Những người khởi nghiệp lần đầu luôn mắc sai lầm nào? (P3)

Cập nhật: 09:51 | 14/11/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Những người khởi nghiệp lần đầu có xu hướng mắc những sai lầm tương tự nhau. Vậy những sai lầm đó là gì?  

nhung nguoi khoi nghiep lan dau luon mac sai lam nao p3 Xu hướng, nhu cầu tuyển dụng ngành nghề nào sẽ “hót” nhất năm 2019
nhung nguoi khoi nghiep lan dau luon mac sai lam nao p3 Những người khởi nghiệp lần đầu luôn mắc sai lầm nào? (P2)
nhung nguoi khoi nghiep lan dau luon mac sai lam nao p3 Những người khởi nghiệp lần đầu luôn mắc sai lầm nào? (P1)

Dưới đây là sai lầm mà những người khởi nghiệp lần đầu hay mắc phải.

1. Khởi nghiệp kinh doanh với món nợ lớn

Rất nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ vay mượn rất nhiều tiền để làm vốn từ ngân hàng, người quen, bạn bè… để bắt đầu kinh doanh.

Và điều này có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của họ, họ phải chịu áp lực về tiền bạc để trả nợ và muốn kinh doanh thu lời ngay lập tức.

Tuy nhiên “dục tốc bất đạt” bởi bạn không những cần nhiều yếu tố về chuyên môn mà còn phải có chút duyên với kinh doanh để thành công.

Việc vay nợ một số tiền quá lớn ngay từ thời điểm ban đầu khiến bạn phải mạo hiểm và gánh vách nặng hơn rất nhiều. Những người kinh doanh thông thái phải biết làm sao để cân bằng giữa số nợ và thu nhập.

nhung nguoi khoi nghiep lan dau luon mac sai lam nao p3
Những sai lầm mà người khởi nghiệp lần đầu hay mắc phải

Vậy để bắt đầu kinh doanh một cách hiệu quả và nhẹ nhõm hơn, bạn nên dùng tiền tiết kiệm của mình làm vốn và không nên vay tiền quá nhiều.

Knh doanh riêng đòi hỏi bạn phải có đủ vốn. Bạn hãy chuẩn bị sẵn tinh thần rằng có thể mình sẽ tiêu tốn, thật chí mất trắng. Vì thế, đừng tự tạo cho mình áp lực về tài chính, hãy kinh doanh ít vốn thông minh bằng cách thử kinh doanh trực tuyến chẳng hạn!

2. Đánh giá thấp những gì bạn đang cung cấp

Một sai lầm cần tránh trong kinh doanh online nữa đó là định giá sai cho sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp, cho nên hãy định giá sao cho thu về nguồn lợi nhuận xứng đáng.

Cynthia Salim, sáng lập và là CEO của Citizen’s Mark, công ty về dòng sàn phẩm áo blazers chuyên dụng cho phụ nữ, đã định giá khởi điểm cho sản phẩm của cô ấy ở mức 425 đô sau khi nhân nhắc về nguồn lao động và chi phí nguyên vật liệu cho dòng sản phẩm. “Giá được định ở mức mà nó cần phải như thế” Salim.

Patel cũng chỉ ra rằng: “khi việc kinh doanh online có tiến triển, hay tiếp tục điều chính mức giá cho phù hợp”.

3. Phớt lờ dịch vụ khách hàng là sai lầm lớn cần tránh trong kinh doanh online

Trong bối cảnh rất nhiều giao dịch kinh doanh của chúng ta đang được tiến hành trên Internet, thật sai lầm nếu bạn quên đi rằng khách hàng là những người có khuynh hướng sẽ ghé lại website mà họ có ấn tượng tốt trước đó.

“Hãy đảm bảo rằng bạn có cách nào đó để tương tác với những ai đang ghé thăm website của mình” Tobak. “Bất kể vùng miền, dù là qua email, điện thoại, khảo sát, hay chat trực tiếp”

Bên cạnh đó, hãy giám sát các trang phương tiện thông tin đại chúng để kiểm soát tâm lý khách hàng về thương hiệu và kiểm tra những website đánh giá như Yelp để thấy ai đang không hài lòng với trải nghiệm của họ và tiếp cận ngay.

