Những điều cần biết về mô hình cốc tay cầm trong đầu tư chứng khoán

Cập nhật: 10:21 | 24/11/2022 Theo dõi KTCK trên

Nắm vững về mô hình cốc tay cầm sẽ giúp nhà đầu tư có cơ hội tìm được những cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận cao.

Mô hình cốc tay cầm

Mô hình Cốc tay cầm (Cup and Handle) mà chúng ta biết đến rộng rãi ngày nay được William L.Jiler giới thiệu lần đầu vào những năm 1960 với tên gọi Saucer with platform. Sau đó được William J.O’ neil phổ biến lại với tên gọi Cup and Handle.

Theo lý thuyết, mô hình này thường xuất hiện sau một xu hướng tăng, là tín hiệu dự báo giá sẽ tiếp diễn xu hướng cũ.

Đây là một mô hình biểu đồ giá trong chứng khoán, thường được sử dụng như một chỉ báo kỹ thuật trong giao dịch. Giống như tên gọi, ở trong mô hình này đường giá sẽ tạo thành một chiếc cốc có quai cầm. Chiếc cốc thường có hình chữ “U” và tay cầm là một hình chữ “U” hoặc “V” nhỏ hơn.

Những điều cần biết về mô hình cốc tay cầm trong đầu tư chứng khoán
Mô hình cốc tay cầm (ảnh nguồn internet)

Đây là mô hình có khá nhiều ưu điểm khiến nhà đầu tư ưa thích. Một trong số đó là khả năng đem lại lợi nhuận cao. Nếu mô hình đúng chuẩn thì mức tăng giá sẽ bằng chiều sâu của đáy cốc, tức là vào khoảng 20-35%. Tuy vậy, cốc tay cầm cũng có những nhược điểm đáng cân nhắc. Cụ thể, thời gian hình thành mô hình khá dài, thường mất từ 7-65 tuần. Vì vậy, nhà đầu tư cần kiên nhẫn và có đủ kinh nghiệm để xác định mô hình từ sớm.

Thành phần mô hình cốc tay cầm

Gồm có 2 phần chính là cốc, và tay cầm.

Phần thân cốc:

Thân cốc thường được hình thành sau một xu hướng giá tăng (uptrend).

Bắt đầu từ miệng cốc đến đáy cốc là mức giảm khoảng 12-15%, có thể lên đến 30%.

Một thời gian sau, giá tăng từ mức đáy lên đến miệng cốc. Hai đỉnh miệng cốc có thể không bằng nhau. Thông thường bên phải sẽ cao hơn, tạo thành đường kháng cự chếch lên trên như hình.

Thường mất khoảng từ để hình thành thân cốc. (Thường thời gian hình thanh thân cốc kéo dài 7 tuần hoặc hơn nhưng không cố định)

Phần tay cầm:

Sau khi thân cốc được hình thành, nối hai đỉnh miệng cốc sẽ tạo thành đường kháng cự. Đường giá điều chỉnh giảm ngay sau đó.

Đợt giảm lần thứ hai này lý tưởng nhất là chỉ giảm bằng ⅓ độ dài của thân cốc ( thường 5% đến 10 % và không vượt quá 15%). Sau đó giá sẽ tăng trở lại.

Khi phần quai cầm break out ra khỏi đường kháng cự trước đó, mô hình sẽ được được xác nhận.

Tay cầm sẽ được hình thành trong khoảng 1-4 tuần.

Tâm lý thường thấy của nhà đầu tư khi giao dịch với mô hình

Giai đoạn hình thành nửa bên trái cốc, giá cổ phiếu giảm, cung bán ra cũng giảm dần, đến khi chiết khấu đủ sâu hấp dẫn dòng tiền (Từ 12-15% lên tới 33% hoặc 40-50%), nhà đầu tư bắt đầu tích lũy cổ phiếu tạo thành một đoạn đi ngang thanh khoản thấp. Sau đó khi phe mua dần thắng thế, giá tăng đồng thời khối lượng giao dịch cũng tăng lên tạo thành nửa bên phải cốc.

Khi chạm tới vùng miệng cốc, nhà đầu tư còn giữ hàng từ đỉnh cũ sẽ có tâm lý bán để thu hồi vốn, nhà đầu tư bắt đáy thì bán chốt lời (đường nối liền giữa 2 miệng cốc sẽ đóng vai trò là đường kháng cự). Nhưng lần này lực cầu đủ sức hấp thụ cung bán ra khi cổ phiếu vẫn duy trì được trạng thái tích cực trong xu hướng tăng, giá điều chỉnh chặt chẽ với khối lượng (thường chỉ giảm từ 10-15% với thanh khoản thấp), giá cổ phiếu sau đó tăng trở lại tạo nên phần tay cầm của cốc. Khi lực mua lên đủ lớn break đường kháng cự, xu hướng tăng giá được tiếp diễn.

Điểm mua vào

Dựa trên diễn biến tâm lý được phân tích ở trên, ta có thể thấy 2 thời điểm có thể vào lệnh với mô hình này:

Vào lệnh tại điểm đáy của phần tay cầm, đây là cách giao dịch phổ biến với mô hình cốc tay cầm. Vị trí lý tưởng trong trường hợp này là điểm cách đỉnh cốc một đoạn bằng ⅓ chiều cao mô hình.

Vào lệnh ngay khi giá breakout ra khỏi vùng tay cầm, hoàn thiện mô hình. Thời điểm này được cho là khá an toàn và đem lại mức sinh lời tốt. Không mua đuổi khi giá cổ phiếu đã tăng trên 5% từ đỉnh tay cầm (Theo William J.O’neil)

Giá mục tiêu

Với điểm mua sớm ở đáy của phần tay cầm khi chưa hoàn thiện mô hình, nhà đầu tư cần lưu ý đường kháng cự đi qua miệng cốc và nên đặt mục tiêu ngắn hạn tại vùng này. Còn khi giá đã break khỏi vùng tay cầm, hoàn thiện mô hình, có thể cân nhắc các gợi ý sau để bán ra thu lợi nhuận. Vì mô hình cốc tay cầm là một mô hình có khả năng tăng giá mạnh, nếu không còn những kháng cự trước đó, việc đoán đỉnh chỉ làm chúng ta thêm mất thời gian.

Bán ra từng phần khi đã đạt lợi nhuận kỳ vọng

Bán ra từng phần tại các vùng kháng cự trước đó

Bán ra khi cổ phiếu có dấu hiệu tạo đỉnh, gãy xu hướng

Mô hình cốc tay cầm ngược

Cốc tay cầm ngược là mô hình chiếc cốc úp ngược. Nó cũng có những thành phần cấu tạo tương tự như cốc tay cầm thông thường, nhưng theo chiều ngược lại. Nó bắt đầu với một xu hướng giá tăng, sau đó dần dần chậm lại và biến thành một xu hướng giảm. Phần tay cầm của mô hình úp xuống. Khi phần tay cầm phá vỡ đường hỗ trợ, giá giảm xuống thì mô hình sẽ được xác nhận. Đây là một mô hình giá xuống, và mục tiêu giảm giá sẽ bằng độ sâu của chiếc cốc tính từ phần miệng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Tìm hiểu về lãi suất chiết khấu, yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu (discount rate) là một thuật ngữ khá quen thuộc đặc biệt là với những người quan tâm, làm việc trong ngân ...

Tìm hiểu về phương sai, công thức tính phương sai đúng nhất

Phương sai dùng để đo mức chênh lệch giữa các số liệu trong một tập dữ liệu của bảng thống kê. Phương pháp này rất ...

Tìm hiểu về lệnh ATC, cách sử dụng lệnh ATC nhà đầu tư cần biết

Lệnh ATC (tiếng anh At The Close) là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa dù đó là bất kỳ giá ...

Trâm Trâm (t/h)