Phiên giao dịch ngày 14/9/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý

Cập nhật: 18:00 | 13/09/2021 Theo dõi KTCK trên

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 14/9/2021, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Nhận định chứng khoán ngày 14/9/2021: Có mô hình tăng cho cả ngắn hạn và trung hạn

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h00’ hôm nay 13/9/2021

Công ty chứng khoán MB - MBS

Khuyến nghị mua cổ phiếu VRE với giá mục tiêu 35.200 đồng/cp

CTCP Vincom Retail (HOSE - Mã: VRE) lợi thế rất lớn từ hệ thống sinh thái Vingroup và các dự án lớn vừa triển khai như Vincom Mega Mall (VMM) Ocean Park (tháng 12/2020) hay sắp triển khai như VMM Smart City, Vincom Plaza (VCP) Mỹ Tho, Bạc Liêu (kỳ vọng 2H2021), VMM Grand Park (kỳ vọng 2022).

Rào cản tương đối cao: (1) nguồn cung đất đai rất hạn chế ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, (2) rất ít các dự án khu đô thị lớn như các dự án của Vinhomes và (3) thương hiệu của Vingroup là nhà phát triển dự án chất lượng cao đã chứng minh trong 10 năm qua.

Nhà phát triển và điều hành bất động sản bán lẻ lớn nhất và phát triển nhanh nhất tại Việt Nam, vượt xa các đối thủ khác. MBS cũng quan sát thấy sự mở rộng liên tục các thương hiệu quốc tế tại các trung tâm thương mại của VRE.

Một trong số ít cổ phiếu tại VN30 được hưởng lợi từ thị trường bán lẻ hấp dẫn của Việt Nam, được hỗ trợ dài hạn bởi cơ cấu dân số vàng.

0845-co-phieu-luu-y
Hình minh họa

Rủi ro đầu tư:

Rủi ro lớn nhất MBS thấy tại thời điểm này là diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã và sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của VRE. Hiện tại, công ty tạm thời đóng cửa 47 trong số 80 trung tâm thương mại từ cuối tháng 5 để tuân theo chỉ đạo giãn cách xã hội đồng thời dự kiến chi tối đa 1.000 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm để hỗ trợ khách thuê trong 2021. Tuy nhiên chúng tôi có 3 luận điểm như sau:

Dù tình hình dich bệnh còn phức tạp nhưng với quyết tâm của chính phủ trong việc tăng độ phủ của vắc xin toàn dân cũng như các chính sách thúc đẩy kinh tế, chúng tôi kỳ vọng ngành bán lẻ sẽ được phục hồi đồng thời hưởng lợi từ tâm lý “Revenge shopping” (tạm dịch “Mua sắm trả thù”) được quan sát ở Trung Quốc và châu Âu sau khi thị tường được mở cửa trở lại.

MBS cho rằng thị giá của VRE đã chiết khấu những thông tin không thuận lợi từ dịch bệnh cũng như các gói hỗ trợ khách thuê mới. Trong mô hình của chúng tôi, dự phóng lợi nhuận đã được thận trọng điều chỉnh theo các ảnh hưởng của dịch đến các gói hỗ trợ khách thuê đến 2023.

MBS lưu ý rằng về bản chất, doanh nghiệp được hưởng lợi từ dòng tiền dài hạn (50 năm cho 1 trung tâm thương mại), tăng trưởng ổn định qua các năm nên thời gian dịch dù có kéo dài đến đơn vị năm thì triển vọng dài hạn vẫn còn đó, đồng thời chúng tôi cũng kỳ vọng với kế hoạch và thực tế mở mới các trung tâm thương mại như hiện tại sẽ giúp kết quả kinh doanh VRE bật mạnh sau khi tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát.

Dựa trên các luận điểm trên, MBS khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VRE với giá mục tiêu 35.200 VND/cổ phiếu (+30%).

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam - FSC

Xem xét mua cổ phiếu VPB ở mức giá hiện tại

Trong Quý 2/2021, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (HOSE - Mã: VPB) ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực với LNST đạt 4.016 tỷ đồng, tăng trưởng +36% YoY nhờ thu nhập hoạt động tăng và chi phí hoạt động được kiểm soát tốt. Chất lượng tài sản tại Ngân hàng mẹ ổn định nhưng lại giảm tại FEC, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm lên mức 3,47% và hệ số LLR giảm nhẹ xuống còn 44,7%.

Cho năm 2021, Ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 16,6%, huy động tăng +19,2%, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3% và LNTT đạt 16,6 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng +28% YoY. VPB sẽ phát hành 15 triệu cổ phần ESOP lấy từ 75,2 triệu cổ phiếu quỹ, bên cạnh đó VPB cũng công bố kế hoạch phát hành tối đa 15% cổ phần cho NĐT chiến lược.

Tại đại hội, Ngân hàng không đề suất việc chia cổ tức cho cổ đông, tuy nhiên gần đây VPB đã tiến hành việc lấy ý kiến cổ đông về việc chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Ngân hàng đã công bố việc thoái một nửa sở hữu tại FE Credit, theo đó VPB sẽ bán 49% cổ phần cho SMFG và 1% cho VCSC, dự kiến thu về 32 nghìn tỷ đồng (tương ứng với việc định giá FE Credit tại P/B 2020 là 4,2x). VPB sẽ không ghi nhận lợi nhuận từ việc bán FE Credit mà chỉ ghi tăng lợi nhuận giữ lại trên BCTC do Ngân hàng vẫn hợp nhất với BCTC của FE Credit.

FSC đánh giá tích cực triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của VPB trong năm nay với dự phóng LNTT tăng trưởng +31,5% YoY, đạt 17,1 nghìn tỷ đồng nhờ tăng trưởng tín dụng ở mức cao, ước đạt +17% YoY với NIM không biến động nhiều so với năm 2020. Trong khi đó, việc thoái vốn tại FEC và phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược sẽ bổ sung nguồn vốn đáng kể cho VPB, giúp hệ số CAR ở những năm tới ở mức cao và đảm bảo cho tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức cao.

Ở mức giá hiện tại, VPB đang được giao dịch tại P/B dự phóng năm 2021 là 1,7x. Mức Stock Rating của VPB ở mức 90 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của VPB vượt đường trung bình 50 ngày. Đồng thời, đường trung bình 20 và 50 ngày có dấu hiệu hình thành điểm giao cắt vàng và đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của VPB cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại.

Xu hướng ngắn hạn của cổ phiếu TCM vẫn duy trì ở mức giảm

Mức Stock Rating của TCM (CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công – sàn HOSE) ở mức 88 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Sức mạnh giá thấp hơn 80 điểm cho thấy đà tăng giá trung hạn có dấu hiệu suy yếu.

Hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19, dự kiến số tăng trưởng quý 3/2021 sẽ ở mức thấp, điều này cũng đã phản ánh vào Sức mạnh giá suy yếu trong thời gian qua. Vì vậy, việc kiểm soát dịch bệnh và mở cửa sớm trở lại trong cuối tháng 09 sẽ là điểm nhấn tăng trưởng của TCM trong quý 4/2021 với việc khôi phục lại các đơn hàng.

Đồ thị giá của TCM đóng cửa tăng 4.1% và xuất hiện nhịp hồi phục sau khi chạm vùng hỗ trợ 60.0. Đồng thời, đồ thị giá xuất hiện mô hình đảo chiều ngắn hạn Bullish Bat. Tuy nhiên, xu hướng ngắn hạn của TCM vẫn duy trì ở mức GIẢM. Do đó, FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể tiếp tục QUAN SÁT và chờ điểm mua mới. Trong khi đó, các NĐT trung hạn duy trì NẮM GIỮ.

