NIM ngân hàng nào đang bị thu hẹp lại nhất?

Cập nhật: 09:12 | 03/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Trong báo cáo cập nhật ngành ngân hàng mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã đánh giá triển vọng về NIM ngân hàng là tương đối phân hoá. Diễn biến lãi suất trong quý I đã chứng minh điều này.

1130-tp-bank-3

NIM ngân hàng nào đang bị thu hẹp lại nhất?

(Ảnh minh họa)

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết 5 trong số 9 ngân hàng công bố báo cáo tài chính tại thời điểm cập nhật dữ liệu có NIM giảm theo quý. Ba trên 4 ngân hàng có NIM mở rộng là ngân hàng nhóm 1 – ngân hàng tư nhân quy mô lớn.

Cụ thể, NIM của VPBank tăng từ 9% lên 9,3%, NCB tăng từ 4,5% lên 4,9%. Trong khi đó, NIM của TPBank giảm từ 6,8% trong quý IV/2021 xuống còn 6,4% trong quý I/2022; Techcombank giảm từ 6,9% xuống còn 6,5%, Bac A Bank (BAB) giảm từ 2,9% xuống còn 2,2%, ...

Theo VDSC, triển vọng về NIM ngân hàng là tương đối phân hoá. Diễn biến lãi suất trong quý I đã chứng minh điều này.

Lợi suất cho vay tăng mạnh nhất tại VPBank (0,55 điểm %). VPBank là ngân hàng duy nhất có lợi suất cho vay tăng trưởng dương trong quý I/2022. Lợi suất cho vay giảm mạnh nhất theo quý ở Bac A Bank, tiếp theo là TPBank. Điều này giải thích cho sự thu hẹp liên tục ở NIM (hàng quý) của TPBank.

Trong quý I/2022, Lãi suất huy động tăng trung bình 0,03 điểm % so với quý IV/2021. Lợi suất cho vay bình quân giảm 0,08 điểm %. Điều này dẫn đến việc thu hẹp chênh lệch lãi suất thị trường 1 của nhiều ngân hàng.

Lãi suất huy động tăng mạnh nhất tại Techcombank (0,29 điểm %), VPBank (0,19 điểm %) và TPBank (0,14 điểm %). Những ngân hàng này cũng có mức tăng trưởng tiền gửi cao nhất. Chỉ có 3/9 ngân hàng giảm lãi suất huy động bình quân theo quý.

0125-nim
Nguồn: BCTC các ngân hàng, VDSC.

Công ty chứng khoán cho rằng việc lãi suất huy động niêm yết tại các ngân hàng tư nhân đang tăng lên được phản ánh qua việc lãi suất huy động bình quân tăng trong quý I/2022 so với quý IV/2021. Trong khi đó, các ngân hàng quốc doanh vẫn duy trì mức lãi suất kể từ giữa năm 2021.

Theo VDSC, tốc độ tăng lãi suất huy động tại các ngân hàng tư nhân hàng đầu đang chững lại, do đó, kỳ vọng lãi suất huy động niêm yết khá ổn định trong quý II/2022. Về phía cuối năm, dự kiến lãi suất vẫn sẽ tăng so với mức hiện nay.

Các ngân hàng tư nhân đã tích cực hơn trong việc thu hút tiền gửi do quy mô nhỏ hơn. Lãi suất huy động niêm yết bình quân đạt mức thấp vào cuối năm 2021, trước khi tăng trở lại. Tốc độ tăng lãi suất gần đây đã chậm lại, nhưng chuyên gia kỳ vọng đà tăng sẽ quay trở lại trong nửa cuối năm 2022.

Lợi nhuận ngân hàng được dự báo sẽ tiếp tục phân hoá trong quý II

VDSC kỳ vọng tốc độ tăng trưởng bảng cân đối giữa các ngân hàng sẽ tiếp tục phân hoá mạnh và lợi thế sẽ nghiêng ...

Cần làm gì để tránh hiệu ứng domino xảy ra với thị trường trái phiếu doanh nghiệp?

Tại tọa đàm: "Chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Gạn đục khơi trong" do Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) tổ chức ...

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: 18/27 mã giảm giá, thanh khoản VCB bất ngờ tăng vọt

Trong tuần giao dịch vừa qua (25 - 29/4/2022) ghi nhận sắc đó vẫn chiếm chủ đạo trên nhóm cổ phiếu ngân hàng với 18/27 ...

Hoàng Hà