Chính sách - Đầu tư

Sau sáp nhập, tỉnh Ninh Bình mới đang thực sự "vươn mình", dư địa phát triển khổng lồ

Tuấn Anh 04/07/2025 11:00

Sau khi sáp nhập Ninh Bình, Hà Nam và Nam Định, tỉnh Ninh Bình mới trở thành điểm nóng phát triển đô thị và công nghiệp.

Tỉnh Ninh Bình mới hình thành từ sáp nhập ba địa phương

Sau quá trình sáp nhập ba tỉnh Ninh Bình, Hà Nam và Nam Định thành tỉnh Ninh Bình mới, địa phương này đang nổi lên như một vùng đô thị lớn với nhiều dự án quy mô hàng nghìn tỷ đồng. Sự kiện sáp nhập được đánh giá là bước ngoặt về tổ chức hành chính và định hướng phát triển không gian đô thị.

Ninh Bình thu hút đầu tư
Ninh Bình đang thu hút rất nhiều nguồn đầu tư

Ngay sau khi thành lập, tỉnh Ninh Bình đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho nhiều dự án khu đô thị mới tại các khu vực vốn thuộc Hà Nam trước đây. Tiêu biểu, Dự án Khu đô thị Đọi Sơn (Duy Tiên) có quy mô 237 ha, nằm sát sông Châu Giang và trục vành đai V vùng Thủ đô. Dự án do Công ty TNHH Bất động sản Bảo An 247 làm chủ đầu tư, tổng vốn hơn 14.100 tỷ đồng, riêng chi phí giải phóng mặt bằng và tái định cư gần 953 tỷ đồng.

Khu đô thị Đọi Sơn dự kiến cung cấp hơn 2.200 căn liền kề và biệt thự cao từ 3–5 tầng, kèm hệ thống trường học, trung tâm văn hóa, vườn hoa. Quy mô dân số khoảng 7.500 người.

Hàng loạt dự án đô thị quy mô nghìn tỷ đồng

Cùng thời điểm, dự án Khu đô thị Đông Nam Tiên Sơn tại Duy Tiên cũng được phê duyệt, do Công ty TNHH Quản lý Bất động sản Mặt trời Miền Bắc làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư trên 7.700 tỷ đồng. Dự án quy mô gần 154 ha, dự kiến hình thành 1.745 căn biệt thự và liền kề, phục vụ khoảng 5.500 cư dân.

Dự án Khu đô thị Châu Sơn, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Tây Hà Nội, có tổng diện tích 124 ha, vốn đầu tư hơn 6.300 tỷ đồng. Dự kiến, dự án này sẽ phát triển gần 1.700 căn nhà và thu hút dân số khoảng 5.000 người.

Tại TP Hoa Lư – trung tâm tỉnh Ninh Bình mới, UBND tỉnh vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Khu đô thị sinh thái Ninh An, quy mô gần 30 ha, tổng vốn hơn 2.623 tỷ đồng. Khu đô thị này được định hướng gồm 1.788 căn nhà, trong đó có hơn 1.600 căn hộ chung cư nhà ở xã hội.

Đáng chú ý, tỉnh Ninh Bình mới cũng công bố mời đầu tư siêu dự án đô thị sinh thái quy mô 163 ha tại phường Ninh Khánh và xã Ninh Khang (TP Hoa Lư), tổng vốn đầu tư gần 16.500 tỷ đồng. Dự án này được định hướng là đô thị vệ tinh cao cấp, cung cấp hơn 7.600 căn nhà cùng trường học, bệnh viện, công viên chuyên đề và hồ điều hòa gần 20 ha.

Bên cạnh đó, Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình đang mời đầu tư vào dự án Khu đô thị sinh thái phường Ninh Mỹ, diện tích hơn 20 ha, tổng vốn đầu tư gần 4.900 tỷ đồng. Dự án sẽ có hơn 1.000 căn nhà ở các loại hình.

Phát triển công nghiệp song song đô thị

Không chỉ tập trung phát triển các dự án đô thị, tỉnh Ninh Bình mới hình thành sau sáp nhập còn xúc tiến các dự án công nghiệp nhằm thu hút đầu tư công nghệ cao.

Khu công nghiệp Ninh Bình
Nhiều dự án khu công nghiệp cũng đang "rục rịch" tại Ninh Bình

UBND tỉnh đã phê duyệt thành lập Cụm công nghiệp Xuân Chính tại xã Xuân Chính (nay là xã Chất Bình), huyện Kim Sơn, quy mô hơn 72 ha, vốn đầu tư hạ tầng trên 816 tỷ đồng. Cụm công nghiệp này định hướng thu hút doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sạch, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất thiết bị điện tử.

Ngoài ra, Cụm công nghiệp Chất Bình quy mô 74,7 ha cũng được phê duyệt với vốn đầu tư hơn 835 tỷ đồng. Chủ đầu tư hạ tầng là Công ty Cổ phần đầu tư Growland Group.

Trước khi sáp nhập, tỉnh Hà Nam cũng kêu gọi nhà đầu tư thực hiện 10 dự án khu đô thị tại Phủ Lý, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm với tổng vốn trên 15.000 tỷ đồng. Trong đó, dự án khu đô thị Tây Lam Hạ tại Phủ Lý quy mô gần 27,4 ha có vốn đầu tư hơn 8.900 tỷ đồng, dự kiến triển khai từ 2025 đến 2032.

      Nổi bật
          Mới nhất
          Sau sáp nhập, tỉnh Ninh Bình mới đang thực sự "vươn mình", dư địa phát triển khổng lồ
          • Mặc định

          POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO