Phiên giao dịch ngày 5/5/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý

Cập nhật: 18:00 | 04/05/2021 Theo dõi KTCK trên

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 5/5/2021, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Nhận định chứng khoán ngày 5/5/2021: Thị trường có miễn nhiễm với Covid-19?

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h00’ hôm nay 4/5/2021

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam - FSC

Khuyến nghị mua cổ phiếu GVR ở mức giá hiện tại

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HOSE – Mã: GVR) ghi nhận doanh thu trong Q1/2021 đạt 4.855 tỷ đồng, tăng 76% YoY, thu nhập khác đạt 117 tỷ đồng, tăng 65% YoY, LNST đạt 1.216 tỷ, tăng mạnh 261% YoY. Như vậy, GVR đã hoàn thành 19% kế hoạch doanh thu và thu nhập khác, 26% kế hoạch LNST.

Doanh thu GVR tăng mạnh nhờ giá cao su thế giới tăng mạnh từ Q3/2020, hiện đang cao gấp 1,75 cùng kỳ 2020. Cụ thể, doanh thu từ mảng kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh mủ cao su chiếm 56% doanh thu, tăng mạnh 112% YoY, doanh thu các sản phẩm từ mủ cao su chiếm 16% doanh thu cũng tăng mạnh 120% YoY. Thu nhập khác tăng chủ yếu nhờ thanh lý cây cao su và các tài sản cố định khác. Theo đó, biên lợi nhuận gộp cũng cải thiện mạnh lên mức 28,8%, so với 18,6% cùng kỳ.

Trong ngắn hạn, giá cao su tiếp tục ở mức cao nhờ nhu cầu cao su hồi phục theo đà kinh tế và giá dầu Brent vẫn neo ở mức trên $60. Chúng tôi kỳ vọng điều này sẽ tiếp tục hỗ trợ kết quả kinh doanh mảng cao su của GVR.

Trong trung và dài hạn, động lực tăng trưởng của GVR sẽ là mảng Khu công nghiệp. GVR đang triển khai 6.361ha đất khu công nghiệp giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch sẽ phát triển thêm 5.000ha khác giai đoạn 2025-2030. GVR có lợi thế sở hữu quỹ đất lớn với giá vốn rẻ do chuyển từ đất trồng cao su nên chúng tôi đánh giá GVR sẽ là một đối thủ lớn trong mảng Khu công nghiệp và hưởng lợi từ xu hướng làn sóng FDI vào Việt Nam.

0003-co-phieu-luu-y
Hình minh họa

Bên cạnh đó, Nghị định 148 mới có hiệu lực từ tháng 02/2021, sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai đã tháo gỡ một phần nút thắt đối với quy trình chuyển đổi đất sang phát triển KCN của GVR. Ngoài ra, GVR cũng có kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn tại 20 công ty con. Đây sẽ là các thông tin hỗ trợ giá cổ phiếu. Ở mức giá đóng cửa hiện tại, GVR đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 26,5x (tương ứng EPS TTM là 942 VNĐ).

Mức Stock Rating của GVR ở mức 89 điểm, trong đó điểm cơ bản và sức mạnh giá đều trên 80 điểm cho nên chúng tôi duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của GVR có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy cho thấy rủi ro ngắn hạn đã giảm dần. Đồng thời, xu hướng ngắn hạn của GVR cũng được nâng từ mức GIẢM lên TĂNG. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp.

Duy trì khuyến nghị mua cho cổ phiếu VCB với giá mục tiêu 114.650 đồng/cp

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (HOSE: VCB) công bố kết quả LNST sau CĐTS trong Q1/2021 đạt 6,9 nghìn tỷ đồng (+22% QoQ/ +65% YoY) phần lớn nhờ vào tăng trưởng thu nhập phí (+12% QoQ/ +205% YoY). LNTT của VCB trong Q1/2021 đã hoàn thành 34% kế hoạch cả năm của ngân hàng và 28% dự báo của chúng tôi đối với năm 2021E.

Tăng trưởng cho vay đạt 3,8% tính từ đầu năm, hoàn thành 25% dự báo năm 2021E của chúng tôi.

Thu nhập lãi thuần Q1/2021 đạt 10,1 nghìn tỷ đồng (-3% QoQ / +12% YoY). NIM trên tổng tài sản bình quân tính theo năm là 3,10% (-21 điểm cơ bản QoQ / +4 điểm cơ bản YoY).

Thu nhập phí Q1/2021 tăng +12% QoQ và +205% YoY, đạt 3,4 nghìn tỷ đồng, chúng tôi tin rằng sự tăng trưởng này phần lớn nhờ vào việc ghi nhận phí trả trước và doanh thu bancassurance.

Thu nhập từ hoạt động ngoài lãi (không bao gồm thu nhập phí và những khoản thu nhập khác có liên quan đến việc thu hồi nợ xấu) là 1,2 nghìn tỷ đồng (+15% QoQ/+6% YoY).

Chi phí hoạt động đạt 4,8 nghìn tỷ đồng (+39% QoQ/-3% YoY).

Chi phí dự phòng là 2,3 nghìn tỷ đồng (-41% QoQ/+6% YoY).

Thu nhập khác (chủ yếu đến từ khoản thu hồi nợ xấu) đạt 1,0 nghìn tỷ đồng (-3% YoY).

Tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ +26 điểm cơ bản QoQ và 6 điểm cơ bản YoY, đạt 0,88% tính đến Q1/2021. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) là 279% (-89 điểm phần trăm QoQ/+44 điểm phần trăm YoY), VCB là ngân hàng có tỷ lệ LLR cao nhất trong ngành.

Tỷ lệ CASA là 33,1% (+3 điểm cơ bản QoQ/+3,7 điểm phần trăm YoY).

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất trong ngành tiếp tục phản ảnh chính sách quản trị thận trọng đối với rủi ro tín dụng của VCB so với các ngân hàng khác. Tuy nhiên, tỷ lệ LLR của VCB có sự giảm nhẹ trong Q1/2021 (-89 điểm phần trăm QoQ), điều này phần nào giúp tăng thu nhập và cho thấy VCB hoàn toàn linh hoạt hơn so với hầu hết các ngân hàng khác trong việc giảm trích lập dự phòng, và từ đó giúp thúc đẩy lợi nhuận năm 2021E mà không làm suy giảm chất lượng tài sản.

Chất lượng tài sản vững chắc với tỷ lệ nợ xấu thấp, nhưng cần chú ý khả năng gia tăng nợ xấu trong tương lai. Nợ xấu trong Q1/2021 đã tăng 47% tính từ đầu năm, và nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) tăng 50% tính từ đầu năm.

Thu nhập phí tiếp tục tăng cao nhờ vào việc ghi nhận phí trả trước và doanh thu bancassurance.

Cổ phiếu đang giao dịch tương ứng với P/B năm 2021E là 3,2x, so với trung vị ngành là 1,6x. Chúng tôi tiếp tục xem VCB là ngân hàng có chất lượng tốt nhất tại Việt Nam với tỷ lệ LLR cao và tỷ lệ nợ xấu thấp, và chúng tôi tin rằng VCB xứng đáng với mức định giá cao hơn so với ngành. Giá mục tiêu của chúng tôi là 114.650 đồng, tương ứng với mức tỷ suất sinh lời là +16%.

