Phiên giao dịch ngày 27/1/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý

Cập nhật: 17:30 | 26/01/2023 Theo dõi KTCK trên

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch 27/1/2023, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chúc mừng năm mới Quý Mão 2023

Công ty chứng khoán Phú Hưng - PHS

Khuyến nghị mua cổ phiếu OCB với giá mục tiêu 23.200 đồng/cp

Kết thúc 9 tháng 2022, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) tăng trưởng 23%YoY (tương đương với tốc độ tăng trưởng trong 9 tháng 2020) lên 5,121 tỷ đồng, đóng góp 87% vào Thu nhập hoạt động. Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng giảm mạnh 64%YoY còn 764 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của OCB trong 9 tháng 2022 giảm mạnh 30% YoY còn 2.118 tỷ đồng do ngân hàng tăng trích lập dự phòng và kết quả thu nhập ngoài lãi kém.

Phiên giao dịch ngày 27/1/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý
PHS khuyến nghị mua cổ phiếu OCB với giá mục tiêu 23.200 đồng/cp. hình minh họa

Đối tác chiến lược góp phần tạo động lực tăng trưởng dài hạn. Năm 2020, OCB hoàn thành thương vụ bán 15% vốn cổ phần cho Aozora Bank. Với thỏa thuận hợp tác chiến lược này, Aozora cam kết đầu tư lâu dài tại OCB qua việc cử các chuyên gia tham gia vào hoạt động quản trị và điều hành, hỗ trợ phát triển kinh doanh, các hoạt động bán lẻ, quản lý rủi ro, nâng cao công nghệ, ngân hàng số, giúp OCB gia tăng lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động.

Ngân hàng bán lẻ đa dạng hóa hoạt động. (1) Định hướng tập trung vào phân khúc bán lẻ và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ với các sản phẩm có lợi suất cao hỗ trợ duy trì NIM, (2) Hợp đồng bancassurance độc quyền với Generali – Italia trong 15 năm từ ngày 19/10/2019 và sự hợp tác với Bảo hiểm Bảo Việt là động lực thúc đẩy doanh thu bancassurance của OCB đạt CAGR 56,5% trong giai đoạn 2018- 2020; (3) Chiến lược phát triển ngân hàng số và quản lý chi phí chặt chẽ đã giúp Tỷ lệ Chi phí hoạt động/ Tổng thu nhập hoạt động (CIR) liên tục cải thiện từ 37,3% trong năm 2018 còn 26,9% vào cuối năm 2021.

Do hơn 40% dư nợ cho vay của OCB tập trung mảng bán lẻ và hơn 15% tăng trưởng tín dụng trong 9M 2022 là trái phiếu doanh nghiệp, nên PHS ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2023 của OCB đạt 20.2%YTD.

Lãi suất huy động ở mức cao trong khi ngân hàng hưởng ứng lại lời kêu gọi giảm lãi suất cho vay của NHNN, PHS ước tính NIM của OCB đạt 3,12%, giảm 11 bps so với năm 2022. Do rủi ro tín dụng liên quan đến khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp gia tăng khi lãi suất ở mức cao, PHS ước tính tỷ lệ nợ xấu của OCB đạt 2,55% trong năm 2023.

Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, PHS xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu OCB là 23.200 đồng/CP. Khuyến nghị: Mua đối với cổ phiếu này.

Rủi ro: (1) Rủi ro lãi suất; (2) Rủi ro nợ xấu; (3) Rủi ro cạnh tranh; (4) Rủi ro thị trường; (5) Rủi ro pháp luật; (6) Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp.

Công ty chứng khoán Bản Việt – VCSC

BMP - Lợi nhuận quý IV/2022 khả quan nhờ doanh thu ổn định & biên lợi nhuận tăng

Công ty CP Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP) công bố KQKD quý IV/2022 với doanh thu đạt 1,4 nghìn tỷ đồng, giảm 6% QoQ và 1% YoY nhưng khả quan hơn dự báo của VCSC do ảnh hưởng kém tích cực từ thị trường BĐS thấp hơn dự kiến trong quý IV/2022 đối với doanh số bán hàng của BMP. VCSC cho rằng kết quả này là do ống nhựa của BMP chủ yếu được sử dụng trong những giai đoạn sau của quá trình xây dựng, khiến những diễn biến kém tích cực từ thị trường BĐS ảnh hưởng chậm hơn đến sản lượng bán hàng của BMP – đặc biệt khi so sánh với các công ty sản xuất thép và xi măng.

LNST sau lợi ích CĐTS quý IV/2022 của BMP đạt 248 tỷ đồng, tăng 42% QoQ và 117% YoY. Kết quả tích cực này chủ yếu nhờ 1) sản lượng bán hàng ổn định và 2) biên lợi nhuận gộp tăng trong bối cảnh giá nhựa đầu vào thuận lợi. Biên lợi nhuận gộp quý IV/2022 của BMP đạt 33,7% – gần mức biên lợi nhuận cao kỷ lục của công ty – so với 25,7% trong 9T 2022 và 15,3% trong cả năm 2021.

Doanh thu cả năm 2022 của BMP đạt 5,8 nghìn tỷ đồng (+28% YoY) với LNST sau lợi ích CĐTS đạt 696 tỷ đồng (+225% YoY từ mức cơ sở thấp trong năm 2021). KQKD năm 2022 của BMP vượt dự báo của VCSC, do đó, VCSC nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng đối với dự báo năm 2023, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Công ty chứng khoán VNDirect – VND

Duy trì khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu KBC với giá mục tiêu 32.800 đồng/cp

VND ước tính DT 2022 của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) giảm 61,3% svck còn 1.641 tỷ đồng, chỉ cho thuê 23ha đất KCN (-79,4% svck), do thủ tục pháp lý chậm trong bối cảnh xảy ra hàng loạt sai phạm đất đai tại một số địa phương. Tuy nhiên, LN ròng 2022 ước tính tăng 162,9% svck lên 2.057 tỷ đồng, nhờ khoản lãi bất thường 1.975 tỷ đồng từ việc đánh giá lại khoản đầu tư CTCP Đầu tư Sài Gòn-Đà Nẵng.

