Phiên thảo luận Quốc hội ngày 15/11: Kế hoạch làm mới Luật Doanh nghiệp

Cập nhật: 14:36 | 15/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Sáng ngày 15/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Cùng với đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)...

phien thao luan quoc hoi ngay 1511 ke hoach lam moi luat doanh nghiep

Khi nhà đầu tư nước ngoài bỏ trốn...

phien thao luan quoc hoi ngay 1511 ke hoach lam moi luat doanh nghiep

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề trong dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi)

Trình bày Tờ trình về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết: Việc sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi nhất cho hoạt động thành lập và đăng ký doanh nghiệp; cắt giảm chi phí và thời gian trong khởi sự kinh doanh; góp phần nâng xếp hạng chỉ số khởi sự kinh doanh lên ít nhất 25 bậc (theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới).

phien thao luan quoc hoi ngay 1511 ke hoach lam moi luat doanh nghiep
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (nguồn ảnh ttxvn)

Cùng với đó, nâng cao cơ chế bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, cổ đông, thành viên của doanh nghiệp; thúc đẩy quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực theo thông lệ tốt và phổ biến trong khu vực và quốc tế; nâng mức xếp hạng chỉ số bảo vệ nhà đầu tư lên ít nhất 20 bậc (theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới); nâng cao hiệu lực quản trị, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với doanh nghiệp mà nhà nước có phần vốn góp chi phối; tạo thuận lợi cho hộ kinh doanh phát huy tối đa tiềm năng và lợi ích, đóng góp cho phát triển kinh tế; tạo thuận lợi hơn, giảm chi phí trong tổ chức lại doanh nghiệp đối với hình thức: sáp nhập, hợp nhất, chia, tách và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Luật này sửa đổi tại 66 điều; bãi bỏ 2 điều; bổ sung 8 điều và 1 chương (chương VIIa, gồm 5 điều, về Hộ kinh doanh) với các nội dung về: Đăng ký doanh nghiệp; Quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; doanh nghiệp nhà nước; hộ kinh doanh; tổ chức lại, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Cũng trong khuôn khổ góp ý dự thảo sửa đổi Luật Doanh nghiệp, liên quan đến doanh nghiệp Nhà nước, một số ý kiến cho rằng, cần đánh giá toàn diện nội dung đối với nhóm doanh nghiệp này.

phien thao luan quoc hoi ngay 1511 ke hoach lam moi luat doanh nghiep
Đại biểu Đỗ Thị Thu Hằng (đoàn Đồng Nai)

Cụ thể, theo đại biểu Đỗ Thị Thu Hằng (Đồng Nai), Ban soạn thảo cần có đánh giá toàn diện tác động của nội dung sửa đổi này trong bối cảnh quá trình cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước đang được tiến hành. Đồng thời Ban soạn thảo cũng cần rà soát các luật, nghị định, thông tư có liên quan để tránh lúng túng và trì trệ khi áp dụng.

Cũng theo đại biểu Hằng, dự án Luật Doanh nghiệp sửa đổi định nghĩa lại doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hay tổng số cổ phần có quyền biểu quyết hoặc nhà nước nắm giữ 100% ( Điều 87a). Tuy nhiên, về mặt hệ thống của dự án luật có nhiều điều, khoản còn mâu thuẫn lẫn nhau.

Cụ thể: ở Điểm C, Khoản 2, Điều 18 về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp có quy định: Người quản lý tại doanh nghiệp nhà nước không được quyền thành lập, góp vốn. Đại biểu đề nghị xem lại nội dung này vì người quản lý tại doanh nghiệp Nhà nước gồm: Chủ tịch Công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng Quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác. Trong khi đó, những người này không hoàn toàn là người đại diện phần vốn Nhà nước. Do vậy, quy định những cá nhân này không có quyền thành lập góp vốn, mua cổ phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp là chưa thỏa đáng.

Nên hay không đưa "hộ kinh doanh" vào luật

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận thấy việc hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với hộ kinh doanh là cần thiết.

