Phát hành trái phiếu có làm đầy "ngân khố" của doanh nghiệp bất động sản

Cập nhật: 10:34 | 13/01/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Trong báo cáo triển vọng ngành 2020, VnDirect nhận định, việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2020 sẽ gặp nhiều trở ngại hơn.

phat hanh trai phieu co lam day ngan kho cua doanh nghiep bat dong san

Bảng giá xe Honda SH 2020 mới nhất tháng 1/2020 tại Hà Nội

phat hanh trai phieu co lam day ngan kho cua doanh nghiep bat dong san

Bảng giá xe Honda Vision mới nhất ngày 12/1

Theo dữ liệu của công ty Fiinpro, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản trong năm 2019 đạt hơn 74 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 292% so với năm ngoái, chiếm tổng 34,1% tổng lượng trái phiếu phát hành của toàn thị trường.

phat hanh trai phieu co lam day ngan kho cua doanh nghiep bat dong san
Nhiều doanh nghiệp gặp khó vì nguồn vốn

Sự gia tăng lượng trái phiếu được phát hành do nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn là ngân hàng thắt chặt dòng vốn kinh doanh bất động sản. Trong khi đó, các nguồn vốn khác như FDI, huy động vốn từ nhà đầu tư thứ cấp, mua bán sáp nhập… vẫn chưa thực sự thu hút được nhiều.

Trong báo cáo triển vọng ngành 2020, VnDirect nhận định, việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2020 sẽ gặp nhiều trở ngại hơn. Nguyên nhân chính vẫn xuất phát từ phía ngân hàng. Các ngân hàng tiếp tục hạn chế cung ứng vốn tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản để tuân thủ việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 40% trong tháng 1 năm 2020 về 37% trong tháng 9 năm 2020 và tăng hệ số rủi ro cho khoản vay kinh doanh bất động sản lên 200% kể từ 2020.

Nhà nước tăng cường giám sát hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2020. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo trong quý III/2019 về việc các ngân hàng thương mại không được mua trái phiếu của các doanh nghiệp nhằm mục đích cơ cấu nợ vay.

Động thái trên sẽ tác động đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong 2020 do đối tượng người mua là các ngân hàng thương mại chiếm đến 32,4% tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Thêm vào đó, có khoảng 20% lượng phát hành trái phiếu có coupon rate (lãi suất) khoảng 15%-20%/năm, cao hơn nhiều so với mức bình quân của thị trường là 10 - 11%/năm. Bộ Tài Chính đã cảnh báo rủi ro vỡ nợ đối với trái phiếu có lãi suất coupon quá cao.

"Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tạm hạ nhiệt trong năm 2020 sau khi các nhà đầu tư bắt đầu quan tâm nhiều đến khả năng trả nợ của đối tượng phát hành. Nhìn chung, chúng tôi lo ngại các công ty kinh doanh bất động sản sẽ gặp nhiều trở ngại hơn khi tìm kiếm quỹ đất cũng như mở bán dự án. Chỉ có những chủ đầu tư với tiềm lực tài chính mạnh, đòn bẩy tài chính thấp hay các chủ đầu tư nước ngoài có thể miễn nhiễm với sóng gió trên", báo cáo nhìn nhận.

Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnREA) cho rằng, năm 2020 doanh nghiệp bất động sản sẽ gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn bởi hiện hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản đang bị thắt chặt. Bên cạnh siết nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, lãi suất tiếp tục cao (lãi suất huy động lên 8,7%, cộng thêm biên độ 3% thì lãi suất cho vay lên đến 11 - 12%) khiến cho ngân hàng phải cẩn trọng hơn trong việc cho vay kinh doanh bất động sản.

