Oh!Xoong Thái - Lan toả cách chế biến món chè cổ xưa với nguyên liệu thuần Việt

Cập nhật: 11:00 | 16/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Lê khánh Linh (SN 1992) tại Thanh Hoá và Nguyễn Duy Hiển (SN 2000) tại Vĩnh Phúc đã cùng nhau tạo nên thương hiệu chè Oh!Xoong Thái và lan toả cách chế biến món chè cổ xưa với nguyên liệu thuần Việt.

VietnamWorks tham gia chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hạt điều nhà rang – Giữ trọn vị hạt điều

Cách đây tròn 1 năm, vì hoàn cảnh gia đình, Khánh Linh quyết định mở bán hàng online món chè truyền thống của Thái Lan. Món chè này thành phần chính là sợi Longchong – Món chè truyền thống của Thái Lan, Khánh Linh được bà truyền lại đã lâu, tuy nhiên đến thời điểm đó cô mới nấu để bán. Ban đầu Khánh Linh bán đúng như món bên Thái, sau này muốn giới thiệu với nhiều người nên phát triển ra bằng việc kết hợp thêm vị vì món này rủi ro khá cao, lại vất vả nên ít người làm. Chè này không thể làm trước, hàng ngày Khánh Linh phải dậy từ 4 giờ sáng kể cả ngày mùa hè hay mùa đông để quấy và chỉ bán trong ngày, hết ngày không hết chấp nhận cho đi hoặc bỏ cho người thu đồ ăn thừa để đảm bảo chè ngon nhất.

Oh!Xoong Thái    Lan toả cách chế biến món chè cổ xưa với nguyên liệu thuần Việt

Lầm lũi làm việc để trang trải cho hoàn cảnh gia đình thời điểm đó, đến khi gia đình biết chuyện của Khánh Linh đã vất vả ra sao để gồng gánh, ngày cô chỉ ngủ 2 tiếng, thức đêm nhiều khiến người gầy ốm xanh xao, chồng và bố mẹ can ngăn không cho cô làm nữa. Nhưng với quyết tâm của bản thân, Khánh Linh chọn con đường này đến cùng và ngày càng phát triển hơn nữa.

Thời gian đầu là năm 2019, khi Khánh Linh vừa đưa chè ra thì tạo trend, khách quá đông từ lẻ chuyển lên sỉ. “Lúc đó tôi lao vào làm để trả nợ, làm như một cái máy không có cảm xúc. Làm được 1 tháng trả hết nợ thì tôi dừng, huỷ bỏ mọi đơn đặt hàng về quê nghỉ ngơi”, Khánh Linh chia sẻ. Khó khăn lớn nhất lúc đó theo cô là năng lực quản lý kém, tự làm nên không ôm hết được mọi việc. Cùng với đó, cô gái nhỏ bé ấy gặp phải những thành phần đe doạ, thuê hack facbook cô để lấy công thức chè khiến cho Khánh Linh cảm thấy vô cùng mệt mỏi.

Oh!Xoong Thái    Lan toả cách chế biến món chè cổ xưa với nguyên liệu thuần Việt

Một thời gian sau, Khánh Linh không muốn chỉ là kinh doanh kiếm tiền. “Do chồng ốm nên hai vợ chồng ăn chay và thiền, ban đầu suy nghĩ của tôi hay đi lung tung, lo sợ đủ điều không kiểm soát được, nhưng chỉ có lúc nấu chè là tôi tập trung, không bị lo sợ cái gì cả. Còn nếu làm trong tâm trạng bất ổn kiểu gì nồi chè cũng hỏng, bỏ đi 10kg 20kg rất phí”, Khánh Linh tâm sự.

Trăn trở vì điều đó, Khánh Linh cùng Nguyễn Duy Hiển bắt đầu xây dựng thương hiệu Oh!Xoong Thái với mục tiêu là lan toả phương cách chế biến xưa. Món ăn ngon không vì gia vị và kỹ thuật (hồi xưa ông bà nấu đồ ăn cũng chỉ có muối trắng nhưng rất ngon, vị mỗi thực phẩm được giữ nguyên chứ không bị gia vị át hết đi).

