Nhật Bản: BOJ quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu lỏng

Cập nhật: 15:57 | 28/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Kết thúc phiên họp thường kỳ kéo dài hai ngày, Hội đồng Chính sách BOJ đã quyết định giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1% và lãi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 10 năm ở mức khoảng 0%.

5433-08ef157d-2fd3-457e-b25f-f23e13ac0074-15858817050981837235152
Nhật Bản: BOJ quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu lỏng

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã quyết định nâng dự báo lạm phát ở nước này trong năm 2022 song vẫn giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu lỏng để hỗ trợ cho đà phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch.

Kết thúc phiên họp thường kỳ kéo dài hai ngày, Hội đồng Chính sách BOJ đã quyết định giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1% và lãi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 10 năm ở mức khoảng 0%.

Tuy nhiên, BOJ đã nâng dự báo về tỷ lệ lạm phát trong tài khóa 2022 lên mức 1,9%, tăng mạnh so với con số 1,1% trong dự báo trước đó. Ở chiều ngược lại, BOJ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong năm nay từ 3,8% xuống còn 2,9%.

Theo giới phân tích, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các điều chỉnh này là do giá nhiên liệu, lương thực và nhiều mặt hàng khác đang tăng nhanh ở Nhật Bản, chủ yếu do tác động của xung đột quân sự Nga-Ukraine, sự gián đoạn của nhiều chuỗi cung ứng trên toàn cầu và việc đồng yen mất giá so với đồng bạc xanh của Mỹ.

Nhiều người lo ngại việc giá cả hàng hóa leo thang này có thể tác động tiêu cực tới chi tiêu dùng cá nhân, một trong hai trụ cột tăng trưởng chính của Nhật Bản, từ đó có thể ảnh hưởng tới đà phục hồi của nền kinh tế này.

Trước đó, phát biểu tại một phiên họp của Quốc hội hôm 18/4, Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda cho rằng đồng yen đang mất giá “tương đối nhanh” so với đồng USD, đồng thời cảnh báo về tác động tiêu cực của hiện tượng này tới đà phục hồi vẫn còn mong manh của nền kinh tế nước này.

Ông nhấn mạnh việc đồng yen giảm giá từ 115 yen/USD xuống còn gần 127 yen/USD chỉ trong một tháng rưỡi là tương đối nhanh và sự sụt giảm mạnh như vậy có thể làm gia tăng bất ổn và gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch kinh doanh.

Theo giới phân tích, mặc dù đồng yen yếu sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu và tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu nhưng lại làm gia tăng chi phí của các công ty nhập khẩu và làm gia tăng áp lực lên các hộ gia đình ở trong nước.

Trong 3 tháng đầu năm 2022, TP HCM đã ghi nhận dòng vốn FDI đổ vào giảm hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu FDI của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, từ đầu năm đến ngày 20/3, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào ...

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) quan ngại vì sự suy yếu của đồng Yen

Sự sụt giảm gần đây của đồng Yen một phần do chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ của Ngân hàng Trung ương Nhật ...

Nhật Bản không có kế hoạch phát hành tiền tệ kỹ thuật số

Khác với xu hướng hiện tại của hầu hết các quốc gia trên thế giới, Nhật Bản dường như không có kế hoạch tung ra ...

Phương Thảo (t/h)

Tin liên quan