Quỹ Phần Lan Evil không còn là cổ đông lớn tại Digiworld (DGW)

Cập nhật: 09:15 | 10/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Trên thị trường, cổ phiếu DGW đang trong xu hướng giảm từ vùng đỉnh 140.000 đồng/cp thiết lập hồi giữa tháng 5/2021. Chốt phiên 9/6, DGW dừng tại mức 114.100 đồng/cổ phiếu.

1051-dgw-1
Diễn biến giá cổ phiếu DGW thời gian qua.

CTCP Thế giới Số (Digiworld – Mã: DGW) vừa công bố giao dịch của cổ đông ngoại là quỹ Evil Emerging Frontier Fund. Cụ thể, quỹ này đã bán ra 133.700 cổ phiếu DGW, giảm tỷ lệ sở hữu từ mức 5,12% xuống còn 4,81% vốn. Thời gian giao dịch nhằm ngày 27/5/2021.

Theo tìm hiểu, Evil Emerging Frontier Fund chính thức trở thành cổ đông lớn tại DGW sau khi sở hữu 2,21 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 5,14% vào ngày 9/9/2020. Thời điểm đó, tỷ lệ sở hữu này giúp Evli Emerging Frontier Fund trở thành cổ đông lớn thứ 4 tại Digiworld, sau Công ty TNHH Created Future (34,59%), Chủ tịch Đặng Kiện Phương (5,48%) và Probus Opportunities (5,24%).

Là quỹ đầu tư chứng khoán vào các thị trường cận biên và mới nổi, chiến lược của Evli Emerging Frontier Fund là chủ động lựa chọn cổ phiếu, tập trung vào các công ty trong lĩnh vực hàng tiêu dùng với dòng tiền ngày càng tăng và định giá thấp.

Cũng trong tháng 9/2020, Evli Emerging Frontier Fund cũng mua thêm 500.000 cổ phiếu KSB và trở thành cổ đông lớn. Đến đầu tháng 11/2020, quỹ giảm tỷ trọng sở hữu tại KSB từ tỷ lệ 5,2% vốn (tương đương 2,78 triệu cổ phiếu) xuống còn 4,68% vốn, sau khi bán ra 280.000 cổ phiếu.

Về Digiworld, trong ba tháng đầu năm 2021 doanh nghiệp ghi nhận mức doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 5.006 tỷ đồng và 106,9 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 117% và 138% so với cùng kỳ.

Theo giải trình của công ty, mức tăng trưởng này hoàn toàn đến từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Cụ thể, doanh thu từ việc bán máy tính xác tay và máy tính bảng đạt 1.372 tỷ đồng, tăng 73% so với quý I/2021, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng của tất cả các nhãn hàng cộng thêm sự đóng góp của hai nhãn mới là Apple và Huawei.

Doanh thu từ việc bán điện thoại di động đạt 2.833 tỷ đồng, tăng 148% so với cùng kỳ nhờ sự ra mắt của mẫu điện thoại Xiaomi mới trong quý I kết hợp với nhu cầu mua sắm điện thoại cao trong dịp Tết nguyên đán.

Ngoài ra, ngành hàng thiết bị văn phòng và hàng tiêu dùng cũng có dấu hiệu khởi sắc sau một năm khó khăn khi đạt doanh thu lần lượt là 718 tỷ đồng và 81 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng là 128% và 29% so với quý I/2020.

12 doanh nghiệp chốt quyền cổ tức bằng tiền, cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu

Thống kế, ngày 10/6 trên thị trường chứng khoán Việt Nam có 12 doanh nghiệp (VTO, THB, PGI, DBC, DTG, BMG, ACB, NS2, ORS, VBB, ...

Bí quyết để doanh nghiệp niêm yết vượt qua đại dịch và tiến xa

Đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng, nhiều phải nỗ lực gồng mình khắc phục khó khăn, vừa phòng dịch bệnh ...

Thị trường tiến triển tốt, doanh nghiệp niêm yết đua nhau phát hành cổ phần tăng vốn

Thị trường chứng khoán vượt đỉnh với thanh khoản tăng vọt cũng là lúc chứng kiến các doanh nghiệp niêm yết lũ lượt trình cổ ...

Hồng Giang