Nở rộ huy động vốn từ cổ đông hiện hữu

Cập nhật: 14:37 | 26/05/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Nằm trong vòng ảnh hưởng bởi COVID-19, bên cạnh việc điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh cũng như kế hoạch kinh doanh, sách lược quản lý nhân sự, nguồn cung nguyên liệu..., không ít doanh nghiệp đã mạnh dạn đề cập thêm nội dung huy động vốn cổ phần trong tài liệu họp đại hội cổ đông để có thêm vốn thực hiện các kế hoạch kinh doanh...

COVID-19 thay đổi nhiều con số

Dịch COVID-19 bùng phát ngay lập tức đã "hạ đo ván" nhiều doanh nghiệp trên hầu hết các phương diện. Nhiều chiến lược, sách lược kinh doanh bị đổ vỡ đồng thời cũng gián tiếp gây ra sự biến đổi các chỉ số về kinh doanh của doanh nghiệp.

no ro huy dong von tu co dong hien huu

Chẳng hạn, HĐQT CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG) vừa thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 với đặt mục tiêu doanh thu thuần 110.000 tỷ đồng, giảm hơn 10% và lợi nhuận sau thuế khoảng 3.450 tỷ đồng, giảm 28,6% so với kế hoạch ban đầu. Như vậy, từ mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận gần 20% trong năm 2020, nay chuyển sang giảm 10% so với năm 2019 (năm ngoái, MWG lãi 3.571 tỷ đồng).

Với CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM), giai đoạn đầu năm, TCM tự tin vào khả năng tăng trưởng hai con số trong năm 2020, nhưng với tác động của đại dịch, HĐQT Công ty đã họp và quyết định điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh, kế hoạch mới là doanh thu năm nay tăng 3,7% và lợi nhuận 188 tỷ đồng, giảm 12,9% so với năm 2019.

Mới đây, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) có phần gây “sốc” với cổ đông khi công bố điều chỉnh giảm mạnh các chỉ tiêu kinh doanh: doanh thu 14.000 tỷ đồng, giảm 31% và lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng, giảm hơn 70% so với kế hoạch ban đầu.

Tương tự, CTCP Bóng đèn Điện Quang (DQC) cho biết, ở kịch bản trung bình, doanh thu năm nay dự báo giảm 26%, lợi nhuận dự kiến đạt gần 2 tỷ đồng, giảm 95% so với thực hiện năm 2019. Ở kịch bản xấu, doanh thu của công ty có thể giảm 35% và lợi nhuận trước thuế âm gần 10 tỷ đồng.

Tăng huy động vốn từ "người nhà"

Theo khảo sát, bên cạnh hình thức phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên (ESOP), nhiều doanh nghiệp thực hiện huy động vốn sản xuất từ cổ đông hiện hữu; hiếm có doanh nghiệp huy động vốn từ phát hành riêng lẻ, chào bán lô lớn cho cổ đông tổ chức, hay cổ đông chiến lược như giai đoạn 2017 - 2018.

no ro huy dong von tu co dong hien huu

Ðơn cử, CTCP Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) có kế hoạch phát hành 70 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu nếu như không vay được vốn ngân hàng. Ðáng chú ý, công ty có thể lựa chọn phát hành cổ phiếu phổ thông hoặc cổ phiếu ưu đãi cổ tức 10%/năm.

Tương tự, CTCP Ðịa ốc First Real (FIR) có kế hoạch phát hành 10,4 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, bên cạnh phát hành ESOP cho nhân viên.

Cùng với đó, CTCP Ðầu tư và Thương mại TNG (TNG) cũng đã lên kế hoạch phát hành 7,39 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Một tên tuổi khác là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ðông Nam Á (SeABank) cũng sẽ thực hiện phát hành 141 triệu cổ phiếu, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu….

Nhìn chung, các doanh nghiệp trên sàn năm nay có triển vọng kinh doanh khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hàng không, du lịch, vận tải. Trong khi đó, khối ngân hàng có khả năng nợ xấu sẽ tăng do phải giãn nợ cho khách hàng, trong khi số lượng khách hàng không có khả năng trả nợ được dự báo gia tăng. Các doanh nghiệp gặp áp lực về dòng tiền hoạt động kinh doanh nên đẩy mạnh huy động vốn từ cổ đông vì vốn từ các nguồn khác có vẻ không dễ huy động, đơn cử vốn ngoại.

Lo nguồn vốn của nhà đầu tư

Còn nhớ trong giai đoạn 2017 - 2018, một loạt doanh nghiệp thực hiện bán vốn cho cổ đông nước ngoài như Vinhomes (VHM), Vincom Retail (VRE), Novaland (NVL), Tổng Công ty IDICO - CTCP (ICD), Tổng Công ty Ðiện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (POW)...

no ro huy dong von tu co dong hien huu

Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp tăng vốn từ cổ đông hiện hữu như Tập đoàn Hoà Phát (HPG), Ðông Hải Bến Tre (DHC), FECON (FCN), Long Hậu (LHG)…

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, dưới tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, nhiều tổ chức trong và ngoài nước dự báo tăng trưởng lợi nhuận suy giảm, nền kinh tế toàn cầu đối mặt với suy thoái kinh tế, giao thương quốc tế bị gián đoạn bởi các biện pháp phòng dịch. Trong khi đó, các doanh nghiệp trên thế giới có xu hướng gia tăng lượng tiền mặt để dự phòng cho những trường hợp xấu nhất.

Một số doanh nghiệp lớn đã quyết định hoãn mua cổ phiếu quỹ như Europe’s Ryanair, Australia’s Qantas, còn Royal Dutch Shell, HSBC, Barc hủy bỏ kế hoạch mua cổ phiếu quỹ cũng như trả cổ tức. Trong khi đó, diễn biến trên thị trường chứng khoán có nhiều phiên biến động thất thường, xuống mạnh, lên mạnh, tạo cảm giác khó lường cho nhà đầu tư.

Với triển vọng kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, triển vọng doanh nghiệp là dấu hỏi lớn và việc các doanh nghiệp quyết định huy động vốn cổ phần, pha loãng cổ phiếu khiến một bộ phận cổ đông bán ra trước ngày chốt quyền. Do đó, việc tăng vốn thời điểm này gây áp lực cho nhà đầu tư hiện hữu, doanh nghiệp đối mặt với kịch bản không huy động vốn thành công, qua đó ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường.

no ro huy dong von tu co dong hien huu Tổ chức có liên quan đến Chủ tịch TMS muốn bán ra 1,5 triệu cổ phiếu

KTCKVN - Thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh cho biết, CTCP Đầu tư Toàn Việt, tổ chức có liên ...

no ro huy dong von tu co dong hien huu Tin tức chứng khoán mới nhất 9h hôm nay 26/05/2020

KTCKVN - Những thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như CSV, CTI, TMS, PBC… được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng ...

no ro huy dong von tu co dong hien huu Cổ phiếu tâm điểm ngày 26/5: KBC, VIB, NKG, GVR

Nhận định kĩ thuật về một số cổ phiếu tâm điểm được các công ty chứng khoán đưa ra gồm KBC, VIB, NKG, GVR.

Yến Thanh