Chính sách - Đầu tư

Sau sáp nhập, đây là tỉnh nằm trong TOP có quy mô kinh tế nhỏ nhất cả nước

Nguyễn Trang 25/04/2025 11:29

Theo Nghị quyết Trung ương, hai tỉnh hiện tại sẽ sáp nhập thành tỉnh mới.

Hợp nhất hành chính để hiện thực hóa nghị quyết tinh gọn bộ máy

Theo Nghị quyết số 60-NQ/TW, ngày 12/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thống nhất chủ trương sáp nhập tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị. Tỉnh mới sau khi hợp nhất tiếp tục mang tên tỉnh Quảng Trị, với trung tâm hành chính - chính trị đặt tại địa điểm hiện nay của tỉnh Quảng Bình.

Quảng Bình
Sau sáp nhập, trung tâm hành chính sẽ đặt tại Quảng Bình

Việc sáp nhập là bước đi cụ thể hóa Nghị quyết 18-NQ/TW về tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Theo đề án do UBND tỉnh Quảng Bình xây dựng, tỉnh mới sẽ có diện tích gần 12.700 km², dân số trên 1,86 triệu người – gấp đôi tiêu chuẩn tối thiểu hiện hành đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Mô hình tổ chức hành chính 2 cấp, không duy trì cấp huyện

Điểm đáng chú ý trong phương án tổ chức bộ máy là tỉnh mới sẽ giữ mô hình chính quyền địa phương hai cấp: tỉnh – xã. Sau sáp nhập, tổng số đơn vị hành chính cấp xã sẽ giảm mạnh còn 78 đơn vị, thay vì 264 như trước đây.

Cụ thể, Quảng Bình hiện có 145 xã, phường, thị trấn; Quảng Trị có 119. Sau hợp nhất, số lượng đơn vị hành chính cấp xã chỉ còn 5 phường và 36 xã (từ Quảng Bình) cùng 3 phường, 33 xã và 1 đặc khu (từ Quảng Trị). Việc tổ chức tinh gọn đầu mối hành chính được kỳ vọng sẽ góp phần tiết kiệm chi phí, giảm chồng chéo, tăng hiệu quả quản lý nhà nước.

Tiềm năng phát triển

Quảng Trị: Lợi thế giao thông, năng lượng và tài nguyên

Trong chuyến công tác tháng 10/2023, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đánh giá Quảng Trị là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp. Với hệ thống giao thông liên vùng hoàn chỉnh gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy và sắp tới là hàng không, Quảng Trị có vị trí chiến lược kết nối Bắc – Nam và Đông – Tây.

Quảng Trị
Một góc Quảng Trị hiện nay

Tỉnh cũng sở hữu nguồn năng lượng tái tạo dồi dào như điện gió, điện mặt trời và nhiều mỏ khoáng sản quý như sắt, đồng, titan. GRDP năm 2024 ước tăng 5,97% so với năm 2023, đạt 53.508 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người khoảng 81,2 triệu đồng.

Quảng Bình: Thế mạnh về khoáng sản và biển

Quảng Bình nổi bật với hệ thống hạ tầng giao thông như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 12A và Cảng hàng không Đồng Hới. Tỉnh có cảng biển nước sâu Hòn La, thuận lợi cho giao thương nội địa và quốc tế. Với đường bờ biển dài trên 116 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 20.000 km², Quảng Bình có nhiều điều kiện để phát triển nuôi trồng, chế biến thủy sản và năng lượng ven biển.

Năm 2024, GRDP tỉnh ước đạt 60.179,5 tỷ đồng, tăng 7,18% so với năm 2023. GRDP bình quân đầu người đạt 65,1 triệu đồng.

Mặc dù diện tích và dân số sau sáp nhập đều tăng mạnh, nhưng theo thống kê từ VnExpress, tỉnh Quảng Trị (mới) vẫn nằm trong nhóm 10 địa phương cấp tỉnh có quy mô kinh tế nhỏ nhất cả nước. Điều này cho thấy tiềm năng tăng trưởng còn lớn, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cao về chính sách phát triển đồng đều giữa hai vùng.

      Nổi bật
          Mới nhất
          Sau sáp nhập, đây là tỉnh nằm trong TOP có quy mô kinh tế nhỏ nhất cả nước
          • Mặc định

          POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO