Nhựa Tiền Phong (NTP) chốt danh sách cổ đông chi trăm tỷ trả cổ tức đợt 2/2021

Cập nhật: 10:00 | 27/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Ngày 10/5 tới đây CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (HNX: NTP) sẽ chốt danh sách cổ đông chi tạm ứng cổ tức đợt 2/2021 bằng tiền. Tỷ lệ thanh toán 10%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 1.000 đồng. Thời gian thanh toán 27/5/2022.

5734-7c86d5467d879bdbf381b3cd0775e463
CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (HNX: NTP).

Như vậy với 117,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Nhựa Tiền Phong sẽ chi khoảng 117,8 tỷ đồng trả cổ tức đợt này cho cổ đông.

Được biết, sáng ngày 19/4/2022, Nhựa Tiền Phong đã tổ chức thành công cuộc họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2022. Theo đó, mức cổ tức năm 2021 sẽ được thanh toán toàn bộ bằng tiền mặt.

Đại hội đồng cổ đông Nhựa Tiền Phong đã biểu quyết và thông qua mức chỉ tiêu kinh doanh năm 2022 với kế hoạch doanh thu 5.175 tỷ đồng, tương ứng tăng 6% so với mức thực hiện trong năm 2021, tổng sản lượng tăng 6% lên mức 100.000 tấn. Song, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay sẽ giảm khoảng 10% so với năm trước, với 465 tỷ đồng.

Năm 2021, kết quả kinh doanh của Công ty được ghi nhận cao nhất so với các doanh nghiệp trong ngành. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 4.877 tỷ đồng, tăng trưởng 11% so với năm 2020, lợi nhuận trước thuế đạt 521,4 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm 21%.

Với kết quả này, HĐQT Nhựa Tiền Phong đã quyết định trình và được cổ đông thông qua việc trả mức cổ tức 25% vốn điều lệ hoàn toàn bằng tiền mặt. Trước đó, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021, mức cổ tức năm 2021 được thông qua theo tỷ lệ là 15% tiền mặt, và 10% bằng cổ phiếu, và kế hoạch cổ tức năm 2022 là 20% bằng tiền mặt.

Tại Đại hội, các cổ đông cũng đã biểu quyết thông qua việc tăng 10% vốn điều lệ từ quỹ đầu tư phát triển, tương đương với 117,8 tỷ đồng. Tổng vốn điều lệ sau khi tăng đạt 1.295,76 tỷ đồng.

Trước khi các đại biểu biểu quyết thông qua các tờ trình, cổ đông Tô Hồng Sơn, người nắm giữ cổ phần của Nhựa Tiền Phong ngay từ những ngày đầu Công ty thực hiện cổ phần hoá đặt câu hỏi: Khó khăn của năm 2022 đã giảm bớt so với năm 2021, nên việc đưa ra chỉ tiêu lợi nhuận giảm chỉ là sự thận trọng của Ban lãnh đạo công ty ?.

Với ý kiến này, ông Đặng Quốc Dũng, Chủ tịch HĐQT đã hồi đáp: “Hiện giá nguyên liệu đầu vào đang chiếm đến 70-75% vốn. Trong khi đó, Công ty không còn được lợi thế dự trữ nguyên liệu như năm 2021. Mặt khác, diễn biến giá nguyên liệu vẫn tiếp tục có xu hướng lập đỉnh mới, nên việc ban lãnh đạo thận trọng trong lập chỉ tiêu kinh doanh, lợi nhuận là có cơ sở”.

Liên quan đến vấn đề tăng vốn điều lệ, theo cổ đông Sơn cho là không cần thiết, vì Công ty đã đủ lớn, và nên chia tiền mặt cho các cổ đông.

Song, theo quan điểm của HĐQT Nhựa Tiền Phong, so với thời điểm mới cổ phần hoá, vốn điều lệ chỉ hơn 90 tỷ đồng. Đến nay đã tăng hơn 15 lần nhưng các cổ đông chưa một lần góp vốn thêm, tất cả chỉ là thông qua việc phân phối lợi nhuận hàng năm.

“Việc tăng vốn điều lệ là cần thiết để gia tăng giá trị của Công ty. Đặc biệt, các nhà đầu tư dài hạn, như đối tác của chúng ta là Sekisui đánh giá rất cao việc này, đồng thời, cũng sẽ giúp tăng giá trị cổ phiếu NTP”, ông Dũng khẳng định.

Còn theo bà Nguyễn Minh Giang, đại diện cho cổ đông KWE đã đánh giá cao kết quả kinh doanh năm 2021 của NTP, khi vượt xa so với nhiều doanh nghiệp khác cùng ngành. “Điều này là do công tác quản lý của Công ty rất tốt, đảm bảo không bị đứt gãy chuỗi cung ứng trong bối cảnh năm 2021 phải thực hiện giãn cách toàn xã hội ở nhiều tỉnh thành phía Nam”.

Chia sẻ về kế hoạch kinh doanh trong năm 2022, với việc thị trường bất động sản đang bị thắt chặt, nên sẽ có sự chững lại nhất định, nhưng bên cạnh đó, mảng đầu tư công sẽ phát triển tốt nhờ chính sách của Nhà nước.

Theo đó, Nhựa Tiền Phong sẽ tập trung phát triển các dòng sản phẩm phát triển hạ tầng, xây dựng dân dụng, thủy sản, giao thông, điện, nước,…. để khai thác tối ưu năng lực thị trường.

Nhựa Tiền Phong cũng đã hợp tác với Iplex để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu đi Australia và New Zeland, việc hợp tác này vừa nâng cao trình độ sản xuất của Công ty, vừa đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính.

Theo thỏa thuận khác, Nhựa Tiền Phong đã cung cấp cho Tập đoàn Thủy sản Minh Phú ống HDPE DN 1.400 - 1.600 dẫn nước biển từ ngoài khơi xa vào bờ để nuôi thủy sản.

Vừa qua, việc hợp tác với Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú bị gián đoạn do hoạt động đầu tư của Minh Phú phải tạm dừng vì ảnh hưởng bởi Covid-19. Nhưng từ năm nay, hoạt động đầu tư mới ao nuôi của Minh Phú sẽ diễn ra mạnh hơn, mở ra dư địa tăng doanh thu cho Nhựa Tiền Phong.

Nhựa Tiền Phong cũng đang hợp tác với Sekisui để nghiên cứu công nghệ sản xuất ống và phụ tùng C.PVC - một dòng sản phẩm mới sử dụng cho hệ thống phòng cháy chữa. Các sản phẩm được sản xuất trên cơ sở hợp tác với Sekisui sẽ được xuất sang Đức và Nhật Bản.

Loạt doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức, thưởng cổ phiếu trong tháng 5/2022

Các doanh nghiệp sẽ tiến hành chốt danh sách, trả cổ tức trong tháng 5: HUG, TET, DHA, IDC, BAX, IDP, NTP, AGP.

Cổ phiếu than đứng ngoài bão giá than

Giá than thế giới đã tăng kỷ lục, song kế hoạch lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp khai thác than năm nay thậm chí còn ...

Tin tức chứng khoán 9h00’ hôm nay 27/4/2022: HDC, TVC, APG, NLG, KDH, VIB, L14

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin cập nhật và gửi đến quý độc giả những tin tức chứng khoán mới ...

Khánh Vân

Tin cũ hơn
Xem thêm