SMC báo lãi gấp ba lần năm 2019, cổ phiếu lập đỉnh lịch sử 14 năm niêm yết

Cập nhật: 10:45 | 19/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Công ty Cổ phần Ðầu tư Thương mại SMC (Mã: SMC) đã công bố báo cáo tài chính quý IV và luỹ kế cả năm 2020, ghi nhận lãi sau thuế 311 tỷ đồng, gấp hơn ba lần năm 2019. Trên thị trường, cổ phiếu SMC đang trên đỉnh lịch sử khi đứng ở vùng giá 22.750 đồng/cổ phiếu (kết phiên ngày 18/1).

Thaiholdings lãi khủng năm 2020, cổ phiếu THD “tăng bằng lần”

Foxconn sẽ sản xuất Macbook và IPad tại Bắc Giang, đầu tư 1,3 tỷ USD vào Thanh Hóa

4345-smc-ynh
SMC báo lãi gấp ba lần năm 2019, cổ phiếu lập đỉnh lịch sử 14 năm niêm yết.

Theo đó, quý IV/2020 ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.478 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2019. Biên lợi nhuận được cải thiện nên lợi nhận gộp tăng gấp 4,3 lần, đạt 324,5 tỷ đồng.

Trong kỳ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý của công ty trong quý IV đều tăng, lần lượt đạt 59 tỷ đồng và 94 tỷ đồng.

Hết quý IV/2020, SMC báo lãi 154 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 11 tỷ đồng cùng kỳ năm 2019. Trong đó, công ty mẹ lãi sau thuế 147 tỷ đồng trong khi mức lỗ cùng kỳ năm ngoái gần 12 tỷ đồng.

4153-smc-1
Kết quả kinh doanh của SMC. (Nguồn: SMC)

Luỹ kế cả năm 2020, SMC đạt 15.744 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 6,5% so với cùng kỳ, song lãi sau thuế đạt 311 tỷ đồng, gấp hơn ba lần năm 2019, trong đó công ty mẹ lãi 300 tỷ đồng. Thu nhập cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) cả năm 2020 đạt 4.932 đồng.

Năm 2020, SMC đặt mục tiêu doanh thu đạt 15.200 tỷ đồng và 120 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 10% và tăng 20% so với thực hiện năm 2019. Như vậy, kết thúc năm 2020, SMC vượt 3,5% mục tiêu về doanh thu và vượt 159% mục tiêu về lợi nhuận.

Tại ngày cuối năm 2020, tổng tài sản của SMC đạt 6.715 tỷ đồng, tăng thêm gần 1.700 tỷ đồng so với năm 2019. Trong đó, tiền và các khoản tiền gửi có kỳ hạn đạt 1.773 tỷ đồng, gấp đôi năm 2019 và chiếm 26% cơ cấu tài sản.

Tổng hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn của công ty đạt hơn 3.500 tỷ đồng, tăng hơn 34% so với năm trước đó và chiếm hơn 1/3 cơ cấu tổng tài sản.

SMC tính tới cuối năm 2020 ghi nhận hơn 102 tỷ đồng nợ xấu, trong đó đã trích lập dự phòng gần 61 tỷ đồng.

Về phía nguồn vốn, nợ phải trả của công ty ở mức 5.132 tỷ đồng, tăng 1.400 tỷ đồng so với năm 2019, chiếm 76% cơ cấu nguồn vốn. SMC đang đi vay hơn 2.600 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay từ ngân hàng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu SMC chào sàn HOSE từ năm 2006, hiện cổ phiếu SMC đứng ở vùng 22.750 đồng/cp (kết phiên ngày 18/1), chinh phục đỉnh lịch sử 14 năm niêm yết.

Lâm Tuyền

Tin cũ hơn
Xem thêm