Chè của Khánh Linh được nấu bằng nồi gang bếp củi rất mộc, các món phát triển thêm cũng đều là hoa quả đặc sản Việt Nam như đác, thốt nốt, màu thì dùng củ dền, hoa đậu biếc, hoa dành dành… mùa nào thức nấy.

Oh!Xoong Thái    Lan toả cách chế biến món chè cổ xưa với nguyên liệu thuần Việt
Khánh Linh và Duy Hiển

Kể từ đó, Khánh Linh không bán sỉ nữa mà chuyển sang bán lẻ với thương hiệu Oh!Xoong Thái của mình. Tới lúc này khó khăn nhất là để mở rộng thị trường đối với Khánh Linh là phải truyền thông và giúp khách hàng hiểu về sản phẩm liên tục. “Có khách vào ăn chê chè nhạt, loãng, màu đỏ không đẹp mắt. Tôi phải giải thích là củ dền màu đậm và dễ phai, cốt dừa tự nhiên không cho bột năng nên không đặc sánh như quán khác…”, khách hàng dần dần hài lòng hơn với nguyên liệu tự nhiên được quán đưa vào món chè.

Lúc đầu, Duy Hiển làm cùng Khánh Linh thấy vất vả nhất là do khả năng truyền cảm hứng của Khánh Linh khá kém. “Bạn ấy không hiểu được tại sao tôi lại sống chết theo đuổi món chè này bằng cách đi chậm chứ không phải chạy quảng cáo, nó có gì đặc biệt? Sau này, tôi đưa Duy Hiển về tận nơi làm ra món chè, chứng kiến bà tôi với căn bếp nhỏ đã đến 40 năm quấy chè nuôi chồng bại liệt con nhỏ vất vả. Qua bao đời tới lúc có phẩm màu, phụ gia giúp nhàn hơn trong chế biến nhưng bà vẫn cố hữu giữ cách làm xưa”, Khánh Linh tâm sự.

Lúc này, Duy Hiển cảm nhận được giá trị nằm ở tâm của người sản xuất, mình làm ra con cháu mình ăn nên phải làm thật chuẩn. Từ lúc đó, hai chị em hợp tâm và bắt đầu truyền cảm hứng tới từng khách hàng. Cả hai cùng kết hợp tài trợ cho trung tâm đào tạo tài năng nhí, talk show rất nhiều.

Oh!Xoong Thái    Lan toả cách chế biến món chè cổ xưa với nguyên liệu thuần Việt

Đầu tiên chỉ là truyền thông miệng, sau này Duy Hiển nghĩ ra ý tưởng mở thêm workshop cho khách tự nấu chè, cùng nhau quây quần bên nồi gang bếp củi nói chuyện. Điều tốt là việc này được mọi người hưởng ứng, đa số đã quay về vị giác sơ khai ban đầu, cảm nhận được vị ngọt từ chính nguyên liệu.

“Không chỉ vậy ngồi trong không gian bếp xưa có bạn đã nhắn cảm ơn tôi vì buổi workshop giúp họ giải toả stress, có năng lượng hơn. Đây chính là mục đích sâu xa tôi muốn mọi người cảm nhận được: tạm thời bỏ qua bộn bề cuộc sống, quay về đúng bản chất nguyên thuỷ của con người là ăn, là nghỉ ngơi. Bởi chúng tôi tin khi bản thân ăn vào những thứ nguyên bản thì hệ tiêu hoá cũng làm việc nhẹ nhàng, dẫn tới nghỉ ngơi từ bên trong, rồi tới nghỉ ngơi về trí não, biết đâu đa số khó khăn đều do chúng ta tự tạo cho mình. Hai chị em hay đùa rằng workshop này là nơi bốc phét, bốc thật, thích gì bốc đó mà chả phải ngại điều gì. Cứ ăn thật là nói thật chẳng ngại điều chi”, Khánh Linh vui vẻ nói.

