Nhiều nguyên nhân làm chậm giải ngân vốn đầu tư công

Cập nhật: 14:30 | 30/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Tại toạ đàm "Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và phát triển bền vững" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 27/5 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng đã nêu ra 4 nguyên nhân khiến giải ngân đầu tư công chậm.

2835-dau-tu-cong
Ảnh minh họa

Theo Thứ trưởng Tài chính, chậm giải ngân vốn đầu tư công không phải vấn đề mới và đã được nhìn nhận rất nhiều năm qua, có rất nhiều cuộc hội thảo, hội nghị và chỉ ra rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, cả vấn đề về mặt thể chế và tổ chức thực hiện, cả trách nhiệm của Trung ương và trách nhiệm của các địa phương.

Tuy nhiên, nhìn vào số giải ngân của 5 tháng đầu năm 2022, chúng ta mới giải ngân được khoảng 22-23%. Mức này có cao hơn một chút so với cùng kỳ của năm 2021 nhưng so với kế hoạch năm là thấp. Nhìn nhận ở khía cạnh Bộ Tài chính, Thứ trưởng Võ Thành Hưng đã chỉ ra 4 nguyên nhân khiến giải ngân vốn đầu tư công bị chậm:

Thứ nhất là công tác chuẩn bị đầu tư của các bộ, ngành, địa phương đối với các dự án là yếu. Điều này thể hiện ở chỗ dự toán Thủ tướng giao không phân bổ được hết ngay từ đầu năm mà bị phân bổ nhiều lần trong năm. Đến thời điểm hiện nay vẫn còn 11 bộ và 17 địa phương chưa phân bổ hết dự toán năm 2022 như Thủ tướng giao. Cái yếu trong khâu dự toán sẽ dẫn đến vấn đề chậm chạp trong khâu thực hiện, vướng vấn đề này vấn đề kia.

Thứ hai là vấn đề về giải phóng mặt bằng. Trong thời gian qua giá nhà đất ở một số địa phương có tăng và đấy cũng là một yếu tố dẫn đến giải phóng mặt bằng sẽ khó khăn hơn. Bên cạnh đó, cũng có nhiều vụ việc liên quan đến đất đai thì công tác giải phóng mặt bằng cũng có chỗ này, chỗ kia gặp vướng mắc.

Thứ ba là giá cả nguyên vật liệu tăng cao, nhiều chủ đầu tư thậm chí bỏ cọc để không bị lỗ thêm. Vì vậy cũng ảnh hưởng rất nhiều đến dự án.

Thứ tư là nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công vẫn là khâu tổ chức thực hiện. Cùng một mặt bằng thể chế nhưng có những bộ, ngành, địa phương giải ngân rất tốt nhưng cũng có những bộ, ngành, địa phương giải ngân kém hơn.

"Khâu tổ chức thực hiện của chúng ta vẫn là một khâu yếu", Thứ trưởng Võ Thành Hưng nhận định.

Về vấn đề này, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, từ góc nhìn của Bộ Tài chính thấy có 4 nguyên nhân. Trong đó, hai nguyên nhân chủ quan là vấn đề dự toán, tiếp theo là việc triển khai chậm và hai nguyên nhân khách quan là giá vật tư, giải phóng mặt bằng vừa là khách quan vừa là chủ quan.

Đây cũng là vấn đề thực tế không phải trong nhiệm kỳ này, lần này mà là vấn đề của rất nhiều nhiệm kỳ. Cần tập trung để xử lý những vấn đề đó, có những rủi ro chúng ta phải chịu như giá vật tư lên, giá đất lên.

Thường chúng ta dự toán một khoản để đền bù nhưng giá đất lên thì không đủ để đền bù. Quy trình thủ tục để giải quyết cũng không thể nhanh được. Đó là những nguyên nhân nửa chủ quan nửa khách quan và có thật.

ADB và BIDV chỉ ra 4 rủi ro, thách thức đối với kinh tế Việt Nam trong năm 2022

ADB và BIDV dự báo trong năm nay lạm phát Việt Nam tăng khá mạnh, có thể lên mức 3,8-4,2% và duy trì mức 4% ...

Năm 2022, CPI của Việt Nam được dự báo sẽ tăng lên mức 4-4,5%

Các chuyên gia của EVS tiếp tục duy trì dự phóng CPI của Việt Nam năm 2022 sẽ tăng nhẹ lên mức 4 - 4,5% ...

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đôn đốc Cao Bằng, Bắc Kạn về giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 18/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Tổ trưởng Tổ công tác số 3 về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, đẩy ...

Phương Thảo

Tin cũ hơn
Xem thêm