'Ông lớn' ngành công nghiệp thẻ MK Group hưởng lợi "khủng" từ quy định chuyển đổi thẻ chip

Cập nhật: 19:00 | 14/09/2022 Theo dõi KTCK trên

MK Group ra đời từ giữa năm 1999, thuộc lớp doanh nghiệp tiên phong trong ngành công nghiệp thẻ Việt Nam. Đến nay tầm bao phủ của MK Group đã mở ra khá rộng, từ chuyên về sản xuất thẻ nhựa, thẻ thông minh với thương hiệu MK Smart; cho đến các giải pháp thanh toán bảo mật Vinapay và hệ thống nạp tiền tự động Kiosks...

Chuyển đổi thẻ từ sang thẻ gắn chip

Từ cuối năm 2021, thực hiện Thông tư 41/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, các thẻ ATM công nghệ từ (thẻ có dải băng từ ở phía sau) đã chính thức bị "khai tử", không được chấp nhận tại các điểm giao dịch trên toàn quốc, thay vào đó khách hàng buộc phải sử dụng các thẻ ATM gắn chip.

Việc chuyển đổi sang thẻ chip thông minh là bước đột phá về công nghệ, giúp nâng cao tính bảo mật, an toàn cho thẻ, hạn chế tình trạng tội phạm cài đặt thiết bị trên máy ATM của ngân hàng để trộm dữ liệu thông tin khách rồi làm giả thẻ rút tiền trong tài khoản khách hàng. Việt Nam từng được đánh giá là "chỗ trũng" của tội phạm công nghệ thẻ khi sử dụng thẻ ATM băng từ là chủ yếu.

Dự án The Classia chính thức 'lên kệ', Khang Điền (KDH) sẽ cán đích doanh thu năm 2022?
Từ ngày 31/12/2021, các thẻ ATM từ chính thức bị 'khai tử', Ảnh minh họa

Từ tháng 4/2021, các ngân hàng đã dừng phát hành thẻ từ ATM và thay thế hoàn toàn bằng thẻ chip mới, đảm bảo lộ trình đến cuối năm sẽ thay thế toàn bộ thẻ ATM bằng thẻ chip mới, tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.

Hoạt động chuyển đổi thẻ kéo theo một cuộc "cải tổ" toàn diện đối với cả hai mảng phát hành và thanh toán thẻ, Hiệp hội Thẻ ngân hàng ước tính số lượng các máy ATM/EDC cần mua sắm, thay thế, nâng cấp mới trên thị trường để đáp ứng tiêu chuẩn là rất lớn.

Chưa kể, hàng loạt các chi phí liên quan như chi phí trang bị ATM/POS mới, chi phí chỉnh sửa và nâng cấp hệ thống thẻ/hệ thống cá thể hóa thẻ, thiết bị đầu cuối, thời gian, nguồn nhân lực trong quá trình chuyển đổi và đặc biệt là chi phí mua sắm phôi thẻ, do giá phôi thẻ chip theo chuẩn VCCS cao hơn nhiều lần so với giá phôi thẻ từ thông thường.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, thời điểm cuối năm 2021, cả nước có đến gần 106 triệu thẻ nội địa đang lưu hành, cao hơn khoảng 13% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể nói, bối cảnh trên đã mở ra cơ hội làm ăn mới cho các đơn vị đầu mối trong chuỗi hoạt động chuyển đổi thẻ ATM, điển hình như trường hợp của Công ty CP Thông minh MK (viết tắt là Công ty Thông minh MK), một nhà thầu chuyên sản xuất, cung cấp phôi thẻ cho các nhà băng.

Công ty Thông minh MK hưởng lợi thế nào?

Số liệu từ Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia thể hiện, từ năm 2015 đến nay, Công ty Thông minh MK đã trúng ít nhất 77 gói thầu mua sắm tại các ngân hàng lớn như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã chứng khoán: BID), Agribank, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã chứng khoán: VCB), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank, mã chứng khoán: CTG)... với sản phẩm chủ yếu là cung cấp phôi thẻ chip ghi nợ nội địa.