Nguyễn Duy Hiển xuất phát từ khách hàng, và hiện giờ là người đồng hành cùng Khánh Linh xây dựng Oh!Xoong Thái. Tuy mới 20 tuổi nhưng nền tảng gia đình cũng làm nghề giò chả 3 đời khiến cậu trai trẻ không ngại khó, khổ cùng Khánh Linh làm việc. “Duy Hiển luôn động viên tôi phải khổ trước sướng sau, lấy tấm gương từ gia đình Hiển cũng làm nghề giò chả 3 đời thức khuya dậy sớm, ship cũng phải tự đi, nên việc hai chị em thay nhau chạy 40km ship chè là bình thường. Tối về tận 23 giờ dọn hàng, sáng lại dậy từ 4 giờ nấu chè”, Khánh Linh chia sẻ.

Oh!Xoong Thái    Lan toả cách chế biến món chè cổ xưa với nguyên liệu thuần Việt
Nguyễn Duy Hiển

Họ hoàn toàn thay đổi cách suy nghĩ khi khởi nghiệp, Khánh Linh coi món chè này là người đã đồng hành với cô trong thời kỳ khó khăn mà ngay cả bố mẹ cô cũng không giúp được. “Món chè giúp tôi định tâm, tôi vô cùng biết ơn. Từ đó rất nhiều nhân duyên tốt đẹp đã tới. Điển hình nhất là bạn đồng hành xây dựng Oh!Xoong Thái – Nguyễn Duy Hiển, chàng trai trẻ chân thành và nhiệt huyết và là người rất rất khó tính trong lựa chọn nguyên liệu. Duy Hiển như là một khâu kiểm định chất lượng trước khi xuất ra”, Khánh Linh tự hào nói về người bạn đồng hành.

Tuy giờ đây các hoạt động của Khánh Linh và Duy Hiển tổ chức đều âm tiền vì thu phí kiểu tượng trưng, giữ chỗ, nhưng bù lại họ hạnh phúc với chính mình. Với chính những điều trước đây mỗi đứa từng hằn học mỗi ngày. “Tôi yêu chồng hơn, nhìn ra không có sự khoan dung của anh ý thì tôi không thể lông bông làm toàn chuyện viển vông như hôm nay”, Khánh Linh vui vẻ nói.

Oh!Xoong Thái    Lan toả cách chế biến món chè cổ xưa với nguyên liệu thuần Việt

Cách đây 6 tháng Khánh Linh và Duy Hiển đã bỏ hết những việc khác để chỉ tập trung cho phát triển món chè này. Chỉ nhận bỏ sỉ sợi Longchong cho vài quán chè để lấy kinh phí duy trì cuộc sống cơ bản. Hai chị em muốn phát triển mô hình của mình hơn nữa, mục tiêu gần là có đủ tiền thuê một vị trí đẹp đủ rộng để nấu chè ngay tại chỗ cho khách nhìn thấy quá trình. Và có địa điểm gần Hà Nội đủ rộng để nhiều người cùng tham gia workshop với nhau. Hiện số người đăng ký đông nhưng Khánh Linh vẫn chưa tìm được địa điểm thuận tiện.

Xây dựng Oh!Xoong Thái thành thương hiệu mộc, không bị bất cứ ảnh hưởng nào từ phụ gia. Là nơi mọi người nhớ tới là tin tưởng, là bình yên, đồng thời dần thay thế các dụng cụ, cốc ở cửa hàng bằng các loại cốc thân thiện với môi trường. Hai bạn trẻ đang dần thay đổi cuộc sống của chính họ và những người xung quanh bằng cách tạo niềm vui và hạnh phúc với món chè đặc biệt.

Gặp gỡ nhóm sinh viên Đại học Mở Hà Nội đạt giải Nhì cuộc thi SV.Starup

Các sinh viên Nguyễn Ngọc Ánh - Trưởng nhóm, Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Thìn học năm thứ 3 Khoa Kinh tế Đại học ...

Những chiếc bánh độc đáo trọn vẹn tâm huyết của người thợ

Chị Thái Thị Thanh Loan (SN 1983) tại Lâm Đồng, chủ thương hiệu Bếp bánh Thái Thị ở Nguyễn Thượng Hiền, quận Bình Thạnh, TP ...

18 tháng dày công nghiên cứu tìm ra phương pháp hữu cơ cho bà con nông dân

Anh Đỗ Đình Hưng (SN 1972), hiện là Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Agri Việt Hưng đã có 18 tháng cùng bà con ...

Nguyễn Trang

Tin liên quan