Nhóm quỹ ngoại vừa mua hớ cổ phiếu DPM?

Cập nhật: 12:35 | 14/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Nhóm quỹ thuộc Dragon Capital mạnh tay mua vào cổ phiếu DPM trong bối cảnh giá cổ phiếu này đang trên đà lấy lại đỉnh lịch sử sau khi tạo đáy ở phiên 16/5. Tuy nhiên, sau phiên giao dịch của nhóm quỹ, giá cổ phiếu DPM lại lao dốc gần 11% về mức 59.700 đồng/cổ phiếu (kết phiên sáng 14/6).

3222-dpm2
Nhóm quỹ ngoại vừa mua hớ cổ phiếu DPM?

Ngày 8/6/2022, nhóm quỹ thành viên thuộc Dragon Capital đã mua vào 1,4 triệu cổ phiếu của Đạm Phú Mỹ (HOSE: DPM) qua đó trở thành cổ đông lớn tại đây.

Cụ thể, hai quỹ thuộc Dragon Capital là Amersham Industries Limited và Vietnam Enterprise Investments Limited đã mua vào mỗi quỹ 700.000 đơn vị DPM trong ngày 8/6. Sau giao dịch, tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm tại DPM đã tăng từ 4,73% lên 5,09%. Chiếu theo giá bình quân phiên này là 67.350 đồng/cổ phiếu, ước tính nhóm quỹ đã chi hơn 94 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ.

Theo quan sát, nhóm quỹ thuộc Dragon Capital mạnh tay mua vào cổ phiếu DPM trong bối cảnh giá cổ phiếu này đang trên đà lấy lại đỉnh lịch sử sau khi tạo đáy ở phiên 16/5. Tuy nhiên, sau phiên giao dịch của nhóm quỹ, giá cổ phiếu DPM lại lao dốc gần 11% về mức 59.700 đồng/cổ phiếu (kết phiên sáng 14/6).

2804-dpm1
Diễn biến giá cổ phiếu DPM thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Lợi nhuận "đi lùi" theo các quý của năm 2022

Bộ phận phân tích của CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) ước tính lợi nhuận của DPM có thể đã đạt đỉnh trong quý I, sau đó sẽ giảm dần trong các quý tiếp theo năm 2022.

Trong cả quý I/2022, các Nhà máy đều hoạt động an toàn, ổn định, đạt công suất tối đa, chất lượng sản phẩm được đảm bảo. Tổng sản lượng đạt khoảng 282.000 tấn phân bón và hóa chất các loại, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, ấn tượng nhất là NPK Phú Mỹ với sản lượng trên 41 ngàn tấn, đạt 119% kế hoạch quý I, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2021.

PVFCCo cũng nỗ lực thu xếp logistic, điều độ và tận dụng tốt các cơ hội thị trường, đưa sản lượng kinh doanh đạt khoảng 346.000 tấn phân bón, hóa chất các loại, trong đó sản phẩm chủ lực Đạm Phú Mỹ tiêu thụ được gần 246.000 tấn, đạt 134% kế hoạch quý I/2022, tăng 30% so với cùng kỳ. Nhờ vậy, PVFCCo đã hoàn thành vượt xa kế hoạch doanh thu, lợi nhuận của quý I/2022. Nhờ kết quả SXKD tốt nên từ đầu năm đến nay cổ phiếu DPM tiếp tục đà tăng giá, hiện đang ở vùng giá 7x và được đánh giá là một trong những cổ phiếu hấp dẫn với giới đầu tư.

Sau khi giá urê thế giới đạt đỉnh trong tháng 3/2022 ở khoảng 870 USD/tấn thì bắt đầu giảm dần còn 584 USD/tấn tính đến thời điểm 8/6 (tức là giảm 33% so với mức đỉnh) do sản lượng xuất khẩu urê của Trung Quốc dự kiến tiếp tục phục hồi trong tháng 6 và giá nguyên liệu đầu vào điều chỉnh (dầu/khí/than).

Vào cuối tháng 5, Nga đã gia hạn lệnh hạn chế xuất khẩu urê cho đến cuối năm 2022. Điều này góp phần làm giảm tốc độ giảm giá của urê.

SSI Research nhận định, lợi nhuận ròng của Đạm Phú Mỹ sẽ đi theo xu hướng giá urê tức lợi nhuận ròng có thể đã đạt đỉnh trong quý I, sau đó sẽ giảm dần trong các quý tiếp theo.

Tuy nhiên, giá bán bình quân urê (hay lợi nhuận của Đạm Phú Mỹ) ước tính vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định so với cùng kỳ trong quý II (đạt khoảng 60% so với cùng kỳ) và quý III năm nay.

Với giả định giá urê vẫn có thể tiếp tục giảm dần từ mức đỉnh, các chuyên gia phân tích ước tính giá bán bình quân của urê năm 2022 ở mức 15.000 đồng/kg (tăng 42% so với cùng kỳ), thấp hơn giá bán hiện tại là 16.500 đồng/kg. Theo đó, SSI Research ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2022 lần lượt đạt 17.500 tỷ đồng (tăng 37%) và 5.200 tỷ đồng (tăng 65% so với 2021).

Sang năm 2023, các chuyên gia phân tích kỳ vọng giá dầu/khí và giá than có thể giảm từ mức nền cao trong năm 2022 và Nga cùng Trung Quốc sẽ xuất khẩu urê nhiều hơn so với năm 2022. Do đó, ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2023 lần lượt đạt 16.700 tỷ đồng (giảm 5%) và 4.600 tỷ đồng (giảm 12%).

Nhìn lại năm 2021 với sản lượng sản xuất ước đạt gần 899.000 tấn, vượt 3% so với kế hoạch điều chỉnh. Sản lượng tiêu thụ gần 1.018.000 tấn, đạt 99% chỉ tiêu năm. Tổng doanh thu năm 2021 khoảng 10.011 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.823 tỷ, lần lượt tăng 32% và gấp 2,74 lần so với năm 2020.

Vào cuối năm qua, công ty đã nâng chỉ tiêu tổng doanh thu hợp nhất cả năm lên 9.168 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 867,5 tỷ đồng, lần lượt tăng thêm 1.329 tỷ đồng (tăng 17%) và thêm 670 tỷ đồng tức gấp 4,39 lần kế hoạch cũ.

Nhờ kết quả này, Đạm Cà Mau đã vượt 9% về mục tiêu doanh thu và vượt 110% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế đã điều chỉnh năm 2021. Công ty cũng cho biết đây là kết quả doanh thu, lợi nhuận cao nhất đạt được trong 10 năm hoạt động.

Năm vừa qua, giá phân bón liên tục leo thang giữa lúc dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, có những loại tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba so với cùng kỳ năm ngoái.

Bão giá phân bón kéo dài cả năm qua đã giúp lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành tăng nhiều lần so với cùng kỳ. Mới đây nhất, Đạm Phú Mỹ (Mã: DPM) cũng đã báo lãi trước thuế kỷ lục 3.600 tỷ đồng năm 2021, tổng doanh thu ước tính lên đến 12.826 tỷ đồng, lần lượt tăng 324% và 63% so với 2020.

Không những vậy, giá cổ phiếu của các công ty phân bón như DCM và DPM cũng tạo đỉnh lịch sử. Trên thị trường chứng khoán, tại phiên giao dịch gần nhất ngày 10/06, cổ phiếu DPM của Đạm Phú Mỹ giảm 4.600 đồng về 62.300 đồng/cổ phiếu với khối lượng giao dịch gần 6 triệu đơn vị.

Chứng khoán phiên sáng 14/6: Thị trường "dần tắt lửa", VN-Index có lúc về sát tham chiếu

Tiếp nối phiên bán tháo đầu tuần, sắc đỏ lan rộng trên toàn thị trường đầu phiên sáng nay. Đà bán lan rộng ở hầu ...

Tin tức chứng khoán 9h00' hôm nay 14/6/2022: DTD, PAP, HTE, DTG, G36, DXS

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin cập nhật và gửi đến quý độc giả những tin tức chứng khoán mới ...

Thị trường chứng khoán ngày 14/6/2022: Thông tin trước giờ mở cửa

Dòng tiền bắt đáy "biệt tích", VN-Index bay hơn 57 điểm; Khối ngoại "nương tay" phiên VN-Index "cháy rực"; Cổ phiếu TNI vẫn chưa thoát ...

Nguyên Nam

Tin liên quan