Rộn ràng thoái vốn cuối năm: Bộ Xây dựng, Viettel, SCIC thu về "núi tiền"

Cập nhật: 15:27 | 17/12/2020 Theo dõi KTCK trên

Nhìn vào các thương vụ thoái vốn lớn trong 2 tháng cuối năm 2020 có thể thấy hầu như tất cả các thương vụ được thị trường kỳ vọng đều diễn ra sôi động và thu hút nhiều nhà đầu tư.

Vinaconex ITC thành công huy động 1.440 tỷ đồng cho dự án Cái Giá, tăng vốn gấp 5 lần

Được giao quản lý khối tài sản nghìn tỷ tại 22 sân bay, ACV “rộng đường” chuyển niêm yết HOSE?

Chạy nước rút để thoái vốn, Bộ Xây dựng thu gần 4.000 tỷ đồng

Theo Quyết định số 908/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trước ngày 30/11, Bộ Xây dựng phải hoàn thành thoái vốn nhà nước tại 4 doanh nghiệp gồm: Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng (SHG); Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (HanCorp); Tổng Công ty Xây dựng số 1 (CC1); Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (IDICO).

Nếu Bộ Xây dựng không hoàn thành việc thoái vốn nhà nước tại 4 doanh nghiệp trên trước ngày 30/11/2020 thì các công ty này sẽ phải hoàn thành chuyển giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) trước ngày 31/12/2020.

Vì vậy trong tháng 11, Bộ Xây dựng đã đồng loạt rao bán cả 4 tổng công ty. Trong đó IDICO và CC1 vô cùng hút khách.

0256-idico-ynh
Bộ Xây dựng thu được khoản lớn từ IDICO.

Phiên đấu giá 36% cổ phần của IDICO (HNX: IDC) đã thu hút 9 nhà đầu tư tham gia mua 108 triệu cổ phiếu IDC mà Bộ Xây dựng chào bán.

Trong đó, 1 nhà đầu tư tổ chức đặt mua khối lượng lớn nhất 32,4 triệu cổ phiếu, 8 nhà đầu tư cá nhân mua 75,6 triệu cổ phiếu còn lại.

Mức trúng giá bình quân 26.936 đồng/cp. Tổng giá trị cổ phần mà Nhà nước thu về từ buổi đấu giá đạt hơn 2.909 tỷ đồng.

Hiện IDICO có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, là doanh nghiệp có vốn lớn thứ 8 trên HNX.

IDICO có 2 cổ đông chiến lược là Tập đoàn SSG và Tập đoàn Bitexco đều đang sở hữu 65 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 22,5% vốn điều lệ.

Trước đó, ngày 25/11, Bộ Xây dựng đã đấu giá thành công 44,583 triệu cổ phiếu của Xây dựng số 1 (UPCOM: CC1), tương ứng 40,53% vốn. Bộ Xây dựng thu về 1.026 tỷ đồng từ phiên đấu giá này.

Như vậy, chỉ trong 3 ngày, Bộ Xây dựng đã thu 3.935 tỷ đồng từ thoái vốn.

Tiếp nối CC1 và IDICO, vào ngày 16/12, Bộ Xây dựng sẽ đưa hơn 139,4 triệu cổ phiếu HanCorp (UPCOM: HAN) ra bán đấu giá tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Tuy nhiên, phiên đấu giá này đã bị hủy vì không có nhà đầu tư đăng ký tham gia.

Đến ngày 25/12, Bộ Xây dựng sẽ đấu giá hơn 13,2 triệu cổ phiếu của May Sông Hồng (UPCOM: SHG) tương đương 49% vốn điều lệ với giá khởi điểm 132 tỷ đồng.

Ngoài ra, Đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng - Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị (HUD) liên tiếp thông báo thoái vốn tại Công ty Đầu tư Xây dựng HUD Kiên Giang và Công ty Phát triển nhà xã hội HUD.VN.

Viettel thoái vốn tại nhóm công ty con VTP, CTR, VTK

Sau 2 tháng kể từ khi Viettel tiến hành thoái vốn tại 3 công ty con là Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post – Mã: VTP), Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel (Mã: CTR) và CTCP Tư vấn Thiết kế Viettel (Mã: VTK) thì các thương vụ này đã dần đi đến hồi kết.

0326-zzzz-tyng-hyp
Kết quả kinh doanh Viettel Post 2015-2020 và mục tiêu 2025. (Tổng hợp)

Trong đó, thành công nhất là phiên đấu giá 6% vốn tại Viettel Post, với 13 nhà đầu tư tham gia và tổng số lượng đăng ký nhiều gấp rưỡi số lượng mà Tập đoàn Viettel chào bán. Đáng chú ý, khối ngoại tỏ ra đặc biệt quan tâm tới cổ phần của Viettel Post khi có tới 10 tổ chức nước ngoài đăng ký mua 6,14 triệu đơn vị.

