Ông Trần Ngọc Hà và hơn 2.600 xe ô tô thương hiệu VEAM tồn đọng

Cập nhật: 11:30 | 23/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bộ Công Thương yêu cầu VEAM, các đơn vị liên quan thuộc Bộ thực hiện nghiêm túc, khẩn trương các nội dung Kết luận Thanh tra. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đã tiếp tục chuyển một số vụ việc sang Bộ Công an để làm rõ và xử lý trách nhiệm đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định về quản lý kinh tế.

ong tran ngoc ha va hon 2600 xe o to thuong hieu veam ton dong Chào UpCoM chưa đầy một năm, VEAM lại tính chuyện "chuyển nhà" lên HOSE
ong tran ngoc ha va hon 2600 xe o to thuong hieu veam ton dong Cập nhật thị phần ô tô bán chạy của các ông lớn quý I
ong tran ngoc ha va hon 2600 xe o to thuong hieu veam ton dong Tổng giám đốc VEAM “bay chức” chỉ vì một “thiếu sót thủ tục hành chính”?

Bài toán kinh doanh thất bại của ông Trần Ngọc Hà tại VM

Báo cáo gửi HĐQT và Ban kiểm soát của Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam - CTCP (UpCOM: VEAM) về hoạt động của VM cho biết, dưới thời Tổng Giám đốc Trần Ngọc Hà, VM liên tục rơi vào khủng hoảng.

ong tran ngoc ha va hon 2600 xe o to thuong hieu veam ton dong
Ông Trần Ngọc Hà (ảnh VEAM)

Theo phương thức hợp tác do ông Trần Ngọc Hà chỉ đạo từ thời còn làm Giám đốc Nhà máy ô tô VM, chủ trương đưa ra thị trường xe thương hiệu VEAM đã khiến sản lượng của VM rất khó tăng trưởng, lượng xe tồn kho lớn, hiệu quả sản xuất kinh doanh rất thấp.

Thực chất, xe này được tổ hợp từ các cụm linh kiện khác nhau từ nhiều nhà cung cấp, chứ không sử dụng bộ linh kiện đồng bộ. Phương thức này đã dẫn đến VEAM không có đối tác, hợp tác về sản xuất sản phẩm.

Trong tổng số 2.622 xe thương hiệu VEAM tồn đọng (giá vốn 966,3 tỷ đồng), có 2.221 xe tồn từ 2017 trở về trước (878,5 tỷ đồng). Nguy cơ mất vốn lớn đối với số xe tồn không thể tiêu thụ hoặc phải giảm giá bán để tiêu thụ.

Như vậy, thời gian qua, dòng tiền của VEAM chủ yếu vào VM.

Được biết, dự án Nhà máy ô tô VM được quyết định đầu tư dưới 600 tỷ đồng nhưng thực chất đã đầu tư trên 2.000 tỷ đồng. Những năm khó khăn về vốn, thị trường tiền tệ bị thắt chặt thì dòng tiền mặt của công ty mẹ VEAM đã chủ yếu chuyển vào VM. Tổng thu nhập tài chính Công ty mẹ từ 2009 - 2013 là 2.985 tỷ đồng, trong đó tiền chuyển cho VM tăng thêm 1.214 tỷ đồng.

Việc tạo điều kiện về vốn của Công ty mẹ đã dẫn đến lượng tồn kho của VM ở mức cao so với doanh thu thực hiện hàng năm. Đỉnh điểm là năm 2011, tỷ lệ hàng tồn kho/ doanh thu là 172%, năm 2017 là 152%.

Với lợi nhuận 3 năm từ 2016 đến 2018 chỉ đạt 21 tỷ đồng, VEAM cho rằng, nếu trích lập dự phòng hàng năm để có thể tiêu thụ được các xe tồn trong năm sau thì kết quả hàng năm sẽ bị lỗ.

Việc trích lập dự phòng như trên không đủ cơ sở để kiểm toán độc lập chấp nhận giá trị thực tế tồn kho có thể thu hồi và là một điểm của ý kiến ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán tài chính 2018.

Bộ Công Thương công bố kết luận thanh tra các sai phạm tại VEAM

Theo Bộ Công Thương, trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 06/2018, mặc dù kết quả kinh doanh hợp nhất tại VEAM hàng năm đều có lãi, tuy nhiên ngoài thu nhập chủ yếu do lợi nhuận từ các công ty liên doanh (Toyota, Honda...) mang lại trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều đơn vị thuộc VEAM không đạt hiệu quả, thậm chí thua lỗ.

ong tran ngoc ha va hon 2600 xe o to thuong hieu veam ton dong

Kết luận thanh tra cũng cho thấy, quá trình quản lý, điều hành tại VEAM và một số đơn vị thành viên còn tồn tại nhiều sai phạm, thiếu sót như công tác tổ chức cán bộ, sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản, công nợ… gây thiệt hại, lãng phí tài sản của nhà nước.

