Chuyển động

Nóng: Thêm một cái tên mang tầm cỡ châu lục muốn chung tay làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Nguyên Nam 08/07/2025 08:09

Một ngân hàng mang tầm cỡ châu lục cam kết hỗ trợ Việt Nam mạnh mẽ hơn trong việc huy động nguồn lực quốc tế cho các dự án lớn, bao gồm cả đường sắt cao tốc.

Tại cuộc gặp bên lề Hội nghị thường niên các Nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Rio de Janeiro (Brazil), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với ông Kim Lập Quần – Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB). Đây là tổ chức tài chính đa phương ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tài trợ hạ tầng khu vực, với sự tham gia của hơn 100 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

duongsatcaotoc22.png
Chủ tịch AIIB nhấn mạnh vai trò của các dự án giao thông như đường sắt cao tố

Trong cuộc gặp, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh vai trò chiến lược của hạ tầng giao thông – đặc biệt là các tuyến đường sắt và đường bộ trọng điểm – trong mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8% vào năm 2025 và kỳ vọng đạt hai con số trong các năm tiếp theo. Thủ tướng đề nghị AIIB hỗ trợ mạnh mẽ hơn trong việc huy động nguồn lực quốc tế cho các dự án lớn như tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, cũng như cung cấp các khoản vay ưu đãi tập trung vào các công trình có tính “xoay chuyển tình thế” đối với nền kinh tế.

Ông Kim Lập Quần bày tỏ đánh giá tích cực về thành tựu kinh tế xã hội của Việt Nam. Chủ tịch AIIB đồng tình với định hướng phát triển của Việt Nam và cam kết tiếp tục đồng hành cùng các sáng kiến hạ tầng quy mô lớn. Ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các dự án giao thông như đường sắt cao tốc trong việc nâng cấp năng lực logistics, thúc đẩy kết nối vùng, đồng thời tạo hiệu ứng thu hút thêm dòng vốn chất lượng cao vào Việt Nam.

thutuongchinhphu1.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hiện tại, AIIB chủ yếu triển khai hoạt động tại khu vực tư nhân ở Việt Nam, thông qua 3 dự án trị giá 223 triệu USD trong các lĩnh vực ứng phó Covid-19, năng lượng sạch và hạ tầng chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, theo thông tin từ AIIB, ngân hàng này đang thể hiện sự quan tâm rõ rệt tới việc tài trợ các dự án giao thông, cấp thoát nước và năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Việc hợp tác với AIIB mở ra khả năng mở rộng nguồn vốn ưu đãi trong thời gian tới, đặc biệt là các mô hình vay đồng tài trợ hoặc hợp tác công – tư (PPP).

Không chỉ có AIIB, Việt Nam cũng đang mở rộng các kênh tiếp cận nguồn lực quốc tế khác cho phát triển hạ tầng. Trước đó, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Việt Nam, ông Maeda Tadashi – Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) đã bày tỏ mong muốn tham gia vào quá trình triển khai tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Ông Maeda nhấn mạnh các doanh nghiệp Nhật Bản sẵn sàng mang đến công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm thực hiện các dự án hạ tầng lớn, đồng thời khẳng định JBIC sẽ hỗ trợ tài chính để hiện thực hóa dự án trọng điểm này.

Sự quan tâm của cả AIIB và JBIC – hai tổ chức tài chính quốc tế lớn, đại diện cho hai cường quốc kinh tế ở châu Á – phản ánh sức hút mạnh mẽ của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Trong bối cảnh ngân sách trong nước có hạn, việc mở rộng hợp tác quốc tế được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam triển khai được các tuyến đường sắt hiện đại, đạt chuẩn kỹ thuật quốc tế với chi phí tối ưu.

Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Dự án biểu tượng của thế kỷ

Theo đề xuất hiện nay, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có chiều dài khoảng 1.545 km, nối từ Hà Nội tới TP.HCM, sử dụng công nghệ tàu chạy điện với tốc độ thiết kế 350 km/h, khai thác ban đầu 320 km/h.

Khi hoàn thành, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai đầu đất nước xuống còn dưới 6 tiếng, mà còn tạo ra đòn bẩy mạnh mẽ cho phát triển vùng, giảm tải cho hàng không, thúc đẩy du lịch, logistics và gia tăng khả năng kết nối của Việt Nam với khu vực ASEAN.

Tuy nhiên, để hiện thực hóa giấc mơ tốc độ cao, việc lựa chọn đúng mô hình đầu tư, nhà thầu và nguồn vốn – đặc biệt là vốn quốc tế – sẽ là yếu tố then chốt. Các cuộc tiếp xúc ngoại giao cấp cao gần đây cho thấy Việt Nam đang chủ động “gõ cửa” đúng nơi, đúng lúc – với mục tiêu không chỉ gọi vốn mà còn thu hút công nghệ, kinh nghiệm quản lý và cả cam kết dài hạn từ các đối tác hàng đầu thế giới.

      Nổi bật
          Mới nhất
          Nóng: Thêm một cái tên mang tầm cỡ châu lục muốn chung tay làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam
          • Mặc định

          POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO