Phiên giao dịch ngày 29/7/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý

Cập nhật: 18:00 | 28/07/2021 Theo dõi KTCK trên

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 29/7/2021, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Nhận định chứng khoán ngày 29/7/2021: Chưa thoát khỏi khu vực tích lũy ngắn hạn

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h00’ hôm nay 28/7/2021

Công ty chứng khoán Bảo Việt – BVSC

Khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu GDT với giá mục tiêu 65.491/cp

CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành (HOSE - Mã: GDT) ghi nhận KQKD Quý 2/2021 khả quan, nhưng thấp hơn ước tính của BVSC một chút: Doanh thu thuần tăng 29,8% YoY đạt 114,5 tỷ (cao hơn ước tính là 110 tỷ), trong khi lợi nhuận ròng tăng 23,0% YoY lên 19,2 tỷ (thấp hơn ước tính là 21,0 tỷ). Lũy kế, doanh thu thuần nửa đầu năm của GDT là 214,6 tỷ (+26,2% YoY) và lợi nhuận ròng là 37,2 tỷ (+23,5% YoY). Với kết quả này, GDT đã hoàn thành 41,0%/ 33,1% dự báo doanh thu thuần/ LNST cả năm 2021 của BVSC.

BLN gộp quý 2/2021 của GDT thấp hơn kỳ vọng của BVSC, chỉ ở mức 28,9% (-430 bps QoQ; -340 bps YoY), do GDT thường dự trữ hàng tồn kho trong 6 tháng (tức là, BLN gộp quý 2 thường cao hơn quý 1, theo quan sát của BVSC, ngoài trừ quý 2/2020, khi GDT đã hạ giá bán để hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh COVID19 bùng phát trên toàn cầu). BVSC hiểu rằng BLN gộp quý 2/2021 giảm phần lớn là do chi phí nhân công tăng, do GDT tăng lực lượng lao động để đáp ứng lượng đơn hàng tăng. BVSC kỳ vọng chi phí nhân công/ giá hàng bán có thể sẽ giảm trong nửa cuối năm 2021 và do đó, giúp cải thiện BLN gộp trong thời gian tới.

2847-co-phieu-luu-y
Hình minh họa

Chi phí hoạt động (OPEX) trong quý 2/2021 của GDT cho dấu hiệu bình thường hóa, chiếm 10,5% doanh thu thuần (-270 bps QoQ; -210 bps YoY); trong đó, cả chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều được kiểm soát chặt chẽ.

Đến cuối quý 2/2021, tổng tài sản của GDT là 432,1 tỷ; trong đó, tiền mặt và tiền gửi duy trì dồi dào ở mức 208,0 tỷ (chiếm 48,1% tổng tài sản). GDT duy trì không sử dụng vay nợ dài hạn, đồng thời thận trọng tận dụng lợi thế từ môi trường lãi suất thấp hiện nay, tăng nhẹ nợ ngắn hạn lên 68,2 tỷ (+8,6% YTD). Đòn bẩy vẫn mức thấp với tỷ lệ D/E và D/A lần lượt là 0,22x và 0,16x. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh mạnh ở mức 22,1 tỷ.

BVSC điều chỉnh giảm dự báo KQKD năm 2021 của GDT, kết hợp tác động của làn sóng COVID-19 thứ tư tại Việt Nam, vốn đang ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất của GDT và doanh thu nội địa. Cho cả năm 2021, BVSC giảm 11,9% dự báo doanh thu thuần của GDT xuống 461,1 tỷ (+15,2% YoY) và giảm 18,1% dự báo LNST xuống 92,1 tỷ (+15,1% YoY).

Cho cả năm 2022, BVSC dự báo doanh thu thuần của GDT đạt 535,2 tỷ (+16,2% YoY) và LNST đạt 110,5 tỷ (+20,0% YoY). BVSC kỳ vọng tăng trưởng doanh thu năm 2022 sẽ được thúc đẩy bởi vị thế cạnh tranh tốt hơn của GDT trên các thị trường xuất khẩu (nhờ vào cơ sở khách hàng trung thành ở Nhật Bản và Hàn Quốc, trong khi việc tuân thủ ESG hiệu quả sẽ cho phép GDT gia tăng đơn hàng từ cả EU và Mỹ) và sự phục hồi của doanh thu nội địa. Trong khi đó, chúng tôi dự đoán BLN gộp sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận chính của Công ty, phần lớn nhờ: (1) Việc tuân thủ ESG sẽ cho phép Công ty cải thiện khả năng thương thảo đối với khách hàng và do đó, giành được các đơn hàng có BLN tốt hơn; và (2) Tác động kinh tế theo quy mô ngày càng tăng, được hỗ trợ bởi sự gia tăng doanh thu bán hàng và nỗ lực tự động hóa.

GDT là một trong những công ty có chính sách cổ tức tốt trong phạm vi nghiên cứu của BVSC. GDT duy trì chính sách cổ tức tiền mặt cao và nhất quán, dao động trong khoảng 4.000-6.000 đồng/cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ payout rất cao 89,3-116,9% giai đoạn 2015-2020.

Gần đây, GDT đã thông báo hoàn tất việc phát hành ESOP năm 2020 cho người lao động. BVSC kỳ vọng Công ty sẽ sớm công bố thời gian chi trả phần còn lại cổ tức tiền mặt năm 2020 là 2.000 đồng/cp và cổ tức cổ phiếu 10% trong thời gian tới; duy trì là catalyst ngắn hạn đối với GDT.

BVSC duy trì khuyến nghị Outperform đối với GDT, tuy nhiên điều chỉnh giảm 12,6% giá mục tiêu theo phương pháp Chiết khấu dòng cổ tức xuống 65.491/cp (Upside: 22,4%), chủ yếu là do: (1) Điều chỉnh giảm KQKD trong giai đoạn dự báo; (2) Tăng số lượng cổ phiếu lưu hành do các phát hành thêm trong năm; phần nào được bù đắp bởi (3) Tác động chuyển mô hình định giá của chúng tôi đến giữa năm 2022. BVSC duy trì chiết khấu định giá 25% so với giá trị nội tại do tính thanh khoản tương đối thấp của cổ phiếu và sự không chắc chắn của COVID-19, có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của GDT và dự báo KQKD của BVSC.

Ở mức giá hiện tại, GDT đang giao dịch ở mức P/E forward 1 năm (đến giữa năm 2022) và năm 2022 lần lượt là 10,3x và 9,4x, dựa trên dự báo KQKD của BVSC, cho mức ROAE trung bình giai đoạn 2021-22 là 37,0%.

GDT là công ty có mô hình kinh doanh vững chắc, và cổ phiếu phòng thủ trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi, minh chứng bởi: (1) Vị thế cạnh tranh tốt hơn tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt (nhờ tập khách hàng trung thành và tuân thủ ESG), (2) Hoạt động trong thị trường ngách giúp Công ty chịu ít áp lực cạnh tranh và duy trì BLN cao; (3) Chính sách cổ tức tiền mặt tốt và nhất quán; và (4) Ban lãnh đạo tâm huyết.

Công ty chứng khoán BIDV – BSC

Chốt lãi khi cổ phiếu OCB tiếp cận ngưỡng giá 32.500 đồng/cp

Cổ phiếu OCB (Ngân hàng TMCP Phương Đông – sàn HOSE) đang hình thành trong nhịp hồi phục về ngưỡng kháng cự 32.5. Thanh khoản cổ phiếu nằm tại ngưỡng trung bình 20 phiên.

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đang ủng hộ xu hướng hồi phục này. Đường giá cổ phiếu cũng đã cắt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.

Nhà đầu tư có thể cân nhắc mở vị thế quanh ngưỡng giá 29.5 và chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng giá 32.5. Cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 28.0.

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC

Xem xét mua cổ phiếu ELC ở mức giá hiện tại nhưng với tỷ trọng thấp

CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử - Viễn thông (HOSE - Mã: ELC) ghi nhận doanh thu trong quý 1/2021 đạt 183 tỷ đồng, giảm 2% YoY, LNST đạt 10 tỷ, tăng 150% YoY. Như vậy, ELC đã hoàn thành 20% kế hoạch doanh thu và 26% kế hoạch LNST.

Doanh thu quý 1 chủ yếu đến từ các dự án Viễn thông và Giao thông thông minh thực hiện từ trước. Lợi nhuận tăng mạnh chủ yếu nhờ mảng Giao thông thông minh với biên lợi nhuận cao hơn giúp biên lợi nhuận gộp quý 1 của ELC tăng mạnh 750bps YoY lên mức 19,8%.

