Nông nghiệp BAF vận hành 2 trại nuôi heo ở Tây Ninh

Cập nhật: 18:15 | 13/03/2024 Theo dõi KTCK trên

Nông nghiệp BAF đã đưa vào vận hành 2 cụm trang trại Nuôi heo Công Nghệ cao Hải Đăng và Tân Châu tại Tây Ninh vào ngày 12/3/2024 vừa qua.

Ngày 12/03/2024, Công ty CP Nông nghiệp BAF (HOSE: BAF) đã đưa vào vận hành 2 cụm trang trại xanh, gồm cụm trại Nuôi heo Công nghệ cao Hải Đăng (cụm trại Hải Đăng) và Trại nuôi heo Công nghệ cao Tân Châu (trại Tân Châu).

Lợi nhuận sụt giảm, BAF Việt Nam vẫn muốn thâu tóm một doanh nghiệp chăn nuôi lợn ở Tây Ninh
Nông nghiệp BAF (HOSE: BAF) đã đưa vào vận hành 2 cụm trang trại xanh, gồm cụm trại Nuôi heo Công nghệ cao tại Tây Ninh

Theo tìm hiểu, cụm trại Hải Đăng nằm ở huyện Tân Châu (Tây Ninh) có diện tích 66 ha, là trại có quy mô lớn nhất của BAF ở thời điểm hiện tại. Cụm gồm 3 tổ hợp trại nhỏ, cho công suất 5.000 heo nái và 60.000 heo thịt, được đưa vào vận hành sau khi thỏa mãn nhiều yêu cầu từ cả BAF và đối tác chiến lược là Công ty Tài chính Quốc tế (IFC).

Theo thông tin từ BAF, cụm trại Hải Đăng có áp dụng những công nghệ chuồng hầm hiện đại với các trang thiết bị, hệ thống quản lý tự động và xử lý nước thải được nhập khẩu từ châu Âu, châu Mỹ. Đơn cử, phân sẽ được xử lý bằng hệ thống cào, sau đó chuyển đến các tháp ủ phân. Tại đây, chất thải được ứng dụng công nghệ sinh học, tạo ra nước tưới cây, phân hữu cơ bón lúa (một sản phẩm khác của Tập đoàn Tân Long, công ty mẹ của BAF), góp phần giảm phát thải nhà kính, đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 của Việt Nam.

Chi phí đầu tư cho cụm trại Hải Đăng khoảng 600 tỷ đồng, thấp hơn 10% so với việc đầu tư 3 trang trại riêng biệt nhờ tiết giảm được chi phí đầu tư tại nhiều hạng mục (hạ tầng, khu sinh hoạt…).

Đồng thời ngày 12/3, BAF cũng khánh thành trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao Tân Châu (trại Tân Châu) tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Trang trại này có chi phí đầu tư 220 tỷ đồng, quy mô hơn 12 ha, công suất 30 ngàn heo thịt, được đầu tư theo tiêu chuẩn trang trại xanh.

Tương tự như cụm Hải Đăng, trại Tân Châu cũng áp dụng “vành đai cách ly”, hạn chế tối đa tiếp xúc giữa người và vật nuôi, cùng hệ thống xử lý nước và chất thải đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên & Môi trường cùng Bộ Y tế.

Ở thời điểm hiện tại, Doanh nghiệp sở hữu hệ thống 28 trại heo nái và heo thịt trên cả nước, tổng đàn gần 400 ngàn con, cho ra gần 1 triệu heo thương phẩm/năm. Kế hoạch sắp tới, Doanh nghiệp định hướng vận hành thêm 18 trang trại mới trong giai đoạn 2024 – 2025.

Cụm trại Hải Đăng và trại Tân Châu được BAF dự kiến sẽ đóng góp doanh thu và lợi nhuận từ giữa quý III/2024.