Trong thực tiễn, hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh cùng tồn tại với các loại hình công ty và doanh nghiệp khác và người dân có quyền lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp.

Hộ kinh doanh là đối tượng cần có sự quản lý của Nhà nước, cần có địa vị pháp lý để được tiếp cận chính sách của nhà nước để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, tuân thủ pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, việc đưa hộ kinh doanh vào dự thảo Luật là một vấn đề lớn, phạm vi rất rộng, cần đánh giá kỹ tác động, lấy ý kiến rộng rãi của đối tượng chịu tác động (hộ kinh doanh), đề nghị cân nhắc nghiên cứu xây dựng một Nghị định riêng về hộ kinh doanh bảo đảm khuyến khích, quản lý hộ kinh doanh để họ phát triển sản xuất kinh doanh theo năng lực và tuân thủ pháp luật, khi đủ điều kiện sẽ xây dựng một luật riêng về hộ kinh doanh.

Một số ý kiến nhất trí với dự án Luật Doanh nghiệp sửa đổi, trong đó bổ sung một chương mới quy định về hộ kinh doanh, khẳng định địa vị pháp lý, nâng cao năng lực quản trị của chủ thể này khi tham gia vào thị trường, tạo điều kiện hỗ trợ hộ kinh doanh tiếp cận và thực hiện đầy đủ chính sách của Nhà nước.

phien thao luan quoc hoi ngay 1511 ke hoach lam moi luat doanh nghiep
Đại biểu Nguyễn Quốc Bình (đoàn Hà Nội)

Theo đại biểu Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội), tên gọi Luật Doanh nghiệp có nghĩa là điều chỉnh toàn bộ quá trình thành lập, hoạt động, giải thể liên quan đến doanh nghiệp, nhưng hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp. Nếu điều chỉnh phạm vi, đưa đối tượng này vào dự án Luật thì tên gọi của luật nên là Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

Đại biểu nhất trí với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội là không nên đưa hộ kinh doanh vào luật mà có một nghị định riêng. Sau một thời gian thực hiện, nếu nghị định này có hiệu lực và hiệu quả về mặt pháp luật và thực tiễn sẽ nâng lên thành một luật riêng về kinh tế hộ gia đình.

Đại biểu Nguyễn Quốc Bình lý giải thêm, ở các nước, kinh tế hộ gia đình quản lý bằng thuế khóa, chứng từ, doanh thu, nhưng ở Việt Nam hiện chỉ quản lý được bằng hình thức thuế, không có hóa đơn chứng từ, doanh thu. Thậm chí, có những hộ gia đình kinh doanh quy mô lớn hơn doanh nghiệp nhưng vẫn không quản lý được. Đại biểu cho rằng, cần thực hiện quản lý các hộ gia đình bằng chính sách thuế, các nghị định, thông tư theo đúng pháp luật.

Liên quan đến câu chuyện "Có nên điều chỉnh hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp sửa đổi", Báo điện tử TBCK Việt Nam dẫn phân tích của ông Phùng Văn Hùng, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trên baodautu.vn thông tin rõ thêm tới Quý độc giả.

phien thao luan quoc hoi ngay 1511 ke hoach lam moi luat doanh nghiep
Ông Phùng Văn Hùng, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Liên quan đến câu chuyện: "Có nên điều chỉnh hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp sửa đổi", Báo điện tử TBCK Việt Nam dẫn phân tích của ông Phùng Văn Hùng, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trên baodautu.vn thông tin rõ thêm tới Quý độc giả.

Việc đưa hộ kinh doanh vào Dự thảo Luật Doanh nghiệp là tâm điểm của những tranh luận?

Cả nước có khoảng 4,59 triệu hộ kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản có địa điểm hoạt động ổn định; trong đó, có khoảng 1,33 triệu cơ sở được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Năm 2018, khu vực kinh tế cá thể, trong đó có hộ kinh doanh đóng góp 29,24% vào GDP. Theo kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2017 của Tổng cục Thống kê, các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản có địa điểm hoạt động ổn định sử dụng khoảng 7,6 triệu lao động; doanh thu đạt 2.375.935 tỷ đồng, bằng khoảng 13,3% doanh thu thuần của doanh nghiệp, nhưng nộp ngân sách nhà nước chỉ bằng 1,35% của khối doanh nghiệp.

