Phiếm đàm: Chuyện bổ nhiệm...

Cập nhật: 11:48 | 28/07/2020 Theo dõi KTCK trên

Trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa là hết hạn tách bạch vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Tổng Giám đốc quy định tại Nghị định 71/2017/NÐ-CP, vẫn còn hàng trăm công ty niêm yết đang khốn đốn vì chưa tìm được nhân sự thay thế/bổ sung.

CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) vừa bổ nhiệm ông Lê Viết Hiếu (con trai Chủ tịch HĐQT Lê Viết Hải) giữ chức vụ Tổng Giám đốc mới ở tuổi 28. Quyết định này không khiến giới đầu tư ngạc nhiên bởi lẽ ông Hiếu hay bất kỳ ai ngồi vào ghế Tổng Giám đốc thì doanh nghiệp cũng khó có gì đổi khác so với trước.

Trong làn sóng thay “tướng” đã - đang và sẽ diễn ra này, nhiều khả năng sẽ có một điểm chung, đa phần Tổng Giám đốc được bổ nhiệm là người cũ trong doanh nghiệp, thay vì một nhân vật mới.

Lý giải điều này, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc một doanh nghiệp niêm yết chia sẻ, đây chỉ là quyết định nhằm đáp ứng yêu cầu và quy định của luật. Thực chất, Chủ tịch vẫn đảm nhận mọi phần việc quan trọng trong công ty.

Lãnh đạo doanh nghiệp Việt vươn tầm thế giới: Còn bao xa? | Thương ...

Với khung khổ pháp lý hiện tại, đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, miếng bánh thị phần cho "người ngoài" tham gia gần như là điều khó xảy ra khi thực tế, quyền lực và các quyết định quan trọng của tập đoàn vẫn nằm trong tay Chủ tịch.

Phiếm đàm

Gần chục năm trước, một Tổng Giám đốc trẻ được bổ nhiệm. Anh này thực sự là một người tài, khi đảm nhận công việc, anh muốn được hành động và quyết định như một Tổng Giám đốc thực thụ nên mâu thuẫn sau đó nảy sinh và anh buộc phải chọn cách ra khỏi tập đoàn.

Ðến người thứ hai, vốn chỉ nắm quyền và hiểu biết ở một mảng hoạt động của tập đoàn, đảm nhận ghế tổng giám đốc nhưng thực sự không biết mình phải làm gì.

Người thứ ba vốn là bạn thân của Chủ tịch tập đoàn. Ông này có thể nhường nhịn mọi chuyện, chấp nhận làm “cái bóng” Tổng Giám đốc. Nhưng môi trường xung quanh và những người không hiểu nội tình doanh nghiệp không để cho ông “hiền” mãi như vậy. Vô tình, họ buông ra những câu “ơ, em tưởng việc này anh phải quyết chứ”, “việc này anh không có quyền quyết à, anh làm tổng giám đốc cơ mà”...

Ðến một ngày, sức ép lớn quá, ông mệt mỏi và để mọi chuyện an lành, ông quyết định rời vị trí. Thay vào đó, một nhân sự trẻ được bổ nhiệm và hiện nay, giới đầu tư thấy vai trò của anh này rất mờ nhạt trong tập đoàn.

Câu chuyện trên cho thấy, khi yêu cầu tách bạch chức danh lãnh đạo trong doanh nghiệp không được thực hiện thực chất, hoặc không có môi trường để thực hiện thực chất, thì chính doanh nghiệp rơi vào cảnh “lợi bất, cập hại”.

Chủ tịch một công ty khi đề cập đến quy định này đã tỏ ra lo lắng, bởi nếu buộc phải dựng lên một Tổng Giám đốc “hờ”, được giao ký một số loại giấy tờ, người đó sẽ nắm được những việc quan trọng trong công ty. Chẳng may vì một chuyện nào đó khiến Tổng Giám đốc này phật lòng, nội bộ bất hòa, thì bí mật doanh nghiệp có nguy cơ bị phơi bày, đó thực sự là một thảm cảnh.