Động lực tăng trưởng 2021 của ELC nằm ở mảng Giao thông thông minh trong xu hướng đầu tư công của Chính phủ. Với lợi thế bề dày kinh nghiệm và nắm giữ thị phần thứ 2 trong thị trường ngách này, ELC có nhiều khả năng sẽ trúng thầu dự án Giao thông thông minh trong nội đô tại Hà Nội và TP HCM (tổng quy mô 2.150 tỷ đồng) và các hạng mục Giao thông thông minh thuộc dự án Cao tốc Bắc – Nam (tổng quy mô 4.000 tỷ), riêng dự án này dự kiến sẽ bắt đầu đấu thầu trong quý 3/2021.

Trong dài hạn, ELC có kế hoạch phát triển các sản phẩm mới như Hạ tầng kết nối, Xây dựng nền tảng Platform, Phát triển các Dịch vụ trực tuyến. Riêng nền tảng Platform ELC dự kiến hướng tới đối tượng khách hàng doanh nghiệp thay vì Chính phủ, FSC đánh giá nếu thành công, đây sẽ là động lực tăng trưởng mới để ELC thoát khỏi thị trường đang bảo hòa hiện tại.

Ở mức giá đóng cửa hiện tại, ELC đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 20,7x (tương ứng EPS TTM là 676 VNĐ). Mức Stock Rating của ELC ở mức 94 điểm cho nên chúng tôi duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tang trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của ELC vượt lên trên đường trung bình 20 ngày và có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy. Đồng thời, xu hướng ngắn hạn cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp.

Xem xét mua cổ phiếu DHC với tỷ trọng thấp

CTCP Đông Hải Bến Tre (HOSE: DHC) đã công bố KQKD sơ bộ 5 tháng đầu năm 2021 với doanh thu đạt 1.700 tỷ đồng, tăng 57% YoY và LNST cho cổ đông công ty mẹ đạt 264 tỷ đồng, tăng 67% YoY. Theo đó, DHC đã hoàn thành 49% kế hoạch doanh thu và 66% kế hoạch lợi nhuận 2021.

Doanh thu DHC tăng mạnh nhờ nhu cầu giấy bao bì tăng mạnh, kể cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Theo đó, sản lượng bán giấy tăng 18% YoY; bao bì tăng 38% YoY và giá bán trung bình cũng tăng cao hơn cùng kỳ. Tuy giá giấy nguyên liệu tang mạnh bình quân 55-60% YoY nhưng do nhu cầu vẫn cao nên biên lợi nhuận gộp DHC tiếp tục cải thiện so với cùng kỳ.

Trong 2021, DHC tập trung vào mục tiêu tối đa hóa hoạt động của các nhà máy Giao Long 1 và 2, thông qua việc tăng tỷ trọng sản phẩm testliner với giá trị cao hơn sản phẩm medium, quản lý hàng tồn kho hiệu quả và tối ưu hóa hiệu suất trên mỗi nhân công.

Cho mục tiêu trung hạn, DHC sẽ triển khai dự án nhà máy giấy Giao Long 3 trong quý 3, chạy thử nghiệm trong quý 4 và bắt đầu vận hành chính thức từ tháng 1/2022. Dự án kỳ vọng sẽ giúp DHC mở rộng thêm 120% công suất so với hiện tại và sẽ là động lực tăng trưởng lớn cho giai đoạn 2022-2025.

Ở mức giá đóng cửa hiện tại, DHC đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 11,9x (tương ứng EPS TTM là 6.794 VNĐ). Mức Stock Rating của DHC ở mức 94 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tang trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của DHC có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy và xu hướng ngắn hạn của DHC cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp.

Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Nhận định chứng khoán ngày 29/7/2021: Chưa thoát khỏi khu vực tích lũy ngắn hạn

Phiên giao dịch 28/7 diễn ra giằng co trong biên độ hẹp và đóng cửa với sắc xanh nhạt của các chỉ số. Thanh khoản ...

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h00’ hôm nay 28/7/2021

Thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như DXG, TLH, PLX, TDM, SMA, HTM… được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán ...

Dòng tiền khối ngoại suy yếu, HPG tiếp tục được mua nhẹ phiên 28/7

Sau phiên mua ròng đột biến trong ngày 27/7/2021, khối ngoại tiếp tục mua ròng nhẹ trong phiên ngày 28/7 với giá trị toàn thị ...

Tân An