Nhân sự ngân hàng MB mang về lợi nhuận hơn 1,4 tỷ đồng/người trong năm 2022

Cập nhật: 10:23 | 06/02/2023 Theo dõi KTCK trên

Năm 2022, cùng với sự tăng số lượng cán bộ nhân viên từ 15.178 lên 16.136 người, thu nhập bình quân tháng của nhân sự ngân hàng MB cũng được tăng từ 31,6 triệu đồng năm trước lên 35,2 triệu đồng, tương đương tăng 11,4%.

12 ngân hàng Việt lọt Top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới: Vietcombank dẫn đầu, BIDV tăng tốc ngoạn mục

Theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất mới được công bố, tính đến cuối năm 2022, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) có 16.136 nhân sự làm việc trên toàn hệ thống (gồm ngân hàng mẹ và 6 công ty con là MB AMC, MBS, MB Capital, Mcredit, MB Ageas, MIC).

Trong đó, số lượng nhân sự của riêng ngân hàng mẹ là 9.986 người, tăng 386 người so với cuối năm trước; còn số lượng nhân sự của các công ty con ở mức 6.150 người, giảm 160 người.

thu nhập bình quân tháng của nhân sự ngân hàng MB cũng được tăng từ 31,6 triệu đồng năm trước lên 35,2 triệu đồng
Thu nhập bình quân tháng của nhân sự ngân hàng MB là 35,2 triệu đồng/người trong năm 2022

Trong năm 2022, MB đã chi hơn 6.817 tỷ đồng để trả lương cho nhân viên trên toàn hệ thống, tăng 18,4% so với năm trước. Tính bình quân mỗi nhân sự trực thuộc MB có thu nhập 35,21 triệu đồng/tháng, tương đương 422,5 triệu đồng trong năm 2022.

Nếu so với cách đây 10 năm (năm 2012 ở mức hơn 17 triệu đồng/người/tháng), thu nhập bình quân trên toàn hệ thống MB đã tăng gấp đôi.

Nhân sự ngân hàng MB mang về lợi nhuận hơn 1,4 tỷ đồng/người trong năm 2022
Thu nhập bình quân của nhân sự MB trên toàn hệ thống năm 2022. (Nguồn: BCTC hợp nhất quý IV/2022)

Về kết quả kinh doanh, luỹ kế cả năm 2022, lợi nhuận hợp nhất trước thuế MB đạt 22.729 tỷ đồng, tăng 37,5% so với năm trước và đạt 111,8% kế hoạch năm.

Với số lượng nhân sự bình quân trên toàn hệ thống là 16.136 người, bình quân mỗi nhân sự trên hệ thống MB mang về hơn 1,4 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2022, tương đương 117,4 triệu đồng/tháng.

Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của MB đạt 728.532 tỷ đồng, tăng 20% so với cuối năm 2021. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 26,7% lên hơn 460.000 tỷ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng tăng 15,3% đạt 443.605 tỷ đồng.

Số dư nợ xấu của ngân hàng MB tăng 54% lên 5.030 tỷ đồng, trong đó dư nợ nhóm 5 ở mức 2.293 tỷ đồng, tăng gấp 2,8 lần so với cuối năm 2021 (819 tỷ đồng), qua đó tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,9% lên 1,09%.

Tiền gửi khách hàng tăng trưởng 15,3% đạt hơn 443.600 tỷ đồng. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt hơn 180.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 40% trên tổng huy động vốn, là ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nhất hệ thống.

Theo lãnh đạo MB, kết quả trên có được là nhờ ngân hàng đã thực hiện chuyển đổi số hóa toàn diện, tạo tăng trưởng đột phá trong kinh doanh ngân hàng số, đặc biệt là phát triển hệ sinh thái khách hàng trên 2 nền tảng App MBBank và BIZ MBBank.

Kết quả kinh doanh của ngân hàng MB năm 2022
Kết quả kinh doanh của ngân hàng MB năm 2022

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Nhiều cổ phiếu ngân hàng giảm sâu tuần qua, một mã “ngược dòng” bật tăng hơn 20%

Tuần giao dịch đầu tiên sau tết Quý Mão (30/1 - 3/2), sắc đỏ chiếm chủ đạo trên nhóm cổ phiếu ngân hàng với 20/27 ...

Lãi suất vay mua nhà tháng 2/2023: “Hạ nhiệt” tại một vài ngân hàng

Khảo sát những ngày đầu tháng 2 ghi nhận lãi suất vay mua nhà tại một vài ngân hàng ngoại điều chỉnh giảm.

NHNN bơm mạnh thanh khoản cho hệ thống ngân hàng sau Tết

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có phiên bơm thanh khoản thứ năm liên tiếp cho hệ thống ngân hàng, tổng lượng hỗ trợ ròng ...

Hoàng Hà