Nhu cầu vay vốn đầu tư lưới điện ngày càng cao

Cập nhật: 08:27 | 23/05/2024 Theo dõi KTCK trên

Đầu tư cho truyền tải điện gặp nhiều thách thức khi nhu cầu vay vốn ngày càng cao, công tác chuẩn bị đầu tư, trong đó có cân đối vốn để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư còn nhiều khó khăn.

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) vừa có Hội nghị tổng kết công tác tài chính kế toán năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024 nhằm đánh giá những điểm mạnh, khắc phục tồn tại và tìm các giải pháp cho công tác tài chính kế toán trong các năm tiếp theo.

Theo đánh giá, trong năm 2023, các dự án lưới truyền tải điện đã phải đối mặt với không ít khó khăn ở công tác chuẩn bị đầu tư như, nhiều dự án đã phê duyệt dự án đầu tư nhưng phải làm lại thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư; việc làm thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư gặp nhiều khó khăn theo đặc thù từng địa phương; công tác thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng và tổ chức thực hiện dự án kéo dài đã làm phát sinh chi phí cho các dự án hay chính sách pháp luật có nhiều thay đổi tạo thêm các khó khăn cho công tác thu xếp vốn.

Các dự án lưới truyền tải điện đã phải đối mặt với không ít khó khăn ở công tác chuẩn bị đầu tư
Các dự án lưới truyền tải điện đã phải đối mặt với không ít khó khăn ở công tác chuẩn bị đầu tư

Tuy vậy, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), lãnh đạo EVNNPT và sự nỗ lực, quyết tâm cao của các bộ phận liên quan, công tác tài chính kế toán của EVNNPT tiếp tục duy trì ổn định, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng, cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ do EVN và lãnh đạo EVNNPT giao.

Năm 2023 và các tháng đầu năm 2024, EVNNPT thành công lớn nhất là huy động đủ vốn cho đầu tư các đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối; các chỉ tiêu tài chính của EVNNPT thời điểm cuối năm 2023 duy trì lành mạnh, đảm bảo các quy định hiện hành và yêu cầu của EVN, hầu hết các chỉ tiêu tài chính đều tốt và tương đương so với năm 2022;

Tiếp nối kết quả đánh giá xếp hạng tín nhiệm từ năm 2019, đầu tháng 4/2023, Fitch Ratings đã đánh giá và tiếp tục công bố đánh giá xếp hạng tín nhiệm của EVNNPT là BB, ngang bằng tín nhiệm quốc gia và công ty mẹ EVN, xếp hạng độc lập của EVNNPT là BB+.

Kết quả này có ý nghĩa tích cực để EVNNPT đa dạng hóa các hình thức thu xếp vốn cũng như nâng cao vị thế của EVNNPT đối với các đối tác trong và ngoài nước.

Nhu cầu vay vốn cho đầu tư lưới điện ngày càng cao
Nhu cầu vay vốn cho đầu tư lưới điện ngày càng cao

Bước sang năm 2024, các thách thức mới cũng đã xuất hiện như lãi suất huy động của các ngân hàng trong nước đầu năm thấp nhưng nay đang có xu hướng tăng lên, tỷ giá USD/VNĐ các tháng đầu năm tăng cao; nhu cầu vay vốn cho đầu tư lưới điện ngày càng cao; công tác chuẩn bị đầu tư, trong đó có công tác cân đối vốn để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư còn nhiều khó khăn.

Tại Quy hoạch Điện VIII có liệt kê hơn 500 dự án truyền tải điện sẽ được thực hiện. Với các phác họa hiện nay, hàng năm, đầu tư cho truyền tải điện sẽ phải tiêu khoảng 40.000 tỷ đồng. tuy nhiên đây là con số không nhỏ so với thực tế huy động vốn cho truyền tải bấy lâu.

Đơn cử, năm 2022, là đơn vị đầu tư chính và chủ lực của hệ thống truyền tải cả nước, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) mới hoàn thành khối lượng đầu tư với giá trị 16.868 tỷ đồng, đạt 83,1% kế hoạch, giải ngân khối lượng đầu tư xây dựng là 16.524 tỷ đồng, đạt 81,4% kế hoạch.

Trước thực tế này, EVNNPT cũng đã đặt mục tiêu cho công tác tài chính của năm 2024 đó là đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi; các chỉ tiêu tài chính đáp ứng theo quy định của nhà nước, EVN và yêu cầu của nhà tài trợ nhằm đáp ứng được nhiệm vụ chính trị là đầu tư phát triển lưới điện truyền tải và vận hành hệ thống truyền tải điện an toàn, góp phần đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế và an ninh năng lượng quốc gia.

Để thực hiện được mục tiêu này thì thực hiện cân đối vốn và đáp ứng các hồ sơ về tài chính theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác lập, phê duyệt chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư các dự án lưới điện truyền tải điện; thực hiện các giải pháp đồng bộ để huy động đủ và kịp thời vốn cho các dự án đầu tư trong thời gian tới.

Công tác tài chính cũng hướng tới mục tiêu đảm bảo đủ vốn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển lưới điện truyền tải đặc biệt là Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối, các Dự án trọng điểm cấp bách theo chỉ đạo của Chính phủ, EVN.

Đồng thời không để chậm quyết toán do nguyên nhân chủ quan của các cán bộ tài chính kế toán và thực hiện công tác quyết toán các dự án đầu tư xây dựng hoàn thành đảm bảo chất lượng.

Quy hoạch điện VIII: Tổng vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải giai đoạn 2021-2030 ước tính 134,7 tỷ USD

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời ...

Vượt trên 3 đối thủ, gói thầu gần 90 tỷ đồng của Điện lực Miền Trung thuộc về Xây dựng điện Việt Nam (VNE)

Vượt qua 3 đối thủ, Tổng công ty CP Xây dựng điện Việt Nam (HOSE: VNE) vừa được xướng tên tại gói thầu xây lắp ...

UAE muốn hợp tác với Việt Nam về lưới điện thông minh

Ngày 19/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với Giám đốc Đầu tư ...

Nguồn báo Đầu tư

Tin cũ hơn
Xem thêm