“Không thể phủ nhận tác động quan trọng của những thông lệ được cho là tốt, hiện đại ở các nền kinh tế lớn trên thế giới và khu vực. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh và thực tế kinh doanh ở mỗi nơi mỗi khác. Khi bản chất và hình thức của một sự việc khác nhau, sớm muộn sẽ xuất hiện vấn đề và hệ quả là gây rắc rối cho doanh nghiệp”, Chủ tịch một doanh nghiệp nêu quan điểm.

Theo đó, các thông lệ quản trị tốt nên khuyến khích thực thi và có các hình thức vinh danh, trao thưởng cho các doanh nghiệp làm tốt. Song những doanh nghiệp chưa thực hiện được do thấy chưa phù hợp, nên cân nhắc việc luật hóa và bắt buộc thực hiện, cũng như áp đặt “cây gậy” xử phạt.

CEO Vietjet được vinh danh Top 50 nhà lãnh đạo tiêu biểu toàn cầu ...
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet Air

Ai nắm thực quyền?

Ở thời điểm này, vẫn có 2 luồng tranh luận trái chiều xung quanh chuyện tác bạch và bổ nhiệm 2 chức vụ kể trên...

Có quan điểm lập luận, nếu quyền lực trong ngân hàng không nằm trong tay một người vừa đảm nhận chức danh Chủ tịch vừa kiêm nhiệm Tổng Giám đốc thì đã không xảy ra câu chuyện đau lòng như vụ Ngân hàng Ðại Dương, Ngân hàng Xây dựng...

Nhưng ý kiến khác phản bác, vậy tại sao ở ACB, “bầu” Kiên không đảm nhận ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng chẳng nắm ghế Tổng giám đốc, vẫn có thể “lũng đoạn” ngân hàng này?

Ở Việt Nam, hiện vẫn có những doanh nghiệp lớn cũng chưa thực sự vận hành theo quy luật quyền lực trong tay Chủ tịch.

Tại Vinamilk, giới phân tích chứng khoán cho rằng, bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc là người dẫn dắt, hoạch định chiến lược và thực thi chiến lược của Công ty, không phải bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Công ty hoạch định chiến lược..

Tương tự tại VietJet, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng Giám đốc Công ty là người hoạch định chiến lược và dẫn dắt thực thi chiến lược, không phải bà Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty.

Nhìn rộng ra thế giới, ở các nền kinh tế phát triển, đơn cử tại Mỹ, vẫn có những doanh nghiệp lớn, đang niêm yết, không bắt buộc phải tách bạch hai chức danh lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp.

Tra cứu dữ liệu từ Bloomberg cho thấy, nhiều doanh nghiệp lớn, hoạt động hiệu quả trong danh sách Fortune 500 năm 2020 hiện vẫn có sự kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc như Mark Zuckerberg tại Facebook, Jeff Bezos tại Amazon, Mike Wirth tại Chevorn Corp, Larry Culp tại General Electric, W Rodney McMullen tại Kroger Co, Michael S Dell tại Dell Inc, David S Taylor tại Procter&Gamber Co,

Thiếu tiếng nói doanh nghiệp trong sửa đổi Luật Đất đai

Việc soạn thảo Luật đất đai sửa đổi, bộ luật được xem là “luật mẹ” chi phối, bao trùm nhiều luật khác có liên quan ...

Cập nhật kết quả lãi - lỗ mới nhất quý II của một số doanh nghiệp

Thêm một số doanh nghiệp vừa thông báo kết quả kinh doanh quý II và 6 tháng đầu năm 2020 với những con số ấn ...

Doanh nghiệp chứng khoán lãi lớn trong quý II

Thị trường chứng khoán trưởng mạnh trong quý II đã tạo thuận lợi cho hoạt động môi giới, đầu tư của các công ty chứng ...

Yến Thanh

Tin cũ hơn
Xem thêm