Phiên giao dịch ngày 23/9/2020: Những cổ phiếu cần lưu ý

Cập nhật: 18:24 | 22/09/2020 Theo dõi KTCK trên

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 23/09/2020, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV - BSC

PVD - Tín hiệu tích cực

Điểm nhấn kĩ thuật:

- Xu hướng hiện tại: Tích lũy.

- Chỉ báo xu hướng MACD: Xuất hiện Golden Cross.

- Chỉ báo RSI: Tăng dần trên giá trị 50 và chưa đi vào vùng quá mua.

- Đường MA: EMA12 ở trên EMA26.

Phân tích:

PVD vẫn đang ở trong trạng thái dao động đi ngang trong khu vực 11 - 11,5 sau khi đã có sự hồi phục vào đầu tháng 8. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây vẫn đang có giá trị tốt và ổn định.

Các chỉ báo kĩ thuật hiện đang ở trong trạng thái tích cực. Hôm nay, chỉ báo MACD vừa xuất hiện Golden Cross nên PVD tiềm năng sẽ thiết lập xu hướng tăng ngắn hạn. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của cổ phiếu nằm tại xung quanh giá 11.

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam - FSC

ACB - Tăng giá

Điểm nhấn kĩ thuật:

- Kháng cự ngắn hạn 22,6

- Hỗ trợ ngắn hạn 21,04

- Xu hướng ngắn hạn tăngKháng cự trung hạn 25,36

- Hỗ trợ trung hạn 19,4

- Xu hướng trung hạn tăng

Phân tích:

Đồ thị giá của ACB đạt mức cao nhất 52 tuần và đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên xu hướng tăng ngắn hạn có thể mở rộng về các mức cao hơn. Đồng thời, đồ thị giá vẫn đang sóng tăng trưởng mạnh với mức kì vọng ngắn hạn 25,36.

CTCP Chứng khoán Bản Việt - VCI

DHC - Khả năng sinh lời hàng tháng diễn biến theo xu hướng tích cực

Phân tích:

DHC đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2020 trong 8 tháng đầu năm 2020. Ban lãnh đạo kì vọng LNST sau lợi ích CĐTS tăng mạnh 54% trong cả năm 2020 và 10% trong năm 2021.

Theo ban lãnh đạo, DHC ghi nhận doanh thu đạt 1.800 tỉ đồng (tăng 201% so với cùng kì) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 201 tỉ đồng (tăng 224% so với cùng kì) trong 8 tháng đầu năm 2020.

Ban lãnh đạo cho rằng mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ này đến từ đóng góp của nhà máy giấy Giao Long 2, vốn đã bắt đầu hoạt động thương mại vào tháng 9/2019. Lợi nhuận cải thiện chủ yếu nhờ giá giấy bao bì thành phẩm tăng so với các tháng trước.

Trong các tháng còn lại của năm 2020, DHC kì vọng LNST sau lợi ích CĐTS hàng tháng sẽ ở mức khoảng 20 tỉ đồng, tương ứng LNST sau lợi ích CĐTS cả năm đạt 280 tỉ đồng (tăng 54% so với cùng kì).

Trong năm 2021, DHC kì vọng doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng 10% nhờ đóng góp doanh thu từ dòng sản phẩm giấy mới (giấy kraftliner) và khả năng các gián đoạn trong hoạt động kinh doanh do dịch COVID-19 hạ nhiệt.

Khuyến nghị mua cho MWG với giá mục tiêu là 158.300 đồng/CP

CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) công bố kết quả kinh doanh 8 tháng năm 2020, theo đó doanh thu đạt 73 nghìn tỷ đồng (tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế đạt 2,7 nghìn tỷ đồng (giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái).

Kết quả kinh doanh này tương ứng doanh thu đạt 8,7 nghìn tỷ đồng (9% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế đạt 3.276 tỷ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái) tính riêng trong tháng 8/2020.

Chúng tôi ước tính doanh thu chung của Thế giới di động và Điện máy Xanh giảm 2% so với cùng kỳ còn 6,7 nghìn tỷ đồng trong tháng 8, một phần do gián đoạn hoạt động kinh doanh từ làn sóng thứ hai của dịch COVID-19 tại Việt Nam bắt đầu từ cuối tháng 7 và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của khoảng 9% tổng các cửa hàng Thế giới di động và Điện máy Xanh (hoặc đóng cửa tạm thời hoặc hoạt động theo một số điều kiện hạn chế).

Trong khi đó, doanh số/cửa hàng của Bách hóa Xanh tiếp tục cải thiện so với tháng trước (MoM) trong tháng 8 khi giảm tốc độ mở cửa hàng, phù hợp với kế hoạch.

