Nhiều doanh nghiệp phân bón chốt quyền trả cổ tức tiền mặt

Cập nhật: 09:53 | 22/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Các công ty trong ngành phân bón sẽ chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2020, hầu hết dưới 10% tiền mặt, trừ Phân bón Bình Điền trả cổ tức tỷ lệ 15%.

Khuyến khích các doanh nghiệp Singapore tăng cường đầu tư tại Việt Nam

Tin tức doanh nghiệp nổi bật ngày 22/6/2021: SHB, HPG, VIB, NKG, PDR, HAG

Ngày 18/6/2021 là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông chia cổ tức đợt 2/2020 của Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền (Mã: BFC), tỷ lệ 15% (tương ứng 1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng). Với 57 triệu cổ hiếu đang lưu hành, Phân bón Bình Điền dự chi khoảng 85,5 tỷ đồng cho đợt thanh toán cổ tức. Ngày chi trả là 30/6.

Công ty cổ phần Phân bón miền Nam (Mã: SFG) thông báo ngày 25/6 tới đây là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông trả cổ tức tiền mặt năm 2020 tỷ lệ 2,5%, 1 cổ phiếu được nhận 250 đồng. Ngày thanh toán là 26/7, tổng số tiền doanh nghiệp dự chi ra khoảng 12 tỷ đồng.

Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) thông báo ngày 8/7 là ngày dăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức từ Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Mã: DCM). Doanh nghiệp sẽ thanh toán cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt tỷ lệ 8%, 1 cổ phiếu được nhận 800 đồng. Ngày thanh toán là 27/7. Với 529 triệu cổ phiếu đang lưu hành, đơn vị dự kiến chi 423 tỷ đồng để trả cổ tức.

Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển (Mã: VAF) cũng dự kiến trả cổ tức tỷ lệ 5,5% bằng tiền mặt, số tiền dự chi đợt này của doanh nghiệp là 21 tỷ đồng.

4656-phan-bon

Cổ phiếu ngành phân bón tăng trưởng ấn tượng

Trên thị trường chứng khoán, trong khoảng hai tuần trở lại đây, nhóm số cổ phiếu ngành phân bón thu hút mạnh dòng tiền, trong đó DPM đang tiến sát với vùng đỉnh trong hơn 3 năm, còn DCM liên tục leo đỉnh mới.

5051-phan-bon-1
Diễn biến giá cổ phiếu DPM và DCM

Nguyên nhân khiến giá cổ phiếu tăng mạnh do thời gian gần đây, giá phân bón trên thế giới và trong nước leo thang. Giải thích vấn đè này, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương, ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, cho biết giá phân bón tăng chủ yếu do tác động bên ngoài như nguyên liệu, chi phí vận tải chứ không chỉ do áp dụng biện pháp tự vệ.

Ông Lưu Hoàng Ngọc, Phó Cục Trưởng Cục Hóa chất cho rằng giá phân bón sẽ còn neo ở mức cao từ nay đến cuối năm.

"Mặt hàng phân bón có chu kỳ tăng giá 10 năm một lần. Năm nay giống như năm 2008 nên chu kỳ giá đi lên. Việc giá tăng do nhiều yếu tố, so với cùng kỳ năm ngoái như tăng 5 lần do cước vận tải tăng bởi tình trạng khan hiếm container", ông Ngọc nói.

Trước đó, trong đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra vào cuối tháng 4/2021, đại diện Đạm Cà Mau cũng từng đưa dự báo rằng cuối tháng 5 hoặc 6, giá phân bón sẽ tạo đáy và sau đó tăng trở lại. Người đại diện nhận định "đối với năm 2021, triển vọng ngành phân bón vẫn khá tốt".

Theo dự báo của Hiệp hội Phân bón thế giới (IFA), nhu cầu tiêu thụ phân bón toàn cầu năm 2021 dự kiến đạt 194,9 triệu tấn, tăng 1,8% so với năm 2020.

Tại thị trường Việt Nam, theo AgroMonitor, tổng nhu cầu tiêu thụ phân bón trong năm 2021 dự kiến đạt gần 10,3 triệu tấn, tăng 5,5% so với năm 2020. Trong đó dự báo tiêu thụ hầu hết các loại phân bón đều tăng đáng kể, đặc biệt là phân DAP (tăng 12% so với năm trước), phân lân (tăng 8,7%) và phân NPK (tăng 4,6%).

Năm 2021, dự kiến tổng nhu cầu phân bón tại Đồng bằng sông Cửu Long (khu vực tiêu thụ phân bón lớn nhất cả nước) sẽ hồi phục 4% - 6% so với năm 2020, trong đó chủ yếu tăng tiêu thụ phân DAP, NPK và các chủng loại khác.

Phương Thảo