Quỹ Dragon Capital trở lại ghế cổ đông lớn của FPT

Cập nhật: 10:52 | 21/12/2021 Theo dõi KTCK trên

Ngay sau khi thông qua hai quỹ thành viên bán 1,5 triệu cổ phiếu FPT trong phiên 15/12 và rút chân khỏi danh sách cổ đông lớn, quỹ Dragon Capital đã nhanh chóng mua vào và gia tăng tỷ trọng lên 5,013%.

5924-fpt-4
Trụ sở CTCP FPT tại số 10, phố Phạm Văn Bạch, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Hai quỹ thành viên thuộc Dragon Capital vừa thông tin đã bán ra 1,5 triệu cổ phiếu FPT của CTCP FPT trong phiên 15/12. Theo đó, số lượng cổ phiếu cả nhóm quỹ này nắm giữ sau giao dịch là 45,3 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ sở hữu giảm từ 5,15% xuống 4,99% và không còn là cổ đông lớn của công ty.

Về giao dịch cụ thể, Balestrand Limited đã bán ra 1 triệu cổ phiếu FPT và Amersham Industries Limited bán 500.000 cp, hạ tỷ trọng xuống lần lượt 0,114% và 0,226%. Tính theo giá 95.900 đồng/cp trong phiên 15/12, ước tính Dragon Capital đã thu về khoảng 143,8 tỷ đồng.

Ngay trong phiên tiếp theo (16/12), quỹ Hanoi Investments Holdings Limited lại mua vào 206.500 cổ phiếu với giá 95.500 đồng/cp. Theo đó, tỷ trọng của Dragon Capital tại FPT tăng từ 4,99% lên 5,013% và trở lại ghế cổ đông lớn chỉ sau một ngày.

4501-fpt-1
(Nguồn: Công bố thông tin của Dragon Capital).

Về kết quả kinh doanh, 11 tháng đầu năm FPT ghi nhận doanh thu đạt 31.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 5.850 tỷ đồng, lần lượt tăng 20,6% và 19,7% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế của công ty mẹ 3.942 tỷ đồng và bằng 104% kế hoạch tháng.

Với kết quả trên, tập đoàn đã thực hiện được 92% kế hoạch doanh thu và hơn 94% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm sau 11 tháng.

Trước đó công ty đã công bố doanh thu 10 tháng đầu năm đạt 28.215 tỷ đồng cùng lợi nhuận trước thuế 5.206 tỷ đồng. Như vậy tính riêng trong tháng 11, doanh thu của FPT đạt 3.585 tỷ đồng, lãi trước thuế 644 tỷ, lần lượt tăng 32% và 20% so với tháng 11/2020.

FPT cho biết trong 11 tháng đầu năm, doanh thu ký mới của mảng công nghệ đạt 20.894 tỷ đồng, tăng trưởng 27%. Trong đó, doanh thu ký mới của thị trường nước ngoài tăng 30%, đạt hơn 15.000 tỷ.

Doanh thu và lợi nhuận trước thuế mảng dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài tiếp tục tăng hai chữ số là 21% và 22,8%, tương ứng 13.076 tỷ đồng và 2.226 tỷ đồng.

Trong đó, thị trường Mỹ và Singapore tiếp tục dẫn đầu với tăng trưởng doanh thu lần lượt 45% và 40%, nhờ vào các hợp đồng lớn thắng thầu tại các thị trường này.

Với mảng chuyển đổi số, doanh thu cũng tăng trưởng với mức 76% so với cùng kỳ nhờ đà tăng từ các công nghệ AI/Phân tích dữ liệu, điện toán đám mây và low code.

Quỹ Dragon Capital trở lại ghế cổ đông lớn của FPT
Diễn biến giá cổ phiếu FPT
Agriseco Research chỉ ra ba cơ hội đầu tư cổ phiếu ngành điện trước kỳ vọng tăng trưởng trở về mức 2 chữ số

Với mục tiêu tăng trưởng GDP 6% - 6,5% trong năm 2022, Agriseco Research kỳ vọng ngành điện sẽ quay trở lại mức tăng trưởng ...

Chứng khoán phiên sáng 21/12: Phân hóa mạnh, VN-Index tiếp tục giằng co

Thị trường chứng khoán trong nước phiên sáng 21/12/2021, chỉ số VN-Index tiếp tục diễn biến giằng co với độ rộng thị trường nghiêng hẳn ...

Tự doanh chứng khoán bán ròng phiên thứ 7 liên tiếp

Trong phiên đầu tuần, khối tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục duy trì bán ròng sang phiên thứ 7 liên tiếp với tổng ...

Lâm Tuyền