Đóng góp của hộ kinh doanh vào GDP và giải quyết việc làm rất lớn, nên nhiều ý kiến cho rằng, cần có quy định pháp luật ở tầm luật để điều chỉnh đối tượng này nhằm khẳng định địa vị pháp lý, nâng cao năng lực quản trị của chủ thể này khi tham gia thị trường, tạo điều kiện hỗ trợ hộ kinh doanh tiếp cận và thực hiện đầy đủ chính sách của Nhà nước. Mặt khác, khi chế định hộ kinh doanh vào luật còn làm rõ quyền, nghĩa vụ của hộ kinh doanh để bảo đảm tính pháp lý của hộ kinh doanh và bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp, hình thức kinh doanh khác trong nền kinh tế.

Tại sao nhiều ý kiến không đồng tình nếu đưa hộ kinh doanh vào luật?

Ý kiến không đồng tình cho rằng, hộ kinh doanh không phải chưa được luật hóa, mà ngay Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định, hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp; có quy mô nhỏ thực hiện đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của Chính phủ. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 78/2015/NĐ - CP hướng dẫn quy định này. Theo đó, hộ kinh doanh chỉ được sử dụng dưới 10 lao động; quyền kinh doanh bị giới hạn trong phạm vi cấp huyện; không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện.

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện để hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp, thì mới đạt được mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020 và tiến tới 2 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2030.

Vì vậy, nếu coi hộ kinh doanh là doanh nghiệp dù họ không đăng ký thành lập doanh nghiệp và không phải thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật như doanh nghiệp, thì tuy quy mô lớn, doanh thu, lợi nhuận, sử dụng lao động… còn hơn rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cũng không muốn thành lập doanh nghiệp.

Muốn đưa hộ kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp thì cần phải có tổng kết, đánh giá tác động vì điều này ảnh hưởng vô cùng lớn tới không chỉ 4,59 triệu hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp; hơn 7,6 triệu lao động đang làm việc cho khu vực này, mà còn ảnh hưởng, tác động tới hàng chục triệu người.

Theo quan điểm của tôi, đối tượng kinh doanh này dứt khoát phải có luật để điều chỉnh. Vào Kỳ họp thứ 9, theo dự kiến, Quốc hội mới thông qua Luật Doanh nghiệp sửa đổi.

Tôi cho rằng, khi có pháp luật điều chỉnh hộ kinh doanh, thì họ chỉ có lợi. Đơn cử, hiện tại, hộ kinh doanh không được vay vốn ngân hàng, mà muốn vay vốn thì cá nhân đứng ra vay và phải thế chấp tài sản cá nhân, còn khi được pháp luật bảo hộ bằng luật, thì chủ hộ kinh doanh hoặc người đại diện theo pháp luật có thể tiếp cận vốn ngân hàng để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

phien thao luan quoc hoi ngay 1511 ke hoach lam moi luat doanh nghiep Bộ Trưởng Bộ Tài chính giải trình một số vấn đề về dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi)

TBCKVN - Sáng ngày 22/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, theo quochoi.vn Bộ Trưởng Bộ Tài chính Đinh ...

phien thao luan quoc hoi ngay 1511 ke hoach lam moi luat doanh nghiep Hụt thu 200 tỷ nếu bỏ thu phí môn bài năm 2019: Vì sao VCCI vẫn đề xuất?

TBCKVN - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa đề nghị bỏ lệ phí môn bài khỏi Luật phí và lệ phí ...

phien thao luan quoc hoi ngay 1511 ke hoach lam moi luat doanh nghiep Luật Doanh nghiệp không thể "chứa" 5 triệu hộ kinh doanh?

TBCKVN - Hầu hết các ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đều không đồng tình với đề xuất đưa loại hình hộ kinh ...

Minh Thuận