"Nữ tướng" bản lĩnh trong lĩnh vực kinh doanh thép là ai?

Cập nhật: 09:54 | 08/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Bà Nguyễn Thị Ngọc Loan không chỉ là Chủ tịch HĐQT của tập đoàn SMC mà còn là một trong những nhà sáng lập, đồng hành cùng doanh nghiệp làm nên nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực kinh doanh thép tại Việt Nam.

Điều ít biết về những người thừa kế của gia tộc Samsung

'Nữ hoàng' chứng khoán đầu tiên của Việt Nam là ai?

6 bài học thành công từ tỷ phú Larry Ellison

Bà Nguyễn Thị Ngọc Loan sinh ngày 25/12/1961, nguyên quán tại Trà Vinh. Hiện nay, bà đang cư trú tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Về trình độ học vấn, bà tốt nghiệp Cao đẳng Quản trị Kinh doanh.

Trước đó, bà giữ chức vụ Phó Tổng GĐ Công ty Cổ phần Ðầu tư Thương mại SMC (SMC). Kể từ ngày 11/7/2017, bà Loan được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Ðầu tư Thương mại SMC.

Về tài sản, bà Nguyễn Thị Ngọc Loan hiện đang sở hữu số lượng 8,741,829 mã cổ phiếu SMC của Công ty Cổ phần Ðầu tư Thương mại SMC, chiếm tỷ lệ 14.35% tính đến ngày 31/12/2019. Số cổ phiếu này có giá trị lên tới 348.8 tỷ VNĐ.

5241-doanhnhan1
Chân dung bà Nguyễn Thị Ngọc Loan - Chủ tịch HĐQT SMC

Ngoài ra, cũng tại SMC, anh trai bà là ông Nguyễn Đức Dũng cũng sở hữu số lượng 94,380 mã cổ phiếu SMC tính đến ngày 31/12/2019. Số cổ phiếu này có giá trị là 3.8 tỷ VNĐ.

Hai em trai bà là ông Nguyễn Nghĩa Dũng và ông Nguyễn Anh Dũng cũng lần lượt sở hữu số lượng 1,419,051 và 831,866 mã cổ phiếu SMC tính đến ngày 31/12/2019. Số cổ phiếu này có giá trị là 56.6 tỷ và 33.2 tỷ VNĐ.

* Giá trị cổ phiếu trên được cập nhật đến ngày 04/06/2021.

SMC dưới thời kỳ lãnh đạo của nữ tướng Nguyễn Thị Ngọc Loan

Kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2021 của CTCP Đầu tư thương mại SMC (mã SMC – HSX) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2021 tăng vượt trội so với các năm trước. Đầy cũng là kết quả cao kỷ lục trong suốt quá trình thành lập công ty.

Cụ thể, doanh thu quý này của SMC tăng gần 47% cùng kỳ năm trước khi đạt gần 5.070 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 4,9% của quý 1/2020 lên tới 8,5% trong quý 1/2021.

Doanh thu tài chính quý này gấp 4 lần cùng kỳ 2020 khi đạt gần 31 tỷ đồng, chi phí tài chính giảm 31%. Do sản lượng tiêu thụ nhiều nên chi phí bán hàng tăng 130% cùng kỳ năm trước khi vượt 100 tỷ đồng.

5239-doanhnhan
SMC đang đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong năm 2021

Lợi nhuận trước thuế quý 1/2021 của SMC gấp 11 lần cùng kỳ 2020 khi đạt gần 262 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế gấp gần 15 lần cùng kỳ 2020 khi đạt 215,6 tỷ đồng. Lãi ròng cổ đông công ty mẹ gấp 20 lần cùng kỳ 2020 khi đạt 208 tỷ đồng. EPS quý 1/2021 đạt 3.416 đồng.

Như vậy, dù sản lượng tiêu thụ chỉ tăng 12% nhưng doanh số tăng 47% so với cùng kỳ 2020 do giá vốn thấp dẫn đến hiệu quả cao. Công ty cho biết hoạt động sản xuất ngày càng phát triển nhờ hoạt động tài chính tốt làm tăng thêm hiệu quả như sử dụng vốn tiết kiệm, tăng vòng quay vốn, thoát bớt đầu tư. Năng suất hoạt động sản xuất vẫn tiếp tục duy trì ổn định ở mức cao.

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ của Đầu tư Thương mại SMC (SMC) đã công bố, kế hoạch tiêu thụ của năm 2021 là 1,35 triệu tấn thép; bao gồm 670.000 tấn thép dài và 680.000 tấn thép dẹt.

Tương ứng, doanh thu kế hoạch tăng 14,4% đạt 18.000 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế giảm 5% đạt 300 tỷ. Mới đây, kế hoạch từ con số ban đầu 160 tỷ đã được SMC điều chỉnh lên 300 tỷ đồng. Cổ tức dự chia của công ty với tỷ lệ không dưới 10% vốn điều lệ.

Như vậy, chỉ trong quý I đầu năm,công ty đã hoàn thành 28% doanh thu và 71,8% kế hoạch lợi nhuận của cả năm.

Tại thời điểm 31/3/2021, tổng tài sản của SMC tăng hơn 1.200 tỷ so với đầu năm khi đạt 7.952 tỷ đồng.

Công ty có hơn 1.000 tỷ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Hàng tồn kho tăng mạnh hơn 1.000 tỷ so với đầu năm. Tình hình tài chính lành mạnh với nợ ngắn hạn 2.700 tỷ, nợ dài hạn 49 tỷ.

Ngoài ra, SMC cũng đang nắm giữ 9,2 triệu cổ phiếu NKG của CTCP Thép Nam Kim với giá mua 9.838 đồng/cp, trong khi hiện tại NKG đang giao dịch ở vùng giá 26.000 đồng/cp.

Thu Uyên (Tổng hợp)

Tin cũ hơn
Xem thêm