Biên lợi nhuận sau thuế của MWG tăng nhẹ 16 điểm cơ bản đạt 3,76% trong tháng 8 (đi ngang so với tháng 7), chủ yếu được hỗ trợ bởi tăng trưởng biên lợi nhuận gộp trong các chuỗi kinh doanh nhờ quy mô gia tăng và đóng góp lớn hơn của các nhóm mặt hàng có biên lợi nhuận cao như đồ gia dụng và đồng hồ.

Nhìn chung, kết quả kinh doanh 8 tháng 2018 phần lớn phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi. Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua dành cho MWG với giá mục tiêu 158.300 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời 62,4%, bao gồm lợi suất cổ tức 1,5%.

Khuyến nghị mua cho PNJ với giá mục tiêu là 81.900 đồng/CP

CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) công bố kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm 2020, trong đó doanh thu đạt 10,3 nghìn tỷ đồng (đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế đạt 548 tỷ đồng (giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái). Tính riêng tháng 8, doanh thu đạt 1,2 nghìn tỷ đồng (giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế đạt 52 tỷ đồng (giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái).

Sau khi tổng doanh thu bán lẻ từ tháng 5 đến tháng 7 tăng mạnh 21% YoY nhờ các chiến dịch khuyến mãi hiệu quả của PNJ cũng như nhu cầu tồn đọng sau khi gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội, doanh thu bán lẻ tháng 8 của PNJ giảm 7% (so với mức tăng 2% trong 8 tháng đầu năm 2020). Trong khi đó, doanh thu bán buôn giảm mạnh 40% trong tháng 8 (so với mức giảm 25% trong 8 tháng đầu năm 2020).

Chúng tôi cho rằng kết quả kinh doanh mảng bán lẻ và bán buôn kém tích cực trong tháng 8 đến từ dịch COVID-19 tái bùng phát vào cuối tháng 7, dẫn đến việc đóng cửa tạm thời các cửa hàng PNJ tại Đà Nẵng (miền Trung) từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8 cũng như ảnh hưởng tâm lý người tiêu dùng.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng mức tăng trưởng tích cực hơn của mảng bán lẻ so với mảng bán buôn (trong đó PNJ bán cho các cửa hàng nhỏ lẻ) cho thấy mảng bán lẻ của PNJ có diễn biến vượt trội so với mức chung của thị trường trang sức.

Trong khi đó, doanh số vàng miếng tăng 10% trong tháng 8 (so với mức tăng 18% trong 8 tháng đầu năm 2020) nhờ biến động giá vàng.

Biên lợi nhuận gộp chung giảm từ mức 21% trong 8 tháng đầu năm 2019 còn 19,2% trong 8 tháng đầu năm 2020, chúng tôi cho rằng biên lợi nhuận mảng bán lẻ giảm đến từ đóng góp lớn hơn của trang sức có hàm lượng vàng cao, vốn có biên lợi nhuận thấp hơn trang sức đá quý, và hoạt động khuyến mãi gia tăng.

Lợi nhuận được hỗ trợ bởi nỗ lực cắt giảm chi phí, giúp chi phí hoạt động giảm 9% trong tháng 8/2020 và 2% trong 8 tháng đầu năm 2020.

Trong tháng 8/2020, PNJ mở cửa 7 cửa hàng vàng và 1 cửa hàng CAO Fine trong khi đóng cửa 4 cửa hàng (2 vàng và 2 bạc). Tính đến cuối tháng 8/2020, PNJ có 296 cửa hàng vàng (so với 288 cửa hàng tính đến cuối năm 2019), 38 cửa hàng bạc riêng lẻ (so với 54 cửa hàng tính đến cuối năm 2019), 53 cửa hàng đồng hồ theo mô hình quầy bán trong cửa hàng (so với 26 cửa hàng tính đến cuối năm 2019) và 4 cửa hàng CAO Fine.

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế 8 tháng đầu năm 2020 của PNJ lần lượt hoàn thành 60% và 55% dự báo cả năm tương ứng của chúng tôi. Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho PNJ với giá mục tiêu là 81.900 đồng, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 37,2%, bao gồm lợi suất cổ tức 3,0%.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Nhận định chứng khoán ngày 23/9/2020: Xem xét bắt đáy nếu có nhịp chỉnh về 895 điểm

VN-Index mất điểm trong phiên 22/09 với thanh khoản tăng nhẹ so với phiên trước đó và cao hơn mức trung bình 20 phiên cho ...

Giao dịch khối ngoại ngày 22/9: Duy trì trạng thái mua ròng

Kết phiên giao dịch ngày 22/9, khối ngoại mua ròng 4,98 triệu đơn vị với tổng giá trị 90,67 tỷ đồng, gấp 5,6 lần về ...

Chứng khoán châu Á ngày 22/9/2020: Giảm trên diện rộng

Dưới tác động tiêu cực từ Phố Wall đêm qua, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á giảm mạnh trong ngày giao dịch ...

Trang Nhi (t/h)