Năm 2020, Công ty Thông minh MK được lựa chọn làm nhà thầu thực hiện của 14 gói thầu, tổng giá trị gần 150 tỷ đồng, trong đó hợp đồng lớn nhất đến từ Agribank - Trung tâm thẻ với nội dung "Mua sắm 650.000 phôi thẻ chip thẻ ghi nợ nội địa hạng chuẩn (success)", giá trúng thầu hơn 20 tỷ đồng.

Sang năm 2021, hoạt động kinh doanh của Công ty Thông minh MK tiếp tục "bùng nổ" khi giành chiến thắng tại 14 gói thầu mua sắm khác, và Agribank - Trung tâm thẻ vẫn là đối tác chất lượng của Công ty Thông minh MK khi ký kết gói thầu "Mua sắm 1.000.000 phôi thẻ chip thẻ ghi nợ nội địa hạng chuẩn (success)" có giá trên 30 tỷ đồng.

Xét về tổng giá trị, Vietcombank là chủ đầu tư đắt giá nhất cho Công ty Thông minh MK với 2 gói thầu "Mua sắm thẻ trắng thẻ Vietcombank Connect24 chuẩn chip VCCS" được hoàn thành vào thời điểm tháng 10 và tháng 12/2021, với giá trúng thầu lên đến 52 tỷ đồng. Đáng chú ý, tỷ lệ giảm giá của Công ty Thông minh MK tại các gói thầu này là rất thấp, chỉ đạt 0,2%, tương ứng 100 triệu đồng.

Bên cạnh đó, VietinBank cũng lựa chọn Công ty Thông minh MK thực hiện gói thầu "Mua sắm 1.100.000 phôi thẻ epartner dual interface dành cho khách hàng thường", với giá trúng thầu 32,5 tỷ đồng, cũng là một trong số hợp đồng đắt tiền nhất của doanh nghiệp trong năm 2021.

Ước tính, doanh thu từ hoạt động đấu thầu của Công ty Thông minh MK đã đạt gần 200 tỷ đồng, cao hơn khoảng 34% so với năm 2020. Lưu ý rằng, nhà thầu này đều trúng thầu trong vai trò độc lập, với tỷ lệ chiết khấu "chạm đáy", thể hiện vị thế trên thị trường và khả năng đàm phán ấn tượng của mình.

Phản ánh lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, theo tài liệu của Kinh tế Chứng khoán Việt Nam, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2021 của Công ty Thông minh MK đã vượt ngưỡng 2.362 tỷ đồng, cao gấp 5,3 lần so với năm trước.

Tuy nhiên, do ghi nhận chi phí giá vốn tăng cao ngất ngưởng, chiếm 2.208 tỷ đồng, gấp gần 7 lần cùng kỳ, đã khiến biên lợi nhuận gộp rơi "tự do" từ mức 27% xuống còn 6,4%. Qua đó, lợi nhuận sau thuế cuối kỳ còn 87 tỷ đồng, tăng 56% so với năm 2020, thấp hơn nhiều mức tăng của doanh thu. Tất nhiên, đây chỉ là các con số được thể hiện trong báo cáo.

Dự án The Classia chính thức 'lên kệ', Khang Điền (KDH) sẽ cán đích doanh thu năm 2022?
Doanh thu tăng 'phi mã' trong năm 2021

Bước sang năm 2022, tình hình kinh doanh của Công ty Thông minh MK đang khá tốt khi nhận về 16 gói thầu với tổng trị giá trên 210 tỷ đồng, dù vẫn còn hơn 1 quý nữa mới kết thúc năm.

Gói thầu trúng gần nhất vào những ngày đầu tháng 9, khi đó thông qua hồ sơ dự thầu, Công ty Thông minh MK đã thuyết phục thành công Agribank - Trung tâm thẻ trao cho mình gói "Mua sắm phôi thẻ chip nội địa hai ứng dụng theo chuẩn VCCS (Lộc Việt) năm 2022", dù bỏ giá tới 20,3 tỷ đồng, chỉ thấp hơn 1,6% so với giá gói thầu.

