Những trái bầu hồ lô “khổng lồ” điêu khắc tuyệt đẹp

Cập nhật: 08:00 | 01/12/2020 Theo dõi KTCK trên

Ông Trần Công Vinh (SN 1963) tại Tây Ninh, với đôi bàn tay khéo léo đã làm ra những trái bầu điêu khắc tuyệt đẹp, để lại nhiều ấn tượng với du khách nước ngoài và mọi người.

“Một chiếc làn cỏ - Loại bỏ túi nilon”

Founder & CEO Đặng Thị Hoà và kỹ năng quản trị tài chính của dòng tiền

"Bầu tiên siêu to khổng lồ" đung đưa trên võng

Trước kia chỉ là kinh doanh nhỏ lẻ, nhưng hiện tại ông Công Vinh đã làm các thủ tục giấy tờ để có tư cách pháp nhân là hộ kinh doanh gia đình để giúp cho việc kết nối giao thương được thuận lợi.

2007-126355535-958713347988917-4244549937179336234-n
Ông Trần Công Vinh

Cách đây 6 năm, ông Quang Vinh phải lặn lội đến các địa điểm bán trái bầu khô thu mua về để tạo ra thành phẩm. Nhờ đôi bàn tay khéo léo, ông đã làm ra những trái bầu có hình hoa văn, điêu khắc hoàn toàn bằng thủ công.

"Ngày xưa ở vùng này không có bầu khô nên phải lặn lội xuống tận Sài Gòn để mua từng quả bầu mang về làm cho thỏa sức đam mê. Do không có kinh nghiệm cũng như kỹ thuật nên gặp rất nhiều khó khăn, thất bại liên tục. Nhưng khi càng làm lại càng thích, đam mê nên không nản chí rồi sau đó được thành quả như hôm nay", ông Công Vinh chia sẻ.

2234-lml2260-1606230616506908286301

Sau này, ông đã mày mò tìm kiếm được giống để trồng tại vườn của gia đình, nên không phải mất công thu mua lại từ các vựa vườn khác. Ghé thăm vườn bầu hồ lô của lão nông ở thị trấn Bến Cầu vô cùng thích thú khi chứng kiến những quả "bầu tiên siêu to khổng lồ" ngồi đung đưa trên võng.

Biến những quả bầu vô tri vô giác thành những sản phẩm có ích

Ông Công Vinh cho biết, mỗi quả bầu hồ lô khi lớn nặng từ 10-15kg nên phải mắc võng cho ngồi trên giàn vì sợ rơi. Theo ông nhìn nhận, chưa thấy chỗ nào trồng bầu hồ lô to như vườn nhà mình, vì vậy đây có thể là bầu hồ lô to nhất Việt Nam. Khi chọn giống phải lựa loại chất lượng, chọn loại bầu lớn nhưng có eo thon, nhỏ thì lúc ra quả mới đẹp. Bên cạnh đó, bầu phải được trồng trên giàn vào mùa nắng mới phát triển tốt.

2015-116542102-869961863530733-1036279636959023904-n

Sau khi thu hoạch bầu hồ lô, lão nông mày mò biến những quả bầu vô tri vô giác thành những sản phẩm có ích, thân thiện với môi trường và cuộc sống. Bầu sau khi thu hoạch được xử lý vỏ, phơi khô, lấy ruột, khắc thủ công hoặc laser, sơn và cuối cùng là tạo ra những sản phẩm tuỳ ý muốn như đèn bàn, đèn ngủ, bình đựng rượu,…

Ông kể thêm, lúc đó ông chịu khó lên mạng học hỏi, cần mẫn luyện vẽ, tập điêu khắc nhiều lần mới thành công. Hiện tại những sản phẩm được chế tác từ quả bầu hồ lô có giá từ 150.000 đồng - 700.000 đồng tuỳ theo kiểu dáng, kích thước. Trong vòng 5 năm qua, ông hoàn toàn sử dụng đôi bàn tay của mình để khắc lên trái bầu cho ra các tác phẩm tuyệt đẹp đó. Với công suất như vậy, nên 1 ngày ông chỉ làm được 1 trái bầu thành phẩm hoàn chỉnh. Cho đến năm 2019, nhờ có công nghệ máy móc, ông đã có thể sử dụng chúng để giảm bớt gánh nặng cho đôi bàn tay. Nhưng với tính cẩn thận, tỉ mỉ nên 1 ngày ông Công Vinh làm được 2 trái bầu điêu khắc hoàn chỉnh.

2012-120133080-906106999916219-3430500800429100686-n

Không có trái nào thiết kế giống trái nào, mỗi một hoa văn ông đều vẽ sẵn lên trái bầu rồi dùng máy khắc lên. Đi học thư pháp nhưng học không nổi nên ông tự mày mò và học vẽ theo ý của mình.

Khắc khoải nỗi niềm truyền nghề

Không quản ngại khó khăn vất vả của nghề nông, tuổi cao sức yếu, ông Công Vinh vẫn yêu nghề, đam mê với nghề và lúc nào ông cũng nở nụ cười đón khách hay kể câu chuyện khởi nghiệp của mình. Ông rất chia sẻ rất khắc khoải về nỗi niềm truyền nghề, hai người con gái của ông không theo nghề, dạy hai học trò nhưng không làm được theo ý muốn. Hiện tại ông vẫn đang muốn tìm người để truyền nghề và nối tiếp sự nghiệp của mình.

2413-lml2379-1606230742191277109624

“Bầu tươi còn không dám ăn, trừ khi trái nào xấu nhất, bị méo không thể làm ra thành phẩm mới dám ăn. Tôi rất nâng niu những trái bầu, với loại kích thước nhỏ làm ra thành phẩm nhỏ, lớn làm ra thành phẩm lớn. Bầu già đẹp, đủ cuống làm bình rượu, tiếp đến làm đèn trang trí. Với công nghệ móc ruột bằng máy hiện nay, đã giảm bớt thời gian làm thành phẩm”, ông Công Vinh chia sẻ.

Ngoài ra, ông Công Vinh cũng chia sẻ bản thân luôn nhận được sự ủng hộ, động viên và cùng làm việc với mình là người bạn đời hỗ trợ đắc lực, đi cùng ông suốt những năm tháng từ lúc đi mua trái bầu về làm đến khi trồng bầu, thu hoạch, làm thành phẩm như ngày nay.

2010-127223878-961118397748412-940778434599873523-n
Ông Trần Công Vinh và vợ

Đặc biệt, sản phẩm đèn hồ lô để bàn của ông được chứng nhận là sản phẩm Công nghiệp nông thôn Tiêu biểu cấp tỉnh năm 2019. Hiện tại, sản phẩm của ông đang được phân phối cả nước và sắp tới sẽ mở rộng thêm các đại lý, xuất khẩu ra ngoài nước.

Phát triển rộng mô hình vườn rừng theo hướng hữu cơ

Anh Vũ Mạnh Đường (SN 1982) tại Đăk Lăk, chủ farm Mạnh Đường với mô hình cà phê sinh thái luôn mong muốn phát triển ...

Cô gái “mây” lan tỏa cách sống xanh đến với mọi gia đình

Chị Đào Thị Ngọc (SN 1991) tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk, chủ cửa hàng Mây Craft với cách lan tỏa sống xanh đến ...

Nguyễn Trang

Tin liên quan