Công ty chứng khoán BIDV – BSC

Theo dõi cổ phiếu NT2 với giá mục tiêu năm 2022 là 24.700 đồng/cp

Trong 1H2021, CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HOSE - Mã: NT2) ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 3.265 tỷ VNĐ (-9% yoy) và 139 tỷ VNĐ (-67% yoy), tương đương với 42% và 30% kế hoạch năm 2021.

Sản lượng điện sản xuất 1H2021 đạt 1,9 tỷ kWh (-21% yoy), hoàn thành 41% KH năm, do nguồn nhiệt điện khí toàn hệ thống bị giảm công suất huy động.

Chi phí lãi vay -62% yoy do NT2 đã hoàn thành trả hết nợ vay dài hạn có gốc ngoại tệ trong 1H2021. Tính đến cuối Qúy 2/2021, dư nợ vay của DN còn 639 tỷ VNĐ, chủ yếu là vay vốn lưu động.

BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2021 lần lượt đạt 6.049 tỷ VNĐ (-1% yoy) và 318 tỷ VNĐ (-49% yoy), EPS FW 2021 = 1.104 VNĐ/CP với giả định: (1) Sản lượng điện sản xuất năm 2021 có thể đạt 3,48 tỷ kWh (-11% yoy) và (2) Giá nhập khí nhiên liệu trong năm 2021 dự báo ở mức 7,5 USD/MMBTU (+20% yoy).

BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2022 lần lượt đạt 6.490 tỷ VNĐ (+7% yoy) và 416 tỷ VNĐ (+31% yoy), EPS FW 2022 = 1.444 VNĐ/CP với giả định: (1) Sản lượng điện sản xuất năm 2022 có thể đạt 3.68 tỷ kWh (+6% yoy) nhờ sự phục hồi trong 2H2022 khi La Nina kết thúc; (2) Giá nhập khí nhiên liệu trong năm 2022 có thể đạt 7,6 USD/MMBTU (+2% yoy) và (3) Chi phí tài chính -81% yoy do không phải trả các khoản chi phí liên quan đến các khoản vay ngoại tệ.

Quan điểm đầu tư: Kỳ vọng phục hồi về KQKD của NT2 khi sản lượng điện hồi phục kể từ 2H2022; Dòng tiền ổn định từ năm 2022 giúp NT2 trả cổ tức ở mức cao hàng năm.

Rủi ro đầu tư: Rủi ro gián đoạn hoạt động do ảnh hưởng của dịch bệnh tại khu vực phía Nam.

Định giá: BSC khuyến nghị THEO DÕI cổ phiếu NT2 với giá mục tiêu 24.700 VNĐ/CP cho năm 2022 (tương đương upside 14,0% so với giá ngày 09/09/2021) dựa trên phương pháp EV/EBITDA với tỷ suất trung bình ngành là 7,0x.

Chốt lãi khi cổ phiếu KDH tiếp cận ngưỡng 45.5

Cổ phiếu KDH (CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền - sàn HOSE) đã hình thành xu hướng vượt đỉnh cũ 42.5. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá cổ phiếu.

Đồng thời, đường giá cổ phiếu đã vượt lên đường MA20 và MA50; báo hiệu xu hướng tăng giá tích cực. Chỉ báo RSI và MACD đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá này.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế đối với cổ phiếu KDH quanh ngưỡng giá 41.25, chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng 45.5 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 39.5.

Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Nhận định chứng khoán ngày 14/9/2021: Có mô hình tăng cho cả ngắn hạn và trung hạn

Thị trường mở cửa và duy trì sắc xanh trong phiên sáng nhưng đảo chiều và điều chỉnh trong phiên chiều, dòng tiền đầu tư ...

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h00’ hôm nay 13/9/2021

Thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như HVN, SMC, AAT, TVC, HHG… được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt ...

Chứng khoán phiên chiều 13/9: Lực cầu kích hoạt, VN-Index vẫn đóng cửa trong sắc đỏ

Thị trường bước sang phiên chiều với diễn biến tiêu cực hơn, lực bán tiếp tục gia tăng mạnh đã đẩy hang loạt cổ phiếu ...

Tân An

Tin liên quan