Những điều nhà đầu tư cần biết về giá tham chiếu, vai trò của giá tham chiếu

Cập nhật: 15:12 | 15/11/2022 Theo dõi KTCK trên

Bên cạnh một số khái niệm về giá trần, giá sàn, giá mở cửa/đóng cửa thì bên cạnh đó còn thuật ngữ khác bạn cần phải biết khi giao dịch chứng khoán là giá tham chiếu. Giá tham chiếu đóng vai trò so sánh giá giữa hai phiên liền kề và là cơ sở để tính toán mức giá trần và giá sàn của cổ phiếu.

Định nghĩa giá tham chiếu

Giá tham chiếu được xác định là giá đóng cửa (nghĩa là giá thực hiện của lần khớp lệnh cuối cùng) của ngày giao dịch liền kề trước đó. Giá tham chiếu là căn cứ để tính toán mức giá trần và mức giá sàn trong ngày giao dịch hiện tại.

Giá tham chiếu tại mỗi sàn giao dịch chứng khoán được quy định như sau:

Sàn giao dịch HOSE: Giá tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang giao dịch được xác định là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất liền kề trước đó (trừ trường hợp đặc biệt).

Những điều nhà đầu tư cần biết về giá tham chiếu, vai trò của giá tham chiếu
Hình minh họa về giá tham chiếu (ảnh nguồn internet)

Sàn giao dịch HNX: Giá tham chiếu được xác chính là giá đóng cửa của ngày giao dịch liền kề trước đó (trừ trường hợp đặc biệt).

Sàn giao dịch UPCOM: Giá tham chiếu được tính bằng bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch liền kề gần nhất trước đó (trừ trường hợp đặc biệt).

Vai trò của giá tham chiếu

So sánh giá cổ phiếu trong hai phiên giao dịch liền kề nhau

Nếu giá cổ phiếu có màu xanh lá nghĩa là giá giao dịch hôm đó cao hơn giá tham chiếu, tương đồng với việc giá tăng, chỉ số chứng khoán đang tăng.

Còn nếu giá cổ phiếu có màu đỏ, nghĩa là giá giao dịch thấp hơn giá tham chiếu, tương đồng với việc giá giảm, chỉ số chứng khoán đang giảm. Nếu giá cổ phiếu màu vàng là bằng với giá tham chiếu. Từ đây, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định mua/bán cổ phiếu đang quan tâm.

Xác định được mức giá trần và giá sàn

Giá trần được tính bằng cách lấy giá tham chiếu cộng với phần trăm biên độ dao động của giá tham chiếu. Giá sàn được tính bằng giá tham chiếu trừ đi phần trăm biên độ dao động của giá tham chiếu.

Cách phân biệt giá tham chiếu và giá mở cửa

Giá tham chiếu thường được tính bằng giá đóng cửa của ngày giao dịch hôm trước, còn giá mở cửa là mức giá đầu tiên tại lần khớp lệnh giao dịch trong ngày.

Giá tham chiếu tính bằng bình quân gia quyền các mức giá giao dịch của ngày hôm trước còn giá mở cửa xác định theo phương thức đấu giá trong ngày, gồm giá mua và giá bán.

Một số lưu ý khi giao dịch giá tham chiếu

Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, nghĩa là ngày giao dịch mà chứng chỉ quỹ và cổ phiếu không được hưởng cổ tức hoặc hưởng quyền kèm theo, thì giá tham chiếu sẽ lấy giá đóng cửa ngày gần nhất để điều chỉnh theo giá trị quyền hoặc cổ tức.

Trường hợp sở giao dịch chứng khoán gặp phải sự cố thì Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước sẽ chấp thuận cho họ áp dụng các phương thức khác để xác định giá tham chiếu.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Những điều nhà đầu tư cần biết về tín phiếu

Tín phiếu là một trong những thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đặc biệt là trong kho ...

Những điều nhà đầu tư cần biết về lệnh LO, cách đặt lệnh LO trong chứng khoán

Lệnh LO hay còn gọi là lệnh giới hạn là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. ...

Những điều nhà đầu tư cân biết về lệnh MTL, ưu nhược điểm của lệnh MTL

Lệnh MTL là một trong số những lệnh phổ biến trong đầu tư chứng khoán. Để giao dịch thành công trên thị trường chứng khoán ...

Trâm Trâm (t/h)