Bộ Công Thương yêu cầu VEAM, các đơn vị liên quan thuộc Bộ thực hiện nghiêm túc, khẩn trương các nội dung Kết luận Thanh tra. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đã tiếp tục chuyển một số vụ việc sang Bộ Công an để làm rõ và xử lý trách nhiệm đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định về quản lý kinh tế.

Trước đó, ngày 10/12/2018, Bộ Công Thương đã có Công văn số 1042/BCT-TCCB chuyển một số vụ việc sang Bộ Công an để làm rõ, xử lý trách nhiệm theo quy định. Hiện Bộ Công an đã thực hiện việc điều tra, làm rõ, xử lý theo quy định.

Mới đây nhất, ngày 29/03/2019, Chủ tịch HĐQT VEAM, ông Bùi Quang Chuyện đã ký Nghị quyết về việc bãi nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với ông Trần Ngọc Hà - thành viên HĐQT VEAM.

Trong báo cáo gửi Bộ Công Thương về việc này, HĐQT VEAM đánh giá, ông Trần Ngọc Hà với vai trò là Tổng Giám đốc đã vi phạm các quy định về quản lý tài chính và điều lệ của doanh nghiệp này.

Quyết định được đưa ra sau cuộc họp của phụ trách bộ phận đại diện vốn nhà nước tại VEAM và triển khai các nội dung tại Văn bản số 231 của bộ Công Thương về công tác cán bộ. Sau khi phân tích những tồn tại, thiếu sót trong việc kinh doanh thương mại và tiền gửi năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018; kinh doanh nhập khẩu 1.500 bộ linh kiện ô tô Changan (Trung Quốc); việc mua 3.000 bộ linh kiện xe Hyundai của Tập đoàn Thành Công để sản xuất, lắp ráp năm 2017; nhập khẩu, kinh doanh 2.010 bộ linh kiện xe Hyundai 72, Hội đồng quản trị VEAM đã quyết định (bằng hình thức bỏ phiếu) bãi nhiệm chức danh Tổng giám đốc VEAM đối với ông Trần Ngọc Hà.

Theo báo cáo, về kinh doanh thương mại, 06 tháng đầu năm 2018 VEAM lỗ 8,2 tỷ đồng. Chủ yếu là chi phí tài chính của số tiền 399,6 tỷ đồng văn phòng VEAM mua vật tư linh kiện bán cho Nhà máy ô tô VEAM. Hiện VEAM vẫn chưa thu hồi được số tiền hơn 359 tỷ đồng từ việc kinh doanh này.

Được biết, ông Trần Ngọc Hà cũng đã đồng ý để Giám đốc Nhà máy ô tô VEAM mua 3000 bộ linh kiện của TCG để lắp 3000 xe ô tô Hyundai trong năm 2017 khi không có kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017, không có phương án kinh doanh số ô tô này. Điều này dẫn đến tồn kho cuối năm 2017 cao (5588 xe), gấp hơn 2 lần so với kế hoạch tồn kho giao.

Ngoài ra, Hội đồng quản trị của VEAM còn chỉ ra những sai phạm của ông Trần Ngọc Hà liên quan đến việc kinh doanh, nhập khẩu 2.010 bộ linh kiện xe ô tô Hyundai 72.

Mới đây, tại tài hiệu họp ĐHCĐ mới được công bố, Công ty mẹ VEAM đặt kế hoạch 2.400 tỷ đồng doanh thu, giảm 18% so với năm 2018. Doanh thu tài chính (chủ yếu là cổ tức từ các liên doanh ô tô, xe máy như Honda, Toyota và Ford) dự kiến đạt 7.243 tỷ đồng, tăng trưởng 32% so với mức 5.500 tỷ đồng của năm trước qua đó, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ dự kiến tăng 23% lên 6.402 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, trong quý I vừa qua, VEAM đã báo lãi tăng 22% và có hơn 10.300 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng.

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch sáng ngày 23/05, giá cổ phiếu VEA đạt 51.200 đồng/cổ phiếu với khối lượng khớp lệnh 91.100 đơn vị. Vốn hóa tạm tính đạt 67.768,80 tỷ đồng.

Quốc Trung

Tin cũ hơn
Xem thêm