nhuận chưa phân phối còn lại trên, Sao Mai dự định dùng để tái đầu tư và bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2023, ASM đặt mục tiêu đạt 15.250 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, mặc dù kế hoạch doanh thu đi lên nhưng ASM lại đặt mục lợi nhuận sau thuế giảm 43% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn đạt 545 tỷ đồng.

Sao Mai dự kiến sẽ chi trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 5-10% bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu. Thời gian thực hiện sẽ tùy vào điều kiện kinh doanh và tình hình tài chính phù hợp của doanh nghiệp.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, Sao Mai sẽ thông qua việc hủy phương án phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ năm 2022 do tình hình chứng khoán không thuận lợi.

Sao Mai cho biết, doanh nghiệp đã ngưng thực hiện đầu tư các dự án theo tờ trình số 02/TT-ĐHCĐTN-2022 ngày 9/4/2022 tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 và đã tìm được nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tại cuộc họp, ASM dự kiến sẽ thông qua việc vay vốn các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho việc đầu tư các dự án mà doanh nghiệp sắp triển khai cũng như đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trên sàn chứng khoán, sau khi đạt đỉnh vào tháng 4/2022, cổ phiếu ASM bắt đầu hạ nhiệt. Bắt đầu từ cuối tháng 9/2022, cổ phiếu ASM liên tục lao dốc và rơi vào vùng thấp nhất 2 năm vào giữa tháng 11.

Hiện tại, cổ phiếu của Sao Mai giao dịch quanh mức 8.000 đồng từ đầu tháng 2 đến nay. Chốt phiên 28/3, giá cổ phiếu của ASM ở mức 8.290 đồng/cp, giảm 4,8% so với đỉnh ngắn hạn phiên 16/1 và giảm 63% so với đỉnh lịch sử 22.990 đồng phiên 1/4/2022.

Sợ cổ phiếu bị
Diễn biến giá cổ phiếu ASM từ đầu năm 2023 đến nay (Nguồn: TradingView)
Công ty CP Tập đoàn Sao Mai tiền thân là công ty liên doanh Kiến trúc tỉnh An Giang được thành lập năm 1988. Năm 1997 doanh nghiệp tách ra và trở thành công ty cổ phần. Hiện tại, ngành nghề kinh doanh chính của ASM là kinh doanh bất động sản, xây dựng, dịch vụ nhà hàng, thủy sản, điện năng lượng mặt trời. Năm 2010, cổ phiếu ASM của Sao Mai chính thức được giao dịch trên sàn HoSE.

2 mã cổ phiếu buộc phải rời sàn HNX

Tới đây, 2 cổ phiếu sàn HNX là VKC và HHG sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc với nguyên nhân thuộc các vấn đề ...

Năm 2023, TPS đặt kế hoạch lãi tăng 35% và muốn tăng gấp đôi vốn điều lệ

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, Công ty CP Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HOSE: ORS) sẽ trình cổ đông thông qua nhiều ...

Chứng khoán phiên chiều 28/3: Cải thiện dòng tiền, VN-Index nhích dần lên mốc 1.060

Dòng tiền tích cực từ phiên sáng đã "lôi kéo" thêm một bộ phận nhà đầu tư mạnh tay giải ngân hơn vào phiên chiều ...

Linh Đan (t/h)

Tin cũ hơn
Xem thêm