Sacombank chốt room ngoại ở 30%, cổ đông tiếp tục "nhịn" cổ tức

Cập nhật: 18:45 | 05/04/2023 Theo dõi KTCK trên

Trong tài liệu đại hội đồng cổ đông mới đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - HOSE: STB) đã đề cập đến vấn đề tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng.

Chuyên gia: Lãi suất ngân hàng giảm sẽ khơi thông dòng tiền từ kênh tiết kiệm sang chứng khoán

Sacombank ghi nhận room ngoại ở mức 30%

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2022, dự kiến tổ chức ngày 25/4.

Phía ngân hàng cho hay Sacombank là công ty đại chúng, kể từ khi niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu STB luôn là cổ phiếu có tính thanh khoản cao, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

"Vì vậy chủ trương của Sacombank muốn cơ cấu cổ đông của ngân hàng luôn đa dạng để động lực cho sự phát triển, vì lẽ đó Sacombank ghi nhận tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu STB ở thời điểm hiện tại vẫn ở mức 30% vốn điều lệ của Sacombank.", phía ngân hàng cho biết.

Như vậy, thông tin từ Sacombank đã chính thức khép lại tranh cãi về tỷ lệ sở hữu khối ngoại tại ngân hàng trong thời gian qua.

Room ngoại tại Sacombank được ghi nhận ở mức 30%.
Room ngoại tại Sacombank được ghi nhận ở mức 30%.

Trước đó, tranh cãi giữa hai bên xảy ra khi Sacombank có văn bản gửi VSD, Ủy ban chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, đề nghị xem xét lại tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng. Phía Sacombank cho rằng mức room ngoại tại nhà băng này chỉ là 23,63468%, thay vì mức 30% như VSD thông báo.

Ngày 16/2, VSD đã có công văn trả lời Sacombank và khẳng định room ngoại tại ngân hàng là 30%. Phía cơ quan lưu ký chứng khoán cũng cho biết từ sau các công văn năm 2014, Sacombank chưa gửi bất kỳ đề nghị thay đổi tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài nào.

Một ngày sau đó (17/2), Sacombank lại có văn bản khẳng định từ năm 2016 đến nay, tính cả thời điểm ngân hàng hoàn tất niêm yết bổ sung 400 triệu cổ phiếu STB để sáp nhập Ngân hàng Phương Nam, room ngoại tại ngân hàng do VSD thông báo nhiều năm là 23,63468%. Theo Sacombank, việc VSD giữ room ngoại của ngân hàng ở mức 23,63468% trong thời gian dài nhưng đột ngột thay đổi mà không thông báo chính thức đã ảnh hưởng đến hoạt động cũng như chiến lược phát triển của ngân hàng.

Ngoài ra, phía ngân hàng cũng cho rằng điều này làm hạn chế cơ hội tiếp cận với nhà đầu tư nước ngoài và ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư khi không được tiếp cận thông tin một cách rõ ràng, kịp thời.

Tiếp tục không chia cổ tức trong năm nay

Bên cạnh nội dung kể trên, một nội dung đáng chú ý nữa là tại tờ trình về phương án phân phối lợi nhuận năm tài chính 2022 và kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2023 vẫn không nhắc đến vấn đề chia cổ tức.

Trong năm 2022, lợi nhuận hợp nhất sau thuế và trích các quỹ của Ngân hàng là 3.741 tỷ đồng. Với việc 6 năm liền không chia cổ tức, lũy kế lợi nhuận hợp nhất giữ lại đến hết 2022 lên tới 12.672 tỷ đồng.

Như vậy, đây là năm thứ 6 cổ đông Sacombank không được chia cổ tức, do Ngân hàng vẫn đang trong quá trình thực hiện Đề án tái cơ cấu Ngân hàng sau sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (Southernbank)

Cổ tức là câu chuyện được nhắc đến nhiều ở mỗi kỳ ĐHĐCĐ của Sacombank. Lần chia cổ tức gần nhất của ngân hàng này diễn ra vào năm 2015 với tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu.

Lãnh đạo Sacombank nhiều lần cho biết vẫn liên tục trình phương án sử dụng lợi nhuận giữ lại để chia cổ tức cho cổ đông, nhưng việc chia cổ tức ở một ngân hàng đang tái cấu trúc cần cần được sự phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước.

Sacombank từng đặt mục tiêu đến năm 2022 hoặc chậm nhất đầu năm 2023 sẽ hoàn tất xử lý toàn bộ các vấn đề tồn đọng thuộc Đề án tái cơ cấu, qua đó chính thức hoàn thành trước hạn đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Trên cơ sở đó, Sacombank sẽ thực hiện các thủ tục xin phép Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông. Tuy nhiên, một lần nữa, kế hoạch này lại bị trễ hẹn.

Tại ĐHĐCĐ lần này, Sacombank cũng có tờ trình sửa đổi, bổ sung Điều lệ Ngân hàng.

Theo đó, nhằm xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, nợ cơ cấu và các khoản phải thu tồn đọng thuộc Đề án tái cơ cấu Sacombank sau sáp nhập để Ngân hàng đủ điều kiện trình Ngân hàng Nhà nước phương án chia cổ tức cho cổ đông, HĐQT Ngân hàng trình ĐHĐCĐ bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQT về việc: Quyết định miễn, giảm lãi, phí của các khoản nợ xấu; nợ cơ cấu; và các khoản nợ, khoản phải thu tồn đọng thuộc Đề án tái cơ cấu Sacombank sau sáp nhập theo hướng công khai, minh bạch, phù hợp với hướng dẫn của NHNN và các quy định pháp luật hiện hành.

MB 2023: Mục tiêu lãi tăng 15%, vốn điều lệ vượt 54.300 tỷ đồng

Theo tài liệu ĐHĐCĐ vừa được công bố, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB - HOSE: MBB) đặt kế hoạch tăng trưởng 15% lợi nhuận ...

Lãi suất tiết kiệm VPBank biến động mạnh trong tháng 4/2023

Khảo sát mới nhất đầu tháng 4, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đang biến động ...

Triển vọng cổ phiếu ngân hàng trong quý II/2023

KBSV cho rằng, cổ phiếu ngân hàng đang ở vùng giá hấp dẫn và phù hợp cho mục tiêu đầu tư dài hạn. Giá cổ ...

Hoàng Hà

Tin cũ hơn
Xem thêm