Mùa hè này: 5 loại rau giúp làm mát từ bên trong, 4 loại quả lại khiến "dạ dạy" kêu cứu mà bạn không hay biết
Dưới đây là 5 loại rau nên ăn nhiều và 4 loại quả cần hạn chế để giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tránh làm ảnh hưởng tới "dạ dày".
Mỗi khi nắng nóng kéo dài, thói quen giải nhiệt bằng thực phẩm lạnh trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo rằng: "mát" không đồng nghĩa với "lạnh".

Trong Đông y, thực phẩm "mát" giúp thanh nhiệt, giải độc như nước đậu xanh, trà lá sen, rau má. Còn thực phẩm "lạnh" như nước đá, kem, dưa hấu để tủ lạnh lại dễ gây sốc nhiệt cho đường ruột, đặc biệt khi ăn lúc bụng đói hoặc sử dụng quá nhiều trong ngày. Việc dạ dày phải tiếp xúc với nhiệt độ thấp đột ngột khiến niêm mạc bị kích thích, dễ dẫn đến tiêu chảy, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.
Đặc biệt, người có cơ địa hàn, người cao tuổi hoặc trẻ nhỏ rất dễ chịu ảnh hưởng tiêu cực khi ăn thực phẩm lạnh. Vì vậy, giữ ấm dạ dày và lựa chọn thực phẩm đúng tính chất là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe trong mùa hè.
Nguyên tắc "ít 4 quả – nhiều 5 rau": Chìa khóa giữ hệ tiêu hóa và thân nhiệt ổn định
Để đảm bảo sức khỏe trong tiết trời oi bức, giới chuyên môn khuyến nghị nên ăn uống điều độ theo nguyên tắc "ít 4 quả – nhiều 5 rau". Đây là cách điều hòa âm dương trong cơ thể giúp thanh lọc nhẹ nhàng và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
4 loại quả nên hạn chế trong mùa nóng:
Dưa hấu: Mặc dù giàu nước và ngọt mát, nhưng dưa hấu có tính hàn mạnh. Ăn nhiều, nhất là khi bụng đói hoặc để lạnh, dễ gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, thậm chí tiêu chảy.

Dưa chuột: Ăn sống mát miệng nhưng dưa chuột chứa lượng nước cao, ăn quá nhiều có thể khiến dạ dày "bị lạnh", làm loãng dịch tiêu hóa, khó hấp thu dinh dưỡng.
Bí đao: Là món nước ép được ưa chuộng, nhưng bí đao cũng mang tính hàn, gây mất năng lượng nếu dùng nhiều. Người có thể trạng yếu, suy nhược nên đặc biệt tránh.
Mướp đắng: Dù có tác dụng thanh nhiệt nhưng quá lạnh với người có tỳ vị yếu. Dùng mướp đắng thường xuyên có thể khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức.
5 loại rau nên tăng cường trong bữa ăn mùa hè:
Rau muống: Giàu chất xơ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cảm giác nóng trong người mà không gây lạnh bụng.
Rau dền: Là loại rau có tính mát, hỗ trợ bổ máu và làm mát gan. Phù hợp với người hay ra mồ hôi, mất nước.
Cần tây: Vừa giúp hạ nhiệt, vừa hỗ trợ giảm huyết áp, chống viêm nhẹ. Thích hợp với người làm việc trong môi trường áp lực.
Xà lách: Loại rau này rất tốt cho gan, thận và đường tiêu hóa. Tính mát nhưng không gây "lạnh", hỗ trợ làm sạch ruột và chống táo bón.
Mướp: Tính mát, dễ tiêu, giúp làm dịu cổ họng và giảm cảm giác khô nóng. Có thể dùng để nấu canh hoặc xào đều phù hợp.

Giữ thói quen ăn mát có kiểm soát giúp bảo vệ dạ dày cả mùa nắng nóng
Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp nhập viện trong mùa hè không phải do thức ăn "bẩn" mà do cách ăn "lạnh quá mức". Việc uống nước đá, ăn kem hoặc liên tục sử dụng trái cây để lạnh khiến cơ thể không thích nghi kịp, sinh bệnh ngược.
Người trẻ thường chủ quan với lý do “còn khỏe”, nhưng những tác động âm thầm từ thực phẩm lạnh sẽ biểu hiện rõ sau tuổi 30: từ viêm loét dạ dày đến rối loạn tiêu hóa mãn tính, thậm chí đau khớp, hậu quả của dương khí bị hao tổn lâu dài.
Một số nguyên tắc nên áp dụng:
Không uống nước lạnh khi đang đói bụng hoặc vừa vận động nặng.
Không sử dụng quá nhiều đồ lạnh trong cùng một bữa ăn.
Ưu tiên nước ấm pha lá sen, trà đậu đỏ hoặc nước dừa để nguội
Dừng ngay thói quen "ăn lạnh giải nhiệt" nếu thấy đầy bụng, tiêu chảy hoặc rét run.
Chăm sóc sức khỏe mùa hè không chỉ là chuyện ăn gì, mà còn là cách ăn thế nào. Lắng nghe cơ thể và lựa chọn thông minh trong mỗi bữa ăn sẽ giúp bạn và gia đình vượt qua nắng nóng một cách khỏe mạnh, nhẹ nhàng và bền vững.