Cùng với đó là hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến thị trường bất động sản còn chưa đồng bộ. Hành lang pháp lý điều chỉnh thị trường bất động sản, từ công tác đầu tư xây dựng, giao dịch đến quản lý sử dụng bất động sản chậm được hoàn thiện, còn chồng chéo; nhiều vấn đề phát sinh từ thực tiễn, bất cập của cơ chế chính sách nhưng chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời dẫn đến thị trường bất động sản chưa được quản lý và kiểm soát một cách hiệu quả.

phat hanh trai phieu co lam day ngan kho cua doanh nghiep bat dong san

Theo thống kê của Sở Xây dựng TP. HCM tại thời điểm đầu quý IV/2019, thành phố có 170 dự án đã được UBND TP. HCM chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc công nhận chủ đầu tư nhưng bị ách tắc thủ tục công nhận chủ đầu tư và phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trong đó có 44 dự án đã có quyền sử dụng đất.

Nguyên nhân là theo quy định trong thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại bằng hình thức chỉ định đầu tư, dự án phải có đất ở 100% nhưng thực tế, có đến 74,1% dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp (đất ở, đất nông nghiệp, đất kênh rạch). Hiện tại, Sở Xây dựng đã kiến nghị UBND TP. HCM báo cáo Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn này cho doanh nghiệp.

Trao đổi với báo giới, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) cho rằng, thị trường bất động sản TP. HCM đang vào giai đoạn vô cùng khó khăn do giao dịch ảm đạm, thủ tục pháp lý ách tắc, ngân hàng siết nguồn tín dụng. Hàng loạt dự án bất động sản rơi vào bế tắc, có dấu hiệu “chết lâm sàng”.

Ông Châu khuyến nghị doanh nghiệp bất động sản cần phải đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, chuẩn bị được quỹ đất dự án, chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án, tính minh bạch trong quản trị doanh nghiệp… để đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng. Các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng các nguồn vốn khác thay thế do ngày càng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Đồng thời, các doanh nghiệp luôn luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, giữ chữ tín, đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ thi công, bàn giao nhà, xây dựng căn hộ thông minh, tòa nhà thông minh, hình thành không gian sống xanh, thân thiện môi trường. Coi trọng công tác hậu mãi chăm sóc khách hàng, để có thể huy động được nguồn vốn ứng trước của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản (được huy động đến 70% giá trị hợp đồng nếu chưa bàn giao nhà, được huy động đến 95% giá trị hợp đồng nếu đã bàn giao nhà).

Còn ông Trần Đình Cường, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã đặt vấn đề thận trọng trong cho vay ở các lĩnh vực rủi ro như dự án BOT, lĩnh vực xây dựng bất động sản từ 2 – 3 năm. Ngân hàng Nhà nước cũng chuyển sang phương pháp quản lý qua các chỉ tiêu gián tiếp chứ không như trước đây là đưa ra chỉ tiêu cụ thể gồm tổng dư nợ cho vay bất động sản 15%, cho vay chứng khoán 30%…

“Để điều chỉnh phù hợp với quy định, các ngân hàng có thể điều chỉnh tăng lãi suất huy động tiền gửi trung, dài hạn để thu hút dòng vốn ở phân khúc này. Những chính sách điều tiết vốn từ Ngân hàng Nhà nước có tác động từ từ, đủ thời gian để các bên liên quan điều chỉnh nên tác động của nó không phải là ngay tức thì. Đây cũng là cách quản trị phù hợp theo chuẩn quốc tế và các doanh nghiệp cũng phải tự điều chỉnh mình, có mô hình sử dụng vốn phù hợp hơn”, ông Cường nói.

phat hanh trai phieu co lam day ngan kho cua doanh nghiep bat dong san 686 doanh nghiệp bất động sản giải thể trong năm 2019

TBCKVN - Năm 2019, lĩnh vực bất động sản có số lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc bị giải thể cao nhất, với ...

phat hanh trai phieu co lam day ngan kho cua doanh nghiep bat dong san Đã đến lúc tín dụng vào bất động sản bị siết chặt

TBCKVN - Bắt đầu từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 30/9/2020, tỉ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài ...

phat hanh trai phieu co lam day ngan kho cua doanh nghiep bat dong san Quảng Bình: Triệt phá nhóm tội phạm tín dụng đen ở huyện Ba Đồn

TBCKVN - Gần 200 cán bộ, chiến sĩ công an tỉnh đã đồng loạt khám xét khẩn cấp, triệu tập, bắt giữ các đối tượng ...

Quốc Trung

Tin liên quan