Duy trì triển vọng tích cực đối với VHM

CTCP Vinhomes (HOSE – Mã: VHM) đã tổ chức cuộc họp công bố KQKD Q1/2021 vào chiều ngày 29/04. Theo đó, doanh thu VHM tăng gấp đôi, nhưng LNST giảm so với nền tăng trưởng cao vào năm ngoái, chủ yếu do doanh thu bán sỉ (bulk sales) tăng đáng kể trong Q1/2020. VHM ghi nhận 13,0 nghìn tỷ đồng doanh thu (+100% YoY) trong Q1/2021 nhưng LNST chỉ đạt 5,5 nghìn tỷ đồng (-28% YoY). Doanh thu Q1/2021 của VHM chủ yếu được ghi nhận thông qua việc bàn giao ~2.900 căn hộ bán lẻ (phần lớn đến từ các dự án lớn) và 2,9 nghìn tỷ đồng được ghi nhận thông qua các giao dịch bulk sale của dự án Vinhomes Ocean Park. Đáng chú ý, doanh thu từ cung cấp dịch vụ xây dựng tăng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái do công ty đã ký hợp đồng quản lý xây dựng cho 2 giao dịch bulk sale tại dự án Vinhomes Grand Park, biên lợi nhuận gộp của mảng này trong Q1/2021 là khoảng 16%.

VHM đã bán 1.592 căn trong Q1/2021, tương đương với giá trị hợp đồng là 6 nghìn tỷ đồng. Mùa cao điểm thường rơi vào quý 3 và ban lãnh đạo dự kiến sẽ cho ra mắt 3 dự án mới (Vinhomes Cổ Loa, Vinhomes Dream City và Vinhomes Wonder Park) trong nửa cuối năm 2021, điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy doanh số presale tăng cao hơn vào cuối năm nay. Tại thời điểm Q1/2021, giá trị HĐ đặt trước chưa thanh toán toán là 55,4 nghìn tỷ đồng (-30% YoY), trong đó hợp đồng bulk sale chiếm 40% và phần còn lại là hợp đồng bán lẻ. Ban lãnh đạo còn cho biết hiện có 4 hợp đồng bulk sale đang trong quá trình thương lượng và dự kiến sẽ hoàn thành trong các quý tới. Vì vậy, VHM vẫn tự tin vào khả năng của công ty sẽ đạt kế hoạch LNST năm 2021 là tăng trưởng +15%.

Ban lãnh đạo đặt ra mục tiêu giá trị presales đạt 91 nghìn tỷ đồng trong năm 2021, trong đó các hợp đồng bán lẻ sẽ đóng góp 60% và bulk sales sẽ là 40% (tổng giá trị presales tương đương với 37.000 căn). 60% presales sẽ đến từ các dự án hiện có (chủ yếu là các siêu dự án).

VHM đã ký các hợp đồng dài hạn cho giá nguyên vật liệu đầu vào, do đó công ty kỳ vọng KQKD năm 2021 sẽ không bị ảnh hưởng khi giá thị trường tăng. Thép chiếm 5% tổng giá trị căn hộ, do vậy biên lợi nhuận của công ty có thể sẽ biến động 1-2% nếu giá thép vẫn duy trì ở mức cao hiện tại trong hai năm tới.

Đối với dự án Green Hạ Long và dự án Vũ Yên tại thành phố Hải Phòng, VHM dự kiến sẽ nhận được sự chấp thuận của Chính phủ vào cuối năm nay và dự định ra mắt vào năm 2022. Vinhomes Cần Giờ vẫn đang trong quá trình cải tạo đất, và công ty dự kiến giai đoạn này sẽ được hoàn thành trong khoảng hai năm. Ngoài ra, việc mua lại khu công nghiệp Vinfast có thể sẽ hoàn thành vào cuối Q2/2021 hoặc Q3/2021.

Mục tiêu LNST tăng trưởng 15% YoY là hợp lý bởi quy mô rất lớn của công ty. Ba dự án mới của VHM đều nằm ở khu vực ngoại thành Hà Nội – khu vực đang nổi lên làn sóng bất động sản hấp dẫn giúp thu hút các nhà đầu tư. Với giá trị HĐ đặt trước chưa thanh toán hiện nay kết hợp với 4 hợp đồng bulk sale tiềm năng, chúng tôi tin rằng VHM sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra trong năm 2021E.