KBC đã huy động hơn 3.000 tỷ đồng từ vay vốn, thu cổ tức các công ty thành viên, và thu tiền từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi trong Q4/22 và đầu 2023. VND cho rằng KBC có thể đáp ứng các khoản trái phiếu 2.900 tỷ đồng đáo hạn trong 6T23, áp lực thanh khoản cũng giảm đáng kể trong 6-12 tháng tới.

VND nhận thấy vô số khó khăn đè nặng LN ròng 2023-24: 1) thắt chặt các điều kiện tài chính làm chậm quá trình mở rộng quỹ đất của KBC, trong bối cảnh công ty đang dần hết quỹ đất cho thuê; 2) nhu cầu thuê đất KCN giảm do cạnh tranh FDI gia tăng và cầu thế giới suy yếu và 3) thủ tục pháp lý kéo dài chờ được khơi thông với Luật đất đai sửa đổi và do các sự cố sai phạm của chính quyền địa phương. Từ đó, VND điều chỉnh dự phóng LN ròng 2023-24 giảm 72,4%/72,1% còn 1.474 tỷ đồng (-28,3% svck)/1.690 tỷ đồng (+14,6% svck).

Đại hội cổ đông bất thường 2022 lần 2 đã thông qua phương án mua lại 100 triệu cổ phiếu quỹ với giá không quá 34.000 đồng/cp (~13% lượng cổ phiếu hiện tại) và trả cổ tức 2022 là 2.000 đồng/cp (~1.500 tỷ đồng) trong 2023, tương ứng lợi tức 7,7%. Đây là lời hồi đáp tích cực của ban lãnh đạo đối với lo ngại về việc giá cổ phiếu KBC giảm sâu gần 50% so với đầu 2022, tuy nhiên VND cho rằng đây cũng là thách thức lớn với dòng tiền của doanh nghiệp trong bối cảnh điều kiện tài chính thắt chặt.

Theo đó, VND duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu thấp hơn 32.800 đồng/cp. Giá mục tiêu thấp hơn 32.800 đồng/cp do giảm mạnh dự phóng LN ròng 2023-24, hoạt động bán hàng chậm lại và WACC cao hơn. Tiềm năng tăng giá: đảo ngược chính sách tiền tệ hỗ trợ thị trường BĐS.

Rủi ro giảm giá 1) doanh số bán hàng thấp hơn dự kiến, 2) triển khai dự án mới chậm hơn dự kiến.

Công ty chứng khoán KB Việt Nam – KBSV

Khuyến nghị mua cổ phiếu FMC với giá mục tiêu 46.800 đồng/cp

Ngành tôm nói chung vẫn có nhiều dư địa phát triển trong dài hạn nhờ (1) nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản ngày càng tăng mạnh trên thế giới; (2) các sản phẩm tôm chế biến sâu của Việt Nam đang chiếm vị thế số 1 toàn cầu, (3) các hiệp định thương mại quốc tế giúp xuất khẩu tôm Việt Nam có lợi thế hơn.

Trong giai đoạn 2022-2025, 2 nhà máy mới đi vào hoạt động dự kiến giúp Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC) tăng năng suất sản suất từ khoảng 21.000 tấn/năm ở hiện tại lên 41.000 tấn/năm, mở rộng vùng nuôi từ 332 ha lên 520 ha giúp FMC nâng khả năng tự chủ tôm đầu vào lên 40%.

Sự hỗ trợ từ các cổ đông chiến lược Tập đoàn PAN và C.P Việt Nam giúp công ty mở rộng chiến lược kinh doanh và tận dụng thế mạnh của mỗi bên để tương trợ nhau. PAN Group có thể hỗ trợ về quản lý và chiến lược cũng như mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới; trong khi C.P Việt Nam sẽ hỗ trợ quy trình chăn nuôi đầu vào, tiết kiệm chi phí nuôi tôm cho FMC.

Gần đây, công ty có xu hướng duy trì chính sách cổ tức tiền mặt tương đối ổn định, thường 20-25%. Dựa trên KQKD hiện tại và dự phóng, chúng tôi đánh giá FMC có khả năng tiếp tục duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức ở mức này trong giai đoạn tới.

Chúng tôi dự phóng năm 2023/2024, DTT của FMC có thể đạt 5.875 tỷ đồng (+3% YoY)/ 6.406 tỷ đồng (+9,5% YoY); LNST đạt 360 (+4% YoY)/439 tỷ đồng (+22% YoY). Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu FMC, giá mục tiêu là 46.800 đồng/cp.

Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Tự doanh tiếp đà gom ròng trước kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán, MBB dẫn đầu chiều mua

Tuần giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục xu hướng mua ...

Đâu là động lực lớn nhất của thị trường chứng khoán năm 2023?

Theo SGI Capital, thị trường chứng khoán tăng và giảm theo hai động lực lớn nhất là lãi suất và triển vọng tăng trưởng lợi ...

Sau làn sóng bán giải chấp, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán đang thế nào?

Các công ty chứng khoán ngoại đã và đang cạnh tranh sòng phẳng, thậm chí còn vượt mặt các tên tuổi trong nước trên một ...

Đức Anh

Tin liên quan