4. Dàn trải quá “mỏng” trên những phương tiện thông tin đại chúng

Khi bạn đang bắt đầu với việc Marketing và xây dựng thương hiệu, hãy kiểm nghiệm thử một hoặc hai đối tượng độc giả chính trên các trang mạng xã hội – nơi bạn biết rõ khách hàng của mình đang ở đó và xây dựng lượng độc giả riêng với ngân sách nhỏ cho kinh doanh online.

Sai lầm cần tránh khi kinh doanh online trong trường hợp này là thổi bùng ngân sách quảng cáo ngay từ đầu.

Còn LinkedIn là một sân chơi thích hợp cho việc kinh doanh cá nhân để xây dựng thương hiệu” – Widmer giải thích. LinkedIn cũng thích hợp cho việc xây dựng nội dung.

5. Tuyển dụng nhân viên quá vội

Các doanh nghiệp thường mắc sai lầm khi vội vã trong khâu tuyển dụng, lấp đầy những vị trí trống để nhanh chóng cân bằng việc kinh doanh online của họ.

Nhưng nếu đi theo con đường này, những nhà lãnh đạo có thể sẽ gặp không ít rủi ro, gồm việc không phù hợp giữa kĩ năng ứng viên có và yêu cầu công việc, một tính cách không thích ứng được với văn hóa hay thiếu cam kết với những nhiệm vụ của công ty.

Do vậy, khi thuê lao động hãy kiếm những người có kĩ năng mà bạn không có cũng như thể hiện được những phẩm chất mà bạn trân trọng. “Năm người đầu tiên được tuyển sẽ quyết định con đường của công ty từ đó trở về sau” – Patel nhấn mạnh.

6. Cho rằng “mọi bàn chân đều xỏ chung một giày”

Sẽ là một sai lầm nghiêm trọng cần tránh trong kinh doanh online khi cho rằng một sản phẩm hay chiến lược có tác dụng đối với công ty này thì có nghĩa là nó cũng mang lại hiệu quả cho việc kinh doanh của bạn.

Hãy luôn giữ tinh thần hoài nghi về những gì bạn đọc hay thấy thành công từ một nơi khác, Patel khuyến cáo. Nếu có thể thử nghiệm sản phẩm của mình với nguồn tài chính và rủi ro tài nguyên thấp nhất, thì hãy thử tiến hành như thế.

Phần lớn những mối kinh doanh nhỏ thường lụi tàn chỉ sau vài năm do rất nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan.

Thất bại là điều không ai trong kinh doanh muốn gặp phải nhưng có rất nhiều sai lầm nếu không khắc phục ngay có thể dẫn đến thất bại. Nhận ra những lỗi này bạn còn có thể nâng cao khả năng thành công cũng như doanh thu của mình. Sau đây là những sai lầm kinh doanh thường gặp nhất mà những người kinh doanh hay gặp:

7. Mong chờ sẽ thu lợi nhuận ngay lập tức

Phần lớn các cửa hàng nhỏ sẽ không thu lại lợi nhuận ngay. Vì vốn quá ít nên lợi nhuận phải dùng để xoay vòng vốn ngay. Nhiều người không thu lợi nhuận từ kinh doanh trong vòng mấy tháng đầu.

Vì vậy, khi mới bắt tay vào làm ăn, bạn không nên mong chờ nó sẽ làm bạn giàu sụ ngay phút chốc. Hãy chuẩn bị tâm lý một cách vững vàng để khi chưa thấy lợi nhuận đâu, bạn sẽ không nản lòng và dừng lại ngay lập tức.

8. Ham gia nhập vào các ngành công nghiệp có rào cản gia nhập thấp

– Khi một khu vực thị trường hoặc một ngành có rào cản gia nhập thấp mà ai cũng có thể gia nhập được thì khả năng thất bại cho những kẻ đến sau là rất cao.

– Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nhớ rằng tham gia vào thị trường hoặc lĩnh vực đó chẳng khác gì “trâu chậm uống nước đục” và chẳng mấy chốc lượng cung sẽ lớn hơn lượng cầu rất nhiều.

9. Sản phẩm không sẵn sàng cho nhu cầu thị trường

Đừng bao giờ chờ cho đến khi sản phẩm đã hoàn thiện và hoàn hảo mới tung ra thị trường. Khi sản phẩm đã tương đối hoàn thiện và có thể trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng, hãy chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để lăng xê và bán hàng.

