Nhóm Bất động sản "đón" dòng tiền cá mập, VCB tạo "gánh nặng" cho thị trường

Cập nhật: 15:29 | 04/03/2024 Theo dõi KTCK trên

Diễn biến phiên giao dịch đầu tuần 4/3, dòng tiền cá mập liên tục đổ bộ mạnh vào nhóm bất động sản với thanh khoản thị trường tăng trưởng "khởi sắc". Đáng chú ý, cổ phiếu VCB đang khiến đà tăng chỉ số thị trường chững lại khi đóng góp -1,802 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch 04/03, VN-Index tăng 3,13 điểm (tương ứng mức tăng 0,25%) lên vùng 1.261,41 điểm với 276 mã tăng, 190 mã giảm và 90 mã tham chiếu. Tổng khối lượng giao dịch trên thị trường đạt 1.183.086.384 cổ phiếu với tổng giá trị đạt gần 29.000 tỷ đồng. Diễn biến cùng chiều, chỉ số VN30 ghi nhận tăng 1,46 điểm, tương ứng tăng 0,12% với 15 mã tăng cùng 9 mã giảm và 6 mã tham chiếu.

Nhóm Bất động sản
Nhóm BĐS đang dẫn đầu về giá trị giao dịch thị trường trong phiên đầu tuần.

Trong ngày hôm nay, tâm lý dòng tiền trở lại ổn định vào toàn phiên, trong đó nhóm ngành được giao dịch mạnh nhất là Ngân hàng và Bất động sản. Top 10 cổ phiếu ghi nhận giá trị giao dịch lớn nhất lần lượt là: DIG, KBC, SSI, HPG, MWG, MBB, VND, NVL, CTG và GEX . Trong phiên giao dịch, các cổ phiếu trên đều xuất hiện nhiều lệnh bán và mua lớn. Cụ thể:

DIG: 1.400,13 tỷ đồng là tổng giá trị giao dịch của DIG trong ngày hôm nay với thanh khoản hơn 49 triệu cổ phiếu. Trong phiên giao dịch, DIG xuất hiện lượng mua và lượng bán không đồng đều khi lực mua liên tục gom kịch liệt với thanh khoản đạt 10.000 - 70.000 đơn vị/ lệnh. Đáng chú ý, gần cuối phiên, dòng tiền tại DIG chứng nhịp, lệnh bán và mua giằng co dữ dội với trung bình mỗi lệnh đạt khoảng 20.000 - 40.000 đơn vị/lệnh.

KBC: Tổng giá trị giao dịch của KBC trong phiên giao dịch hôm nay đạt 1.165,57 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch, KBC kịch trần tại vùng 33.350 đồng, thanh khoản giao dịch đạt gần 36 triệu cổ phiếu. Diễn biến phiên hôm nay tại KBC liên tuc xuất hiện nhiều lệnh mua và bán lớn giao động từ 30.000 - 70.000 cổ phiếu. Đáng chú ý, dòng tiền tại KBC đang đồng loạt đẩy mạnh lực mua khi “cá mập” liên tục gom hàng hơn 50.000 đơn vị/ lệnh vào cuối phiên. Chốt phiên, lực mua đẩy mạnh với thanh khoản đạt hơn 21 triệu cổ phiếu.

SSI: Tổng giá trị giao dịch của SSI trong phiên 04/03 đạt 945,28 tỷ đồng với thanh khoản giao dịch đạt hơn 25 triệu cổ phiếu. Trong phiên giao dịch hôm nay, SSI xuất hiện nhiều lệnh mua và bán với số lượng lớn, giao động từ 25.000 - 70.000 cổ phiếu. Đặc biệt ghi nhận, cuối phiên giao dịch, dòng tiền lớn liên tục rút đổ bộ vào SSI. Ấn tượng hơn, tại SSI xuất hiện nhiều lệnh mua đạt hơn 70.000 đơn vị/ lệnh.

HPG: Tổng giá trị giao dịch của HPG trong ngày hôm nay đạt 886,73 tỷ đồng. Kết phiên giao dịch, HPG đón nhịp điều chỉnh nhẹ trong vùng giá 30.800 đồng, khối lượng giao dịch đạt gần 29 triệu cổ phiếu. Trong phiên giao dịch, HPG xuất hiện nhiều lệnh mua/ bán với số lượng lớn giao động quanh 20.000 - 40.000 đơn vị. Có thể thấy rằng, phe mua đang chủ động chiếm ưu thế tại HPG hơn so với phe bán khi trong phiên, cá mập liên tiếp gom hàng tại HPG với nhiều lệnh mua lên tới 30.000 đơn vị/lệnh.

MWG: Tổng giá trị giao dịch của MWG trong ngày hôm nay đạt 784,86 tỷ đồng. Kết phiên giao dịch, MWG tăng nhẹ ở vùng giá 47.400 đồng, thanh khoản giao dịch của cổ phiếu đạt gần 17 triệu cổ phiếu. Trong phiên giao dịch tại MWG xuất hiện nhiều lệnh mua/bán cổ phiếu với số lượng giằng co kịch liệt, giao động quanh 50.000 cổ phiếu/lệnh. Vào thời điểm cuối phiên, lực mua bứt tốc, đổ bộ vào MWG. Kết phiên, khối lượng khớp lệnh bán chủ động đạt khoảng 8 triệu đơn vị.

MBB: Tổng giá trị giao dịch của MBB trong ngày hôm nay đạt 769,75 tỷ đồng. Kết phiên giao dịch, cổ phiếu MBB tăng nhẹ lên vùng 24.200 đồng, khối lượng giao dịch đạt gần 32 triệu đơn vị. Như vậy, thanh khoản cổ phiếu MBB đang có đà tăng trở lại trong phiên hôm nay. Trong phiên giao dịch, MBB xuất hiện nhiều lệnh mua và bán lớn giao động từ 15.000 - 35.000 cổ phiếu. Hai chiều mua và bán tại MBB được đánh giá là thế bán đang chiếm phần chủ động với hơn 16 triệu đơn vị khớp lệnh.

VND: Hơn 32 triệu đơn vị là tổng khối lượng giao dịch của VND trong phiên giao dịch hôm nay. Kết phiên giao dịch, VND tăng nhẹ ở vùng 23.450 đồng/cp, với tổng giá trị giao dịch đạt 755,65 tỷ đồng. Diễn biến phiên giao dịch, lực mua và bán trải mạnh trên toàn VND với trung bình mỗi lệnh đạt 30.000 đơn vị. Đặc biệt, ghi nhận cuối phiên, đà mua liên tục đổ dồn vào VND với thanh khoản lớn, với nhiều lệnh đạt 50.000 đơn vị.

NVL: Tổng giá trị giao dịch của NVL trong ngày hôm nay đạt 671,04 tỷ đồng. Kết phiên giao dịch, NVL đóng cửa trong vùng 17.500 đồng, thanh khoản giao dich đạt hơn 38 triệu đơn vị. Trong phiên giao dịch, NVL thường xuất hiện lệnh mua lớn, giao động từ 30.000 - 50.000 cổ phiếu. Đáng chú ý, vào thời điểm cuối phiên, dòng tiền liên tục đổ bộ NVL với thanh khoản đạt 15.000 đơn vị/ lệnh.

CTG: "Cá mập" đang đặt nhiều hy vọng vào cổ phiếu CTG trong phiên hôm nay. Tổng giá trị giao dịch của CTG trong ngày hôm nay đạt 632,84 tỷ đồng. Kết phiên giao dịch, CTG đóng cửa trong vùng khả quan 36.000 đồng, thanh khoản giao dịch hơn 17 triệu cổ phiếu. Trong phiên giao dịch, CTG xuất hiện nhiều lệnh mua và bán với số lượng lớn, giao động từ 20.000 - 40.000 cổ phiếu. Đặc biệt, CTG ghi nhận nhiều lệnh gom hàng ấn tượng, lên tới gần 35.000 đơn vị.

GEX: Kết phiên giao dịch, GEX dừng chân trong vùng 23.150 đồng, khối lượng giao dịch đạt gần 25 triệu cổ phiếu, với giá trị đạt 578,28 tỷ đồng. Trong phiên giao dịch, sự chênh lệch khoảng cách giữa 2 cực mua và bán nghiêng hẳn về thế bán. Lệnh bán và mua ở GEX giao động trong khoảng 30.000 - 45.000 đơn vị. Đáng chú ý, vào thời điểm cuối phiên, 2 phe mua và bán giằng co mãnh liệt, thanh khoản trên mỗi lệnh đạt trên 20.000 đơn vị.

Cổ phiếu bất ngờ tăng trần, NLG được định giá bao nhiêu với các dự án hiện có?

Trong phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu NLG ghi nhận tín hiệu tương đối tốt khi tăng trần vượt đỉnh với thanh khoản lớn.

PV Power chuẩn bị "bỏ túi" 120 tỷ đồng cổ tức từ Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2)

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty CP (PV Power - HOSE: POW) hiện là công ty mẹ nắm giữ ...

Về tay ông lớn ngành bia Nhật, doanh nghiệp đứng sau Wonderfarm đem toàn bộ lợi nhuận chia cổ tức

Công ty CP Thực phẩm Interfood (UPCoM: IFS) là doanh nghiệp đứng sau thương hiệu đình đám Wonderfarm - được Kirin Holdings Singapore Pte. Ltd ...

Mộng Diệp