Saigon Cargo Service (SCS) dự chi gần 200 tỷ đồng trả cổ tức cuối tháng 12

Cập nhật: 11:13 | 01/12/2020 Theo dõi KTCK trên

CTCP Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn (SCSC - Mã: SCS) mới đây đã quyết định việc tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2020 bằng tiền. Gemedept là cổ đông lớn nhất sẽ nhận về 56 tỷ đồng.

1146-tan-syn-nhyt
Saigon Cargo Service (SCS) dự chi gần 200 tỷ đồng trả cổ tức cuối tháng 12. (Ảnh: SCSC)

Theo đó, ngày 15/12 tới đây SCS sẽ chốt danh sách cổ đông chi tạm ứng cổ tức đợt 1/2020 bằng tiền tỷ lệ 30%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 3.000 đồng. Thời gian thanh toán vào 30/12/2020.

5811-scs-1
Cơ cấu cổ đông của SCS theo báo cáo tài chính quý III

Với hơn 57,9 triệu cổ phiếu đang được lưu hành tính đến cuối quý III/2020, SCS sẽ dự chi hơn 173 tỷ đồng để chi trả cổ tức đợt này. Trước đó, công ty đã thông qua kế hoạch trả cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 36%.

Saigon Cargo Service là một trong những doanh nghiệp trả cổ tức hằng năm với tỷ lệ cao. Điển hình năm 2019, công ty thanh toán cổ tức bằng tiền mặt 8.000 đồng/cp.

Trong cơ cấu cổ đông, Gemadept chiếm tỷ lệ lớn nhất khi nắm giữ 36,73% vốn, sẽ nhận về 56 tỷ đồng. Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (Mã: ACV) nhận được 22 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, bất chấp dịch COVID-19 hoành hành, kết quả kinh doanh của SCS vẫn cải thiện trong quý III khi doanh thu thuần tăng 16% so với quý II, đạt 167 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 15% đạt 115 tỷ đồng. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2019, doanh thu và lợi nhuận vẫn còn giảm khoảng 10%.

9 tháng đầu năm, công ty ghi nhận 495 tỷ đồng doanh thu thuần và 336 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt giảm 10% và 8% so với cùng kỳ. Với kết quả này, công ty đã thực hiện được 75% chỉ tiêu doanh thu và 80% lãi trước thuế kế hoạch năm.

0125-scs-2

Tính đến cuối quý III, tổng tài sản của SCS ở mức 1.141 tỷ đồng, trong đó tiền và đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn ở mức 259 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 91% lên 241 tỷ đồng và bằng 1/5 tổng tài sản.

Về phía nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của công ty chiếm 93% cơ cấu, đạt 1.056 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn 425 tỷ đồng. Công ty không sử dụng nợ vay.

Theo báo cáo mới đây của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), SCS có lợi thế cạnh tranh tốt nhờ vị thế độc quyền đối với khai thác hàng hóa cảng hàng không Tân Sơn Nhất (cảng lớn nhất cả nước).

Rào cản gia nhập ngành lớn giúp SCS củng cố vị thế cạnh tranh nhờ vào đặc thù hạn chế quỹ đất tại khu vực phía Nam sân bay và việc xây dựng nhà ga hàng hóa mới theo quy hoạch tại phía Bắc sân bay không khả khi do vị trí không thuận lợi so với các nhà ga hành khách tại phía Nam.

Ngoài ra, SCS có dư địa tăng trưởng lớn với khả năng tăng công suất thiết kế thêm 150 nghìn tấn/năm trong khi đối thủ chính khó nâng đáng kể công suất thiết kế do đặc thù công nghệ và quỹ đất.

Nhờ đó, SCS đạt hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt với suất sinh lời cao trong nhiều năm, dựa trên nền tảng tài chính vững mạnh nhờ không sử dụng nợ vay và VDSC đánh giá dịch COVID-19 chỉ là khó khăn tạm thời đối với SCS.

Bán mạnh sau thông tin COVID-19 tại TP. HCM, VN-Index mất mốc 1.000 điểm

Hàng loạt cổ phiếu trụ cột đều giảm sâu và tạo áp lực rất lớn lên các chỉ số. Có thời điểm VN-Index giảm đến ...

Thấy gì từ nhóm cổ phiếu Logistic sau 1 năm COVID-19?

Từ đầu năm tới nay, các cổ phiếu trong lĩnh vực Logistic như VSC, GMD, DVP, DXP, SFI, HAH… đã ghi nhận mức tăng hàng ...

FLC Faros đã có Tổng Giám đốc sau hơn 3 tháng để trống

Hội đồng quản trị CTCP Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS) đã có nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc ...

Phương Thảo