10. Tiêu quá nhiều tiền ở thời điểm đầu

Nhiều người chủ cửa hàng tiêu quá nhiều tiền để thiết kế cửa hàng, mua thiết bị và nội thất… Tuy đó là những khoản đầu tư cần thiết ban đầu.

Nhưng nếu bạn tiêu quá nhiều tiền, bạn cũng sẽ mất nhiều tiền hơn khi kinh doanh đổ bể. Vậy hãy đầu tư cơ sở vật chất từ từ và tiết kiệm, nâng cấp chúng lên sau khi kinh doanh bắt đầu có lợi nhuận.

11. Thiếu những mối quan hệ kinh doanh rõ ràng

Ông Jonh Giordano – đối tác với Bush, Ross, Gardner, Warren & Rudy ở công ty luật Tampa cho biết :” Hầu hết mọi nhà quản lý đều sai lầm khi nghĩ rằng họ sẽ thành công trong việc giải quyết những mối quan hệ cá nhân ngay từ lúc bắt đầu kinh doanh”.

Chắc chắn nhiều câu hỏi sẽ được đặt ra như ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc gì – nguồn tài chính hay kế hoạch kinh doanh.

Như vậy những hợp đồng thảo sẵn được coi như chìa khóa giúp cải thiện quan hệ kinh doanh.

Các văn bản tài liệu có thể giúp làm rõ vai trò và trách nhiệm của những đối tác kinh doanh hiện tại, những người có liên quan, những người cung cấp tín dụng, những đối tác cung cấp dịch vụ tư vấn, và bất kì người nào khác có vốn góp trong doanh nghiệp.

12. Sai lầm trong xúc tiến thương mại

Khi công việc kinh doanh gặp khó khăn về tài chính – hoặc đang xuống dốc hay đang trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế – thì chi phí cho quảng cáo thường là một trong những việc hàng đầu cần phải từ bỏ để thành toán cho những khoản chi khác cần thiết hơn.

Và thật không may là nhiều khi khoản cắt giảm từ việc xúc tiến thương mại để chi tiền lương công nhân viên trong ngắn hạn cũng không đủ.

Việc lôi cuốn và giữ lại khách hàng mới là vấn đề tối quan trọng đối với bất kỳ một nhà doanh nghiệp nào.

Chính vì thế điều cần thiết là phải đưa ra kế hoạch xúc tiến thương mại quảng bá công ty của mình trên báo chí, tạp chí, đài phát thanh, qua internet, tivi, qua thư trực tiếp và qua nguồn thông tin đại chúng khác có tại địa phương. Hãy quyết định bạn sẽ chi bao nhiêu phần trăm từ ngân sách cho việc quảng bá trên mỗi một phương tiện đại chúng, và nếu được thì hãy kiên trì với kế hoạch xúc tiến đã đặt ra.

13. Đánh giá thấp nổi ám ảnh số lượng công việc (Ôm đồm)

Bạn đã đọc qua rất nhiều về vấn đề cân bằng giữa công việc, cuộc sống. Quên nó đi nếu không muốn mắc sai lầm trong kinh doanh online (Ít nhất một hai trong khi bắt đầu khởi động).

“Đừng lo lắng về thời gian”, Tobak nói. “Những ý tưởng lớn sẽ không đến khi chúng ta luôn cố gắng sắp xếp từng giây phút trong thời gian mình có.

Chúng không đến khi bạn đang ôm đồm quá nhiều thứ. Chúng chỉ đến khi bạn tập trung vào một thứ duy nhất. Hãy để những thứ khác trở nên mờ đi vào quên lãng.

14. “Cho đi quá nhiều nhưng không nhận lại được bao nhiêu”

“Trước khi tạo dựng niềm tin với khách hàng như một người bán hàng hay một chuyên gia, hãy cho free họ vài thứ để nó thành sự trao đổi là họ sẽ là khách hàng lâu dài của bạn, đặc biệt đối với những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

Nhưng sai lầm trong kinh doanh online dễ xảy ra khi mà chi phí sản phẩm miễn phí có thể tăng thêm, do đó hãy nghĩ đến những món có ích mà vô hình để đổi lấy địa chỉ mail khách hàng, như ebook miễn phí, công thức, chỉ dẫn, webinar, hướng dẫn hay check list” – lời khuyên của Joel Widmer – sáng lập của Fluxe Digital Marketing, một công ty chiến lược nội dung.

Lương Đức