Những điều nhà đầu tư cần biết về vốn hóa thị trường

Cập nhật: 15:16 | 25/10/2022 Theo dõi KTCK trên

Khi tham gia thị trường chứng khoán, vốn hóa thị trường là một trong những khái niệm nhà đầu tư mới cần cần biết. Đây là một yếu tố thường được sử dụng để lựa chọn mã cổ phiếu đầu tư phù hợp.

Khái niệm về vốn hóa thị trường, cách tính

Vốn hóa thị trường (Market Capitalization) được sử dụng để phân loại cổ phiếu của công ty, giúp nhà đầu tư lựa chọn mua cổ phiếu tùy theo khẩu vị rủi ro.

Giá trị vốn hóa thị trường là giá trị của tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Công thức tính vốn hóa thị trường:

Vốn hóa thị trường = Giá cổ phiếu hiện tại x Cổ phiếu đang lưu hành

Ví dụ: công ty A có 100.000 cổ phiếu đang lưu hành với mức giá là 20.000đ/cp. Vốn hóa thị trường của công ty lúc này là: 100.000 x 20.000 = 2.000.000.000 (2 tỷ đồng).

Những điều nhà đầu tư cần biết về vốn hóa thị trường
Hình minh họa - nguồn internet

Giá trị vốn hóa thị trường phụ thuộc trực tiếp vào giá cổ phiếu của công ty. Giá trị này thay đổi theo từng ngày giao dịch. Khi giá cổ phiếu tăng lên thì vốn hóa thị trường tăng theo và ngược lại. Những thay đổi về số lượng cổ phiếu đang lưu hành cũng ảnh hưởng đến giá trị vốn hóa trị trường. Các công ty vẫn có thể phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn hoặc mua lại cổ phiếu. Giả sử giá cổ phiếu không đổi, việc phát hành thêm cổ phiếu sẽ làm tăng giá trị vốn hóa thị trường của công ty và việc mua lại sẽ làm giảm giá trị vốn hóa.

Phân loại doanh nghiệp theo giá trị vốn hóa thị trường

Dựa vào giá trị vốn hóa thị trường các doanh nghiệp được chia thành 4 nhóm:

Nhóm Giá trị vốn hóa thị trường
Vốn hóa siêu nhỏ (Microcap) Dưới 100 tỷ đồng
Vốn hóa nhỏ (Smallcap) Từ 100 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng
Vốn hóa vừa (Midcap) Từ 1.000 tỷ đồng đến 10.000 tỷ đồng
Vốn hóa lớn (Largecap) Trên 10.000 tỷ đồng

Vốn hóa lớn – Largecap

Nhóm doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn được biết đến với tên tiếng Anh là Largecap. Nhóm cổ phiếu Largecap là những doanh nghiệp có giá cổ phiếu trên thị trường cao cùng với số lượng lớn. Do có số lượng cổ phiếu lớn nên những công ty này thường là những công ty có quy mô động rất lớn. Đồng thời, thị giá cổ phiếu cao thể hiện sự đánh giá cao của thị trường và sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp thuộc nhóm có mức VH lớn thường có xu hướng dẫn đầu trong ngành và được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Một số ví dụ về doanh nghiệp có mức VH lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam như Vinamilk (VNM), VinGroup (VIC), Ngân hàng Vietcombank (VCB),…

Vốn hóa vừa – Midcap

Nhóm doanh nghiệp có mức vốn hóa vừa được biết đến với tên tiếng anh là Midcap. Những công ty ở nhóm này thường sẽ có số lượng cổ phiếu và thị giá không cao bằng nhóm Largecap. Doanh nghiệp này vừa có quy mô hoạt động ở tầm trung và giá cổ phiếu trên thị trường không quá cao.

Đây thường là những doanh nghiệp đang trong giai đoạn chưa được thị trường chú ý lắm. Những công ty trong phân khúc này thường cố gắng để tăng thị phần và trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường nên thị giá các công ty này thường không cao bằng nhóm Largecap. Các công ty trong nhóm Midcap giá càng cao càng biểu hiện cho tốc độ hiệu quả của doanh nghiệp, hay sự chú ý của thị trường dành cho cổ phiếu đó

Vốn hóa nhỏ – Smallcap

Nhóm doanh nghiệp có mức vốn hóa nhỏ được biết đến với tên tiếng anh là Smallcap. Ở nhóm này tập trung các công ty có cổ phiếu giá thấp hoặc là số lượng cổ phiếu ít. Điều này nói lên, những công ty có smallcap thường là những công ty có quy mô vốn nhỏ. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu thấp do công ty hoạt động trong môi trường quá cạnh tranh, không có biên lợi nhuận tốt hoặc thị trường bỏ quên, đánh giá thấp các cổ phiếu này….

Vốn hóa siêu nhỏ – Microcap

Nhóm doanh nghiệp có mức vốn hóa siêu nhỏ được biết đến với tên tiếng anh là Microcap. Những doanh nghiệp thuộc nhóm Microcap thường là những công ty có quy mô vốn siêu nhỏ với thị giá cổ phiếu thấp hay còn gọi là cổ phiếu “trà đá”. Đây có thể là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, hoặc trong môi trường cạnh tranh khốc liệt thậm chí là trong các ngành đang bước vào chu kỳ suy thoái. Doanh nghiệp có này thường có tính rủi ro cao và có rất ít số liệu để đánh giá.

Ý nghĩa của vốn hóa thị trường

Đối với những nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư chuyên nghiệp hay quỹ đầu tư thì giá trị vốn hóa thị trường là một trong các yếu tố đầu tiên họ quan tâm. Do, vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp thể hiện được quy mô hoạt động của doanh nghiệp thông qua số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Cùng với thị giá cổ phiếu có thể biểu hiện cho vị thế ngành, tiềm năng tăng trưởng hay sự đánh giá của thị trường đối với doanh nghiệp này. Ngoài ra với quy mô vốn hóa lớn sẽ giúp các nhà đầu tư lớn tránh được rủi ro thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường. Điều này giúp các cổ đông hay các nhà đầu tư thoái vốn nhanh và không mất quá nhiều chi phí khi thực hiện thoái vốn.

Những công ty có vốn hóa cao thường sẽ đáng tin cậy và có xu hướng rủi ro thấp hơn và ngược lại. Vì vậy, các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức cần phải đa dạng hóa các danh mục đầu tư sao cho hiệu quả, tối ưu đem lại mức lợi nhuận cao nhưng vẫn trong mức rủi ro chấp nhận.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Những điều nhà đầu tư cần biết về vốn cố định

Vốn cố định là giá trị của toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp. Trong đó tài sản cố định phải đáp ứng ...

Những điều nhà đầu tư cần biết về chi phí hoạt động

OPEX hay chi phí hoạt động là một phần quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, cần được tối ưu, tiết kiệm ...

Tìm hiểu về Mortgage, những điều nhà đầu tư cần biết về Mortgage

Mortgage là thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực tài chính và thể hiện mối quan hệ cho vay và đi vay. Trong mối quan ...

Đại Dương