Tổng số tiền mà Viettel thu về sau phiên đấu giá là 528 tỷ đồng. Trong đó các nhà đầu tư trong nước mua thành công 4,98 triệu cổ phần, các nhà đầu tư nước ngoài mua được 3,8 triệu cổ phần.

Phiên đấu giá Công trình Viettel ghi nhận có 19 nhà đầu tư bao gồm 2 tổ chức và 17 cá nhân trong nước đăng ký mua hơn 4,4 triệu cổ phiếu CTR, tương đương 57% tổng số lượng mà Viettel bán đấu giá.

Mức giá cao nhất được đưa ra là 48.000 đồng/cp. Mức giá thấp nhất là 46.600 đồng/cp. Giá sàn giao dịch của CTR tại ngày đấu giá là 47.200 đồng/cp.

Phía HNX cho biết, Tập đoàn Viettel thu về hơn 208 tỷ đồng từ việc thoái bớt vốn tại CTR.

Còn tại phiên đầu giá của VTK có 10 nhà đầu tư là cá nhân trong nước đăng ký mua tổng cộng 90.000 cổ phần. Với mức giá khởi điểm là 27.500 đồng/cổ phần, tối thiếu Tập đoàn Viettel sẽ thu về hơn 2,4 tỷ đồng từ thoái vốn tại Công ty Tư vấn Thiết kế Viettel.

SCIC dồn dập thoái vốn

Trong số những doanh nghiệp mà Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ thực hiện thoái vốn trong những ngày tới đây, nhiều cái tên sau thời gian bị "ế" cổ phần đã nóng trở lại.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã thông báo kết quả chào bán cạnh tranh lô 17,85 triệu cổ phần (tương đương 51% vốn) của CTCP Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (Afiex - Mã: AFX) thuộc sở hữu của SCIC đã được một nhà đầu tư tổ chức mua với giá bình quân 19.000 đồng/cp, cao hơn 100 đồng so với giá khởi điểm. SCIC thu về 339 tỷ đồng từ thương vụ này.

Trước đó, hồi tháng 9/2020, SCIC đã từng mang lô cổ phần của Afiex ra đấu giá nhưng "ế ẩm" do không có nhà đầu tư nào đăng ký tham dự.

Cũng có diễn biến tương tự như Afiex, sau đợt chào bán không ai "ngó ngàng" hồi tháng 7, SCIC tiếp tục công bố bán trọn lô 3,56 triệu cổ phần (tương đương 49,89% vốn) của CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang (Mã: SGC) vào ngày 9/12.

Mức giá khởi điểm cho mỗi cổ phần mà SCIC chào bán là 97.500 đồng, tương đương giá trị của cả lô là 347 tỷ đồng, thấp hơn giá thị trường của cổ phiếu SGC và giảm 12,7% so với mức giá khởi điểm của lần chào bán trước (111.700 đồng/cp).

Lô cổ phần Sa Giang của SCIC có sự tham gia đấu giá của CTCP Vĩnh Hoàn - nhà chế biến và xuất khẩu cá tra thị phần lớn nhất hiện nay. Tuy nhiên, phiên đấu giá vẫn bị hủy bỏ do chỉ có 1 nhà đầu tư tham gia.

Mới nhất, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước thông báo phiên đấu giá 44,2 triệu cổ phiếu, tương đương 36,3% vốn Tổng Công ty công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex, UPCOM: VOC) có 2 nhà đầu tư tham gia. Đó là Tập đoàn Kido (HOSE: KDC) và cá nhân Trần Hoàng Nam.

Với giá khởi điểm 18.540 đồng/cp, SCIC thu về tối thiểu 819 tỷ đồng từ thoái vốn Vocarimex.

5436-zzzz-thoai-vyn-1
Tổng hợp từ SCIC.

SCIC cũng thông báo thoái sạch 2,9 triệu cổ phiếu, tương đương 29% vốn sở hữu tại CTCP Thuốc ung thư Benovas với giá 11.300 đồng/cp. Nếu phiên đấu giá thành công, SCIC sẽ thu về tối thiểu 33 tỷ đồng.

SCIC bán đấu giá công khai trọn lô 321.638 cổ phần CTCP Traenco (UPCOM: TEC), tương ứng tỷ lệ 19% vốn.

Bán trọn lô 1,9 triệu cổ phần tại CTCP Công trình giao thông Bình Thuận trên HNX. Số cổ phần trên tương đương 92% vốn điều lệ của Công trình giao thông Bình Thuận. Giá khởi điểm là 20.600 đồng/cổ phiếu. Hình thức đấu giá trọn lô và đặt cọc 10% dựa trên mức giá khởi điểm.

Hoàng Hà (t/h)

Tin cũ hơn
Xem thêm