Oxfam giới thiệu báo cáo toàn cầu về Chỉ số Cam kết giảm Bất bình đẳng 2020

Cập nhật: 19:00 | 08/10/2020 Theo dõi KTCK trên

Na Uy đứng đầu bảng xếp hạng. Hoa Kỳ xếp thứ 26 và cuối cùng là Nam Sudan. Việt Nam đã đạt được những kết quả nổi bật về Chỉ số Cam kết Giảm bất bình đẳng, đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN. Năm 2020, trên phạm vi toàn cầu, Việt Nam xếp hạng 77 trên tổng số 158 quốc gia.

Saigonchildren khởi công dự án cải tạo trường học vùng sâu vùng xa tỉnh Hậu Giang

DHL Express tặng 50 xe đạp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Trà Vinh

Việt Nam được đánh giá cao vì những thành công trong ứng phó với đại dịch Covid-19 từ việc nhanh chóng triển khai những biện pháp ngăn chặn, xét nghiệm, truy vết và cách ly, cũng như truyền thông đại chúng. Việt Nam cũng đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế sự gia tăng đói nghèo và bất bình đẳng, thông qua việc triển khai gói cứu trợ trị giá 2,7 tỷ USD cho 20 triệu người dễ bị tổn thương, và chi trả một khoản trợ cấp trị giá 1,8 triệu đồng/ tháng cho người lao động bị tạm hoãn hợp đồng.

Chỉ số toàn cầu mới cho thấy thất bại "thảm hại" trong việc giải quyết bất bình đẳng

Những tiến bộ trong thời gian gần đây về các lĩnh vực chính sách hướng tới giảm bất bình đẳng cũng rất ấn tượng. Xét tương quan trong với thế giới và khu vực, Việt Nam đang làm tốt hơn về chi tiêu cho y tế và an sinh xã hội, hiệu suất thu thuế cao, và thúc đẩy các quyền của phụ nữ trong lao động.

Tuy nhiên, phân tích cũng chỉ ra sự cần thiết phải củng cố các chính sách lấy con người làm trung tâm nhằm giảm bất bình đẳng. Oxfam khuyến nghị Chính phủ Việt Nam cân nhắc các giải pháp chính sách về dịch vụ công, thuế và lao động; ví dụ như:

  • Tăng thuế luỹ tiến như tăng thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm ưu đãi thuế doanh nghiệp;
  • Tăng chi tiêu cho các dịch vụ công cho giáo dục, y tế và an sinh xã hội;
  • Tăng lương cơ bản lên mức lương đủ sống, tiến tới bao phủ và tiếp cận bảo trợ xã hội toàn dân, đặc biệt là cho lao động phi chính thức và dễ bị tổn thương;
  • Thông qua các luật cho phép thành lập các tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp, phù hợp với các công ước của ILO.
  • Tạo môi trường thể chế với các chính sách công công bằng hơn, tăng cường sự tham gia và phản hồi của người dân và xã hội dân sự; đồng thời giám sát và giảm bất bình đẳng song song với quá trình giảm nghèo.

Ông Matthew Martin - Giám đốc tổ chức Phát tiển tài chính Quốc tế chia sẻ: “Bất bình đẳng cực đoan không phải là không thể tránh khỏi và không chỉ các quốc gia giàu có mới có thể hành động chống lại điều đó. Các chính sách như dịch vụ y tế miễn phí, mạng lưới an sinh xã hội cho những người không thể làm việc, đảm bảo lương đủ sống và một hệ thống thuế công bằng, đã được chứng minh là những công cụ hữu hiệu chống lại bất bình đẳng. Việc không thực hiện các chính sách này là một sự lựa chọn chính trị mà Covid-19 đã bóc trần, với cái giá thảm khốc phải trả cho con người và nền kinh tế. Các chính phủ cần phải rút ra bài học từ đại dịch này và nắm bắt cơ hội này để xây dựng xã hội công bằng hơn, kiên cường hơn và một ngày mai tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta”.

"Saigon Summer Ball 2020" gây quỹ từ thiện được hơn 3,2 tỷ đồng giúp trẻ em khó khăn

“Saigon Summer Ball 2020” – Gala từ thiện đầu tiên của Việt Nam mang lại thành công lớn về mặt gây quỹ khi thu được ...

5 đầu bếp nổi tiếng của Sài Gòn giúp trẻ em khó khăn trong mùa dịch Covid-19

Tháng 9 này, 5 đầu bếp nổi danh của Sài Gòn sẽ chung tay mang lại trải nghiệm ẩm thực chưa từng có tại sự ...

Nguyễn Trang

Tin liên quan