Giá trị NAV của chúng tôi đối với VHM đang được đánh giá lại, do giá bán ở cả khu vực ngoại thành và khu vực nội thành đều tăng nhanh hơn chúng tôi dự kiến. Do đó, chúng tôi đang xem xét giá mục tiêu mới cho VHM. Nhìn chung, chúng tôi tiếp tục duy trì triển vọng tích cực và xem VHM là một trong những lựa chọn hàng đầu tại thị trường bất động sản Việt Nam.

Công ty chứng khoán Bản Việt - VCSC

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VPB

Ngân hàng Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG) đã công bố thông cáo báo chí ngày 28/04/2021 liên quan đến khoản đầu tư chiến lược vào FE Credit (FEC). Theo đó, SMFG sẽ mua lại 49% cổ phần của FEC – công ty hiện do Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng sở hữu 100% cổ phần.

Theo SMFG, lý do cho khoản đầu tư chiến lược này bao gồm (1) mô hình kinh doanh của FEC phù hợp với mục tiêu của SMFG, (2) khả năng tận dụng tiềm năng tăng trưởng của ngành tài chính tiêu dùng của Việt Nam, và (3) vị thế hàng đầu của FEC trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng của Việt Nam, sẽ cho phép SMFG mở rộng nền tảng kinh doanh.

VPB cũng công bố thông cáo báo chí ngày 28/04/2021 thông báo VPB đã đạt được thỏa thuận với SMFG để bán 49% cổ phần của FEC với mức định giá 2,8 tỷ USD (tương ứng P/B 2020 là 4,2 lần).

Quy định theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) quy định thương vụ mua lại tương tự cho biết pháp nhân sau thâu tóm vẫn vẫn tiếp tục hợp nhất vào VPB, số tiền thu được sẽ được hạch toán vào tài khoản vốn chủ sở hữu của VPB thay vì được ghi nhận trong kết quả kinh doanh. Trước đây, chúng tôi đã giả định FEC sẽ được bán cổ phần với mức định giá 2,3 tỷ USD (P/B 2020 là 3,5 lần). Vì vậy, chúng tôi có khuyến nghị mua đối với VPB.

Công ty chứng khoán BIDV – BSC

Mục tiêu chốt lãi cổ phiếu HLD nằm tại mức 35.500 đồng/cp

Cổ phiếu HLD (CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản HUDLAND – sàn HNX) đang ở trong trạng thái tăng giá trở lại sau khi điều chỉnh ngắn hạn về quanh khu vực 28 vào nửa đầu tháng 4. Thanh khoản cổ phiếu những phiên gần đây vẫn giữ giá trị ổn định.

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Chỉ báo động lượng RSI ở trên giá trị 50 nhưng chưa đi vào vùng quá mua đồng thời đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 nên cổ phiếu sẽ tiếp tục củng cố đà tăng.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của HLD nằm tại khu vực xung quanh 29.5- 30. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 35.5, cắt lỗ nếu ngưỡng 28.2 bị xuyên thủng.

Phiên giao dịch ngày 5/5/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý
Nguồn: BSC, PTKT Itrade

Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Nhận định chứng khoán ngày 5/5/2021: Thị trường có miễn nhiễm với Covid-19?

Chứng khoán trong nước khởi đầu tháng 5 với thông tin Covid-19 tái bùng phát trở lại. Ngay khi mở cửa, VN-Index giảm hơn 27 ...

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h00’ hôm nay 4/5/2021

Thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như LDG, AAA, S99, AMV… được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam ...

Phiên chiều 4/5/2021: VN-Index "thoát nạn" nhờ lực kéo của TCB, CTG, KDH, MBB, HPG

Thị trường chứng khoán kết thúc phiên giao dịch ngày 4/5/2021 trong sắc xanh bao phủ nhóm VN30 nhưng toàn bộ thị trường chung vẫn ...

Nguyễn Thanh