Nhận định chứng khoán phiên 8/4: Xu hướng giảm điểm vẫn hiện hữu

Cập nhật: 17:46 | 07/04/2024 Theo dõi KTCK trên

Nhận định về xu hướng thị trường chứng khoán phiên đầu tuần mới, khả năng điều chỉnh giảm điểm là quan điểm chung của hầu hết các công ty chứng khoán...

Tuần giao dịch từ ngày 1-5/4 khép lại, VN-Index giảm 28,98 điểm (-2,26%) so với tuần trước, đóng cửa phiên thứ Sáu ở mốc 1.255,11 điểm. HNX-Index lùi về mốc 239,69 điểm, giảm 1,2%. Hầu hết các nhóm ngành đều chịu áp lực bán, trong đó nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn ngân hàng và chứng khoán có mức giảm mạnh đã tạo tiền đề xấu, đè nặng sự tiêu cực lên thị trường. Ở chiều ngược lại, thanh khoản mua chủ động vẫn tìm đến nhóm dầu khí, điện nước với một số mã tăng điểm tốt, có thể kể đến như PVD, PVS, GAS...

Trong tuần qua, thanh khoản trên HoSE đạt 127.065 tỷ đồng, tăng 12,4% so với tuần trước, ở mức trung bình, cải thiện trở lại khi Chứng khoán VNDirect kết nối lại với các sở giao dịch. Nhà đầu tư nước ngoài đảo chiều mua ròng trong 2 phiên cuối tuần nhưng tổng kết cả tuần vẫn bán ròng hơn 2.000 tỷ đồng trên HoSE; ngược lại mua ròng khá mạnh trên HNX với giá trị 220,94 tỷ đồng.

Nhận định chứng khoán phiên 8/4: Xu hướng giảm điểm vẫn hiện hữu

Chỉ số có thể thoái lui về vùng 1.180 điểm

(Chứng khoán Tiên Phong - TPS)

Đóng cửa phiên thứ Sáu vừa qua, VN-Index ghi nhận cây nến Pinbar giảm giá (nến có râu trên dài) với khối lượng giao dịch lớn, cho thấy bên bán đang nắm quyền kiểm soát thị trường. Trên khung đồ thị tuần, chỉ số hình thành cây nến giảm điểm với khối lượng giao dịch lớn, cho thấy thị trường có thể đang bước vào nhịp điều chỉnh.

Trong tuần tiếp theo, TPS cho rằng vùng hỗ trợ 1.230 điểm sẽ là hỗ trợ gần nhất của thị trường. Nếu vùng điểm số này không được bảo toàn, chỉ số có thể thoái lui về vùng 1.180 điểm. “Chúng tôi nhận thấy rủi ro ngắn hạn đang có xu hướng gia tăng. Do đó, nhà đầu tư nên cẩn trọng quan sát thị trường để thực hiện cơ cấu danh mục,” TPS khuyến nghị.

Tiếp tục chịu quán tính giảm điểm trong những phiên tới

(Chứng khoán KB Việt Nam – KBSV)

Sau nhịp mở gap giảm điểm đầu phiên, VN-Index hồi phục nhẹ sau đó tiếp tục lao dốc mạnh về cuối phiên. Chỉ số đóng cửa ở mức thấp nhất phiên và tiếp tục đi kèm tín hiệu bulltrap, cho thấy thị trường vẫn chưa thoát khỏi trạng thái tiêu cực và rủi ro xuất hiện thêm những phiên phân phối vẫn còn hiện hữu.

Nhiều khả năng chỉ số tiếp tục chịu quán tính giảm điểm trong những phiên tới, trước khi có thể cho phản ứng hồi phục rõ nét hơn quanh vùng hỗ trợ gần tại 1.250 (+-5) và xa hơn tại 1.220 (+-10).

Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi trong các nhịp hồi phục, ưu tiên quản trị rủi ro danh mục và chỉ trải lệnh mở mua với tỷ trọng nhỏ quanh các ngưỡng hỗ trợ xa.

Điều chỉnh giảm để kiểm định hỗ trợ quanh 1.235 điểm

(Chứng khoán Bản Việt – VCSC)

Dự báo trong những phiên tới, VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm để kiểm định hỗ trợ quanh 1.235 điểm. Đây là điểm hội tụ giữa vùng đáy của tháng 3 và đường hỗ trợ MA50 của xu hướng trung hạn.

Do đó, nhiều khả năng lực mua giá thấp sẽ được thúc đẩy nếu VN-Index giảm xuống khu vực này, qua đó tạo sự giằng co cũng như khả năng hồi phục kỹ thuật cho chỉ số. Ngưỡng kháng cự hiện tại của VN-Index là đường MA20 tại 1.265 điểm.

Tiếp tục duy trì diễn biến điều chỉnh

(Chứng khoán Vietcombank - VCBS)

Dưới góc độ kỹ thuật, VN-Index kết phiên cuối tuần giảm xuống dưới khu vực 1.255 điểm. Ở khung đồ thị ngày, hai chỉ báo RSI và MACD tiếp tục hướng xuống cùng với việc DI- đang hướng dốc lên cho thấy thị trường trong ngắn hạn vẫn sẽ tiếp tục duy trì diễn biến điều chỉnh và ngưỡng hỗ trợ gần nhất sẽ quanh khu vực 1235 – 1240 điểm.

Tương tự với khung đồ thị ngày, ở khung đồ thị giờ, các chỉ báo vẫn đang cho tín hiệu đi xuống và chưa tạo đáy củng cố thêm cho nhận định trên.

VCBS khuyến nghị không nên hoảng loạn bán đuổi cổ phiếu trong các phiên giảm mạnh, bởi thị trường đã trải qua thời gian tăng dài 4 tháng và nhịp điều chỉnh là cần thiết để VN-Index tiếp tục hướng lên các vùng điểm cao.

Theo đơn vị phân tích, chỉ số vẫn đang trong nhịp tăng điểm trung hạn và những nhịp điều chỉnh ngắn hạn là cơ hội để sàng lọc, giải ngân mua mới với những cổ phiếu tiềm năng đã có mức chiết khấu tốt, tuy nhiên cần lưu ý hạn chế sử dụng margin để quản trị rủi ro. Các nhóm ngành đáng chú ý khi thị trường cho tín hiệu mua chủ động trở lại là bất động sản, dầu khí, đầu tư công, ngân hàng.

Dòng tiền phân hóa, VN-Index chốt tuần đầu tiên của tháng Tư quanh mốc 1.255 điểm

Trong phiên giao dịch cuối tuần,thị trường chứng khoán tiếp tục giảm mạnh, qua đó lui về mốc 1.255 điểm.

Giao dịch khối ngoại tuần 1-5/4: Nhóm midcaps "dậy sóng", NVL được gom mạnh 2 phiên cuối tuần

Mặc dù nhóm nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng mạnh trong tuần, nhưng việc khối ngoại trở lại mua ròng vào cuối ...

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam tổ chức hội thảo “Chứng khoán Việt Nam – đón đầu chu kỳ tăng trưởng mới”

Ngày 6/4/2024, tại Khách sạn Park Hyatt Saigon (quận 1, TP.HCM), Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam tổ chức hội thảo “Chứng khoán Việt ...

Nguyên Nam