Những điều nhà đầu tư cần biết về khái niệm và cách tính lãi suất thả nổi

Cập nhật: 16:12 | 28/02/2023 Theo dõi KTCK trên

Hiện nay có hai hình thức lãi suất cho vay phổ biến được các ngân hàng, tổ chức tín dụng sử dụng là lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Vậy lãi suất thả nổi là gì? Công thức tính, ưu điểm và hạn chế của lãi suất thả nổi là gì? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ khái niệm này.

Khái niệm lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi (hay còn được gọi là lãi suất biến động) là một loại lãi suất mà giá trị của nó thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào thị trường tài chính hiện tại. Lãi suất thả nổi thường được ngân hàng/tổ chức tín dụng điều chỉnh theo định kỳ vào mỗi 3, 6 hoặc 12 tháng. Mức điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn thay đổi phải dựa trên sự thỏa thuận giữa ngân hàng/tổ chức tín dụng với người vay, được ghi rõ trên hợp đồng.

Ví dụ:

Khi bạn vay thế chấp ngân hàng số tiền 50 triệu đồng với kỳ hạn 1 năm. Trong hợp đồng vay ghi rõ trong 6 tháng đầu, mức lãi suất cố định là 0,5%/tháng. Như vậy, trong 6 tháng tiếp theo lãi suất được áp dụng sẽ là lãi suất thả nổi. Với lãi suất thả nổi, khoản vay của bạn có thể có lãi suất thấp hơn hoặc cao hơn so với lãi suất ban đầu tùy thuộc vào thị trường tài chính hiện tại.

Những điều nhà đầu tư cần biết về khái niệm và cách tính lãi suất thả nổi

Công thức tính lãi suất thả nổi:

Cách thức tính lãi suất thả nổi khi vay ngân hàng như sau:

Tiền lãi trả hàng tháng = Số tiền vay vốn x lãi suất cố định theo tháng

Trong thời gian đầu, lãi vay được tính theo lãi suất cố định được quy định trong hợp đồng tín dụng. Sau khi thời gian gia hạn thúc, ngân hàng trả lãi suất thay đổi dựa trên biến động của thị trường. Khi tính lãi cho vay thì tính theo lãi suất huy động cộng với biên độ do ngân hàng ấn định. Hiện tại, lãi suất được tính như sau:

Tiền lãi trả hàng tháng = Số tiền vay x lãi suất thả nổi

Ví dụ:

Khách hàng A vay ngân hàng 50 triệu đồng trong vòng 1 năm với mức lãi suất cố định 6 tháng đầu là 1%/tháng. Tuy nhiên, sau 6 tháng, ngân hàng quyết định tăng lãi suất lên 1.5%/tháng.

Vậy:

Số tiền lãi hàng tháng khách hàng A phải trả trong 6 tháng đầu là: 50.000.000 * 1% = 500.000 VND

Số tiền lãi hàng tháng khách hàng A phải trả từ tháng thứ 7 trở đi là: 50.000.000 * 1.5% = 750.000 đồng.

Ưu điểm của lãi suất thả nổi

Ưu điểm:

Tính linh hoạt: Lãi suất thả nổi thay đổi theo biến động của thị trường tài chính, cho phép người vay sử dụng các sản phẩm tài chính một cách linh hoạt và tối ưu hóa lợi ích của họ. Nếu lãi suất giảm, người vay sẽ được hưởng lợi với mức trả lãi ít hơn. Ngược lại, nếu lãi suất tăng, người vay sẽ phải trả lãi nhiều hơn, tuy nhiên cũng có thể chuyển sang sản phẩm tài chính khác với lãi suất thấp hơn.

Khả năng tiết kiệm chi phí: Lãi suất thả nổi thường có mức lãi suất cơ sở thấp hơn so với lãi suất cố định, do đó giúp người vay tiết kiệm chi phí trả lãi.

Tính minh bạch: Lãi suất thả nổi thường được tính dựa trên lãi suất tham chiếu và biên độ lãi suất được quy định trong hợp đồng tín dụng, giúp cho người vay dễ dàng hiểu và đánh giá được chi phí của khoản vay.

Thích hợp với những người có nhu cầu vay ngắn hạn: Lãi suất thả nổi thường được sử dụng cho các khoản vay ngắn hạn, giúp cho người vay giảm được chi phí trả lãi và linh hoạt trong việc sử dụng các sản phẩm tài chính.

Giúp tăng khả năng vay tiền: Vì lãi suất thả nổi thường có mức lãi suất cơ sở thấp hơn so với lãi suất cố định, do đó giúp tăng khả năng vay tiền của người vay.

Nhược điểm:

Không thể dự đoán được sự thay đổi của lãi suất trong tương lai, đặc biệt trong các thời điểm thị trường bất ổn.

Lãi suất thả nổi không ổn định có thể dẫn đến số tiền phải trả lớn hơn so với dự tính và dễ gây ra rủi ro tài chính, nợ xấu.

Việc tính toán và quản lý khoản vay áp dụng lãi suất thả nổi có thể phức tạp hơn so với các khoản vay áp dụng lãi suất cố định.

Vì vậy, trước khi quyết định vay vốn áp dụng lãi suất thả nổi, bạn cần phải cân nhắc kỹ về khả năng tài chính của mình và sự ổn định của thị trường tài chính.

Khái niệm về dòng tiền chiết khấu (DCF), cách tính dòng tiền chiết khấu

Dòng tiền chiết khấu, được các nhà đầu tư sử dụng để xác định xem có nên đầu tư vào một doanh nghiệp hoặc dự ...

Chứng quyền có bảo đảm (phần 1): Khái niệm, các loại và đặc điểm của chứng quyền có bảo đảm

Chứng quyền có bảo đảm là sản phẩm do công ty chứng khoán phát hành (khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép) ...

Khái niệm, cách đa dạng hóa danh mục đầu tư chứng khoán nhà đầu tư mới cần biết

Đa dạng hóa danh mục đầu tư là đầu tư vào các chứng khoán khác nhau, xây dựng một cơ cấu tài sản hợp lý ...

Diệp Oanh