NHNN đề xuất hạ tỉ lệ sở hữu nước ngoài tại fintech xuống dưới 49%

Cập nhật: 07:00 | 09/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Mặc dù NHNN đã có bước nới hơn khi đề xuất tỷ lệ sở hữu tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài tại các Fintech là 49%, nhưng vấn đề này hiện vẫn còn khá nhiều ý kiến trái chiều.

nhnn de xuat ha ti le so huu nuoc ngoai tai fintech xuong duoi 49

Thống đốc NHNN: Nợ xấu cho vay đóng tàu theo Nghị định số 67 đã ở mức báo động

nhnn de xuat ha ti le so huu nuoc ngoai tai fintech xuong duoi 49

Một số nhà băng đang tiến hành xin thêm room từ phía NHNN

nhnn de xuat ha ti le so huu nuoc ngoai tai fintech xuong duoi 49

NHNN tiếp tục bơm ròng 20.000 tỉ đồng thông qua kênh tín phiếu

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo lấy ý kiến thay thế Nghị định 101 về thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó bao gồm nhiều nội dung mới trung gian thanh toán, tiền điện tử, tiền di động (mobile money).

Một nội dung mới tại dự thảo đáng được chú ý là việc NHNN đề xuất tỉ lệ tối đa phần vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (bao gồm cả sở hữu trực tiếp và gián tiếp) là 49%.

nhnn de xuat ha ti le so huu nuoc ngoai tai fintech xuong duoi 49
Ảnh minh họa

Đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép được cấp phép trước ngày Nghị định sửa đổi có hiệu lực, có tỉ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài cao hơn 49% sẽ được duy trì cho đến khi có sự thay đổi nhà đầu tư nước ngoài hoặc hết thời hạn giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Theo NHNN, đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, liên quan đến hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính, ảnh hưởng đến sự ổn định và an toàn trong chính sách tiền tệ của quốc gia. Do đó, để tránh sự thao túng của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như để đảm bảo chủ quyền quốc gia trong hoạt động tài chính - ngân hàng, thì cần thiết quy định tỷ lệ tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, do đây là loại hình hoạt động mới, đầy tiềm năng, nên việc tạo môi trường kinh doanh phục vụ vì lợi ích quốc gia và cộng đồng doanh nghiệp trong nước là thực sự cần thiết. Do đó, cơ quan quản lý chuyên ngành cần tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước nắm bắt được cơ hội, tính chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình...

Tuy nhiên, như phát biểu của ông Nghiêm Thanh Sơn – Phó vụ trưởng Vụ Thanh Toán NHNN tại Tọa đàm “Chính sách quản lý Fintech” diễn ra trung tuần tháng 8 tại Hà Nội thì không nên đánh đồng trung gian thanh toán với Fintech bởi trung gian thanh toán chỉ là một trong hàng chục lĩnh vực Fintech.

Liên quan tới vấn đề này, Dự thảo Nghị định cũng đã lường trước và quy định: “Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoạt động đa ngành, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại tổ chức cung ứng này không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, nghề hoạt động của tổ chức này có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác”.

NHNN cũng cho biết, đề xuất trên dựa vào kinh nghiệm của Indonesia liên quan đến tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 20% vốn sở hữu trong lĩnh vực thanh toán đối với các tổ chức chủ trì vận hành hệ thống, vận hành bù trừ, chuyển mạch, quyết toán cuối cùng.

Dự thảo thay thế Nghị định 101 được công bố trong bối cảnh ngành thanh toán điện tử của Việt Nam đang phát triển bùng nổ.

Tính đến thời điểm 26/8, NHNN đã cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho tổng cộng 31 tổ chức không phải là ngân hàng. Trong đó, riêng năm 2019, NHNN đã cấp 5 giấy phép mới và cấp lại 1 giấy phép.

Đến hết tháng 8/2019, thị trường có 28 ví điện tử hoạt động tuy nhiên hơn 90% giá trị giao dịch thuộc về 5 đơn vị lớn nhất (Payoo, MoMo, Senpay, Airpay và Zalopay) và tất cả đều có sở hữu nước ngoài từ 30% đến 90%.

Thu Hoài