Trong bối cảnh nguồn cung heo giảm sút dưới tác động của dịch bệnh ASF (dịch tả heo châu Phi), giá heo ghi nhận mức tăng 55.000 đồng lên 62.000 đồng/kg kể từ sau Tết Nguyên Đán, đây được xem là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chăn nuôi trong năm nay.

Nông nghiệp BAF muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu

Nông nghiệp BaF Việt Nam vừa thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức. Theo đó, doanh nghiệp chăn nuôi này dự kiến phát hành thêm gần 24,4 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tương ứng 17% tỷ lệ cổ phiếu đang lưu hành. Thời gian thực hiện đợt chi trả cổ tức này dự kiến diễn ra trong quý I - quý II/2024 ngay sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thông qua phương án phát hành.

Bên cạnh đó, Nông Nghiệp BaF cũng vừa thông qua việc chào bán gần 7,2 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) với mức giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu. Đối tượng phát hành là thành viên HĐQT, ban kiểm soát, nhân sự chủ chốt của BaF Việt Nam và các công ty con đáp ứng điều kiện, tiêu chí mua theo phê duyệt của HĐQT.

Số cổ phiếu ESOP này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn tất đợt chào bán, và không được chuyển nhượng quyền mua.

Trong phiên giao dịch ngày 13/1, cổ phiếu BAF có giá tham chiếu tại mức 27.600 đồng/cổ phiếu. Nếu so với mức giá này thì giá chào bán cổ phiếu ESOP đang thấp hơn tới 61,5%. Nếu đợt phát hành diễn ra thành công, BaF Việt Nam sẽ thu về gần 72 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền này sẽ được dùng để bổ sung vốn phục vụ chăn nuôi heo.

Trong một diễn biến liên quan, BaF Việt Nam sẽ mua lại 99,9% vốn điều lệ tại Công ty CP Chăn nuôi CNC Thành Đạt Gia Lai. Công ty này có trụ sở tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, và hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực chăn nuôi heo. Mức giá của thương vụ trên hiện chưa được BaF Việt Nam công bố.

Nếu quá trình nhận chuyển nhượng trên diễn ra thành công, hệ sinh thái của BaF Việt Nam sẽ có thêm 1 thành viên mới.

Tính đến cuối tháng 9/2023, Nông nghiệp BaF đang có 19 công ty con, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất, giết mổ và chế biến thịt.

Đây là động thái mới nhất của BaF Việt Nam trong việc mở rộng quy mô đàn heo khi doanh nghiệp này đẩy mạnh chuyển từ mảng kinh doanh nông sản sang mảng chăn nuôi khép kín 3F với chuỗi giá trị thịt heo.

Theo đánh giá của VNDirect Research, với việc giá heo hơi phục hồi, hoạt động kinh doanh của BaF Việt Nam sẽ bắt đầu tăng tốc trở lại từ quý I/2024. Doanh thu thuần và lãi ròng năm 2024 của BaF Việt Nam hiện được dự phóng lần lượt ở mức 4.939 tỷ đồng và 180 tỷ đồng, lần lượt tăng 6,9% và 108,3% so với mức ước tính của năm.

Nông nghiệp BAF: “Thâu tóm” một công ty ở Gia Lai, phát hành 7,1 triệu cổ phiếu ESOP

Nông nghiệp BaF Việt Nam thâu tóm công ty ở Gia Lai và lên kế hoạch phát hành cổ phiếu ESOP với giá thấp hơn ...

Thị trường chứng khoán ngày 23/1/2024: Thông tin trước giờ mở cửa

Cổ phiếu "quốc dân" tỏa sáng, VN-Index giữ sắc xanh; Cổ phiếu TCI của Chứng khoán Thành Công gia nhập HoSE; Nông nghiệp BAF "thâu ...

BAF Việt Nam có quý đầu tiên báo lỗ kể từ khi niêm yết

Quý IV/ 2023, BAF Việt Nam báo lợi nhuận trước và sau thuế chuyển từ dương sang âm, lần lượt lỗ 44,3 tỷ và 29,5 ...

Tiểu Vy