Về năng lực tài chính, tổng tài sản của Công ty Thông minh MK thời điểm 31/12/2021 đạt 1.350 tỷ đồng, tăng 90% so với hồi đầu năm. Tăng trưởng chủ yếu nằm ở khoản mục "Phải thu ngắn hạn của khách hàng", tăng từ 65 tỷ đồng lên 418 tỷ đồng; đặc biệt doanh nghiệp đẩy mạnh tích trữ "Hàng tồn kho" gấp 3,7 lần năm trước lên 556 tỷ đồng, chiếm 41% tài sản.

Đối ứng nguồn vốn, Công ty Thông minh MK chứng kiến khoản mục "Phải trả người bán ngắn hạn" tăng lên 708 tỷ đồng, trong khi cuối năm 2020 ở mức 140,5 tỷ đồng. Đây là số nợ lớn nhất của doanh nghiệp, xấp xỉ 84% nợ phải trả. Theo sau là khoản vay tài chính dài hạn 87 tỷ đồng. Khả năng kiếm tiền của nhà thầu là rất tốt, cuối năm 2021 đã tích lũy được 400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, trong khi vốn điều lệ ở mức 100 tỷ đồng.

'Ông lớn' ngành công nghiệp thẻ Việt Nam

Được biết, nhóm cổ đông của Công ty Thông minh MK gồm 2 pháp nhân là Công ty CP Tập đoàn MK (sở hữu 34,55% vốn điều lệ) và Dai Nippon Printing Co,.Ltd (Nhật Bản, sở hữu 36,33% vốn điều lệ); và 1 thể nhân là ông Nguyễn Trọng Khang (29,12% vốn điều lệ).

Ông Nguyễn Trọng Khang hiện giữ vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị, hỗ trợ công việc cho ông còn có Tổng giám đốc Nguyễn Quốc Bảo, và Phó tổng giám đốc Đào Hoàng Việt. Ông Nguyễn Trọng Khang là một doanh nhân có tiếng, được biết đến với cương vị Chủ tịch hội đồng quản trị MK Group.

Dự án The Classia chính thức 'lên kệ', Khang Điền (KDH) sẽ cán đích doanh thu năm 2022?
Ông Nguyễn Trọng Khang, Chủ tịch hội đồng quản trị MK Group

MK Group ra đời từ giữa năm 1999, thuộc lớp doanh nghiệp tiên phong trong ngành công nghiệp thẻ Việt Nam. Đến nay tầm bao phủ của MK Group đã mở ra khá rộng, từ chuyên về sản xuất thẻ nhựa, thẻ thông minh với thương hiệu MK Smart; cho đến các giải pháp thanh toán bảo mật Vinapay và hệ thống nạp tiền tự động Kiosks...

MK Group hiện đã phát triển thêm nhiều đơn vị thành viên, trong đó bản thân ông Nguyễn Trọng Khang đứng tên và nắm quyền điều hành, như: Công ty CP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu MK, Công ty CP Cash Point, Công ty CP ATM Hai Tư, Công ty CP Quảng cáo Trực tiếp, Công ty CP Qiwi Việt Nam, Công ty CP Dịch vụ và Phần mềm thanh toán Easypay, Công ty CP Đầu tư Sen Hoàng Gia Hà Nội...

"Cánh chim đầu đàn" của MK Group là Công ty CP Tập đoàn MK. Đây cũng là cổ đông lớn nhất tại Công ty Thông minh MK, như đã đề cập phía trên.

Tại ngày 31/12/2021, Tập đoàn MK có nguồn vốn tài chính 439 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả chiếm 289 tỷ đồng, còn lại 150 tỷ đồng từ vốn chủ sở hữu.

Năm 2021, doanh nghiệp của ông Nguyễn Trọng Khang cũng chứng kiến doanh thu tăng vọt 5,6 lần so với cùng kỳ, đạt gần 569 tỷ đồng. Khấu trừ chi phí và thuế, lãi ròng đạt 30,5 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần.

Tương tự Công ty Thông minh MK, Tập đoàn MK cũng là nhà thầu có tiếng và là đối tác quen của nhà băng. Chỉ khác, Tập đoàn MK tập trung vào mảng cung ứng nguyên vật liệu, cho thuê máy in thẻ các loại.

Việt Anh

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm