Nhận tin từ Đại hội, cổ phiếu Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VGT) nối dài chuỗi tăng

Cập nhật: 14:51 | 13/05/2024 Theo dõi KTCK trên

Tính từ đầu tháng 5 đến nay, VGT có tới 7/8 phiên tăng điểm, thị giá cổ phiếu qua đó cũng tăng thêm 25%...

Phiên giao dịch chiều ngày 13/5, cổ phiếu VGT của Công ty CP Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) tăng nhẹ 2,01% lên mức 15.200 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch đáng kể với hơn 2,6 triệu cổ phiếu "sang tay".

Đáng chú ý, phiên hôm nay cũng đánh dấu 7 phiên tăng liên tiếp của cổ phiếu dệt may này. Tính từ đầu tháng 5 đến nay, VGT có tới 7/8 phiên tăng điểm, trong đó có phiên ngày 8/5 đạt mức tăng trần (+14,62%), thanh khoản trong phiên cũng ghi nhận mức đột biến với 7,2 triệu cổ phiếu được giao dịch. Thị giá cổ phiếu qua đó cũng tăng thêm 25%.

Nhận tin từ Đại hội, cổ phiếu Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VGT) nối dài chuỗi tăng

Cổ phiếu VGT nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư có thể xuất phát từ việc cổ phiếu ngành dệt may đang được đánh giá là một trong những nhóm triển vọng tích cực trong năm 2024 nhờ đơn hàng hồi phục mạnh.

Tại Đại hội cổ đông thường niên 2024 diễn ra vào sáng ngày 13/5, lãnh đạo Vinatex nhìn nhận ngành dệt may Việt Nam có cơ hội phục hồi, khi tổng cầu tăng, môi trường kinh tế trong nước ổn định, cơ hội tăng đơn hàng dịch chuyển từ các quốc gia cạnh tranh do bất ổn địa chính trị tại nước này (đảo chính tại Myanmar, công nhân đình công tại Bangladesh...).

"Thực tế trong quý 1/2024, đơn hàng đã có dấu hiệu phục hồi về số lượng, tuy nhiên giá chưa tăng so với quý 4 năm 2023, có mặt hàng còn tiếp tục giảm 5-10%về giá, hiệu quả chưa cải thiện. Quý 2, tình hình như quý 1, phải đến quý 3, 4 khả năng mới có dấu hiệu cải thiện khi các nền kinh tế lớn chuyển từ chính sách thắt chặt sang nới lỏng tiền tệ, kích thích tổng cầu" - lãnh đạo Vinatex dự báo.

Trên nền tảng đơn hàng tăng, kết quả kinh doanh nhóm dệt may cũng được kỳ vọng khả quan. Tuy nhiên, thực tế với Vinatex, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp lại chưa đạt được như kỳ vọng chung của ngành.

Quý 1/2024, VGT ghi nhận doanh thu thuần giảm 6% so với cùng kỳ, về dưới 4 nghìn tỷ đồng. Tiết giảm được giá vốn, Công ty lãi gộp trên 345 tỷ đồng, tăng 5%; biên lãi gộp cải thiện 1% lên 9%.

Cùng với đó là tỷ giá tăng, VGT phát sinh khoản lỗ tỷ giá lớn do đánh giá lại số dư gốc vay ngoại tệ, khiến lãi ròng giảm 35% xuống 36,5 tỷ đồng, song vẫn là mức lãi cao nhất 4 quý qua kể từ quý 2/2023.

Cũng trong quý 1, lãi chênh lệch tỷ giá của Vinatex giảm từ 59 tỷ đồng về gần 44 tỷ đồng, trong khi lỗ chênh lệch tỷ giá gần gấp đôi cùng kỳ lên 46 tỷ đồng.

Nhận tin từ Đại hội, cổ phiếu Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VGT) nối dài chuỗi tăng
Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT tại đại hội

Năm 2024, VGT đặt kế hoạch doanh thu và thu nhập hợp nhất dự kiến 17.900 tỷ đồng và lãi trước thuế 550 tỷ đồng, cùng tăng nhẹ 2% so với năm trước. Kết thúc quý 1, Công ty lãi trước thuế 102 tỷ đồng, thực hiện được gần 19% mục tiêu lợi nhuận năm.

Về định hướng kinh doanh, ban lãnh đạo Vinatex cho biết kế hoạch 2024 được xây dựng trong bối cảnh ngành dệt may vẫn đang đối mặt nhiều khó khăn về thị trường, đơn hàng và giá chưa phục hồi ổn định, trong khi chi phí đầu vào tăng cao.

HĐQT sẽ triển khai các nội dung đề án "Tái cơ cấu Tập đoàn Dệt May Việt Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030", đã được ĐHĐCĐ thường niên 2023 thông qua. Bên cạnh đó, tham mưu hoạt động thoái vốn tại các đơn vị theo đề án Tổng Công ty đã phê duyệt...

Ngay đầu tháng 5/2024, Vinatex đã thông qua Nghị quyết HĐQT về việc thoái vốn tại 8 đơn vị bao gồm Công ty CP Dệt lụa Nam Định, Công ty CP Vinatex Đà Nẵng (UPCoM: VDN), Công ty CP May Nam Định, Công ty CP May Bình Minh (UPCoM: BMG), Công ty CP Tổng Công ty May Đồng Nai (MDN), Tổng Công ty Nhà Bè - Công ty CP (UPCoM: MNB), Công ty TNHH May mặc xuất khẩu Tân Châu và Công ty CP Sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt may (UPCoM: VTI). Về phương thức thoái vốn, thời gian thực hiện chưa được HĐQT Vinatex công bố cụ thể. Tại thời điểm 31/04/2024, Vinatex có 34 công ty con và 31 công ty liên kết.

Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2023, Vinatex được thông qua phương án trích 18,5 tỷ vào quỹ khen thưởng phúc lợi, 900 triệu đồng vào quỹ khen thưởng người quản lý và dự kiến chia cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 3% (300 đồng/cp). Ước tính, Vinatex dự chi 150 tỷ đồng để trả cổ tức.

Theo tờ trình ban đầu, Vinatex đề xuất không chia cổ tức năm 2023.

Nhận tin từ Đại hội, cổ phiếu Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VGT) nối dài chuỗi tăng
Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 VGT

Dệt may Hòa Thọ (HTG) triển khai loạt dự án trăm tỷ năm 2024

Tổng công ty CP Dệt may Hòa Thọ (HOSE: HTG) công bố loạt dự án xin chủ trương đầu tư trong năm 2024, trong đó ...

Doanh thu sụt giảm, ‘gà đẻ trứng vàng’ của Vinatex vẫn báo lãi tăng hơn 46%

Dù doanh thu giảm gần 60 tỷ đồng, Công ty CP Dệt may Hòa Thọ (HOSE: HTG) – ‘gà đẻ trứng vàng’ của Tập đoàn ...

Triển vọng và rủi ro ngành dệt may trong năm nay

Theo báo cáo phân tích ngành của Chứng khoán Mirae Asset (MAS), 4 tháng đầu năm 2024, ngành dệt may Việt Nam chứng kiến nhiều ...

Lưu Lâm

Tin liên quan