Nhận định chứng khoán phiên 24/6: Có thể có biến động lớn

Cập nhật: 16:52 | 23/06/2024 Theo dõi KTCK trên

Thị trường chứng khoán trải qua tuần biến động không quá mạnh, VN-Index giữ được vùng giá nền quanh 1.280, liệu thị trường có thể có biến động lớn phiên đầu tuần mới?

Tuần qua, thị trường chứng khoán sideway trong 5 phiên liên tiếp với 3 phiên tăng điểm và 2 phiên điều chỉnh. Nhịp độ giao dịch và biên độ trong phiên cũng bị thu hẹp, chỉ số gần như biến động quanh mức tham chiếu. Nhìn chung thị trường giao dịch tương đối yên bình đặc biệt trong 2 phiên cuối tuần khi đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 6 và các quỹ ETF thực hiện cơ cấu danh mục. Đóng cửa tuần giao dịch 17-21/6, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 1.282,02 điểm, tăng 2,11 điểm (+0,16%).

Thanh khoản tuần qua trượt dốc dưới mức trung bình 20 tuần giao dịch khi sự thận trọng phủ bóng tâm lý nhà đầu tư. Lũy kế cả tuần giao dịch, thanh khoản bình quân trên sàn HSX đạt 857 triệu cổ phiếu (-5,56%), tương đương 23.234 tỷ đồng (-4,86%) về giá trị giao dịch.

Mặc dù gần như đi ngang trong tuần qua, sắc xanh vẫn duy trì sự áp đảo với 17/21 nhóm ngành tăng điểm. Bứt phá mạnh nhất trong tuần qua là các nhóm ngành như: Công nghệ viễn thông (+7,15%), Hóa chất (+6,40%), Hàng không (+5,52%),... Ở chiều ngược lại, áp lực điều chỉnh ở các nhóm ngành vốn hóa lớn kìm chân đà tăng của thị trường: Hàng tiêu dùng (-5,55%), Chứng khoán (-2,33%), BĐS dân cư (-1,62%), Ngân hàng (-0,98%),...

Tuần giao dịch 17-21/6 vẫn là tuần cao điểm bán ròng của khối ngoại với tổng giá trị đạt -5,723 tỷ đồng trên cả 3 sàn. Tâm điểm bán ròng tuần qua là những cổ phiếu quốc dân vốn hóa lớn như: FPT (-1.127 tỷ đồng), HPG (-399 tỷ đồng), VND (-378 tỷ đồng),... Ở chiều mua ròng, khối ngoại ưu thích một số cổ phiếu midcap: TCH (+166 tỷ đồng), CTR (+160 tỷ đồng), HAH (+117 tỷ đồng),...

Nhận định chứng khoán phiên 24/6: Có thể có biến động lớn

Nhận định chứng khoán phiên 24/6

Tiếp tục đi ngang

Chứng khoán Kiến Thiết - CSI

VN-Index đảo chiều giảm điểm nhẹ trong phiên cơ cấu danh mục của một số quỹ ETF. Điều đáng chú ý là thanh khoản phiên cơ cấu danh mục hôm nay không cao, sụt giảm so với 2 phiên trước và thấp hơn (-10,8%) cả mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý của giới đầu tư nội cũng rất thận trọng.

Xu hướng trong tuần qua chủ yếu đi ngang, sideway trong biên độ hẹp kể cả biên độ biến động và khối lượng, hình thành nên nến Doji thế hiện sự phân vân lưỡng lự của giới đầu tư. Xu hướng này khả năng còn kéo dài trong các phiên của tuần tới để tích lũy thêm trước khi có sự bứt phá hình thành xu hướng tăng/giảm rõ ràng hơn.

Ở thời điểm hiện tại, các vị thế mua thăm dò trước đó vẫn đang có lợi nhuận, nên chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm nắm giữ, thậm chí ưu tiên nhịp rung lắc của thị trường khi VN-Index về vùng hỗ trợ 1.264 - 1.270 thì gia tăng thêm tỷ trọng các mã cổ phiếu đang có lợi nhuận trong danh mục.

Không giữ được vùng nền giá 1.270 điểm

Chứng khoán Tiên Phong - TPS

VN-Index kết phiên tạo dựng được một cây nến doji ngay trên vùng hỗ trợ 1.270 điểm trên đồ thị tuần tính đến hết phiên giao dịch ngày hôm nay. Thanh khoản giảm trong tuần này biểu hiện tâm lý giằng co, lưỡng lự của cả hai phe mua và bán. TPS cho rằng không đủ dữ liệu để đánh giá được VN-Index trong thời gian tới sẽ đi theo kịch bản nào mà cần thêm thời gian quan sát.

Nhưng nếu xét trong khung thời gian ngắn hơn là khung ngày, 4 phiên liên tiếp VN-Index tạo nền được ở vùng giá 1.270 – 1.280 điểm và đây sẽ là vùng giá mà chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ tích lũy trong tuần giao dịch kế tiếp. Kịch bản xấu chỉ xuất hiện khi VN-Index không giữ được vùng nền giá 1.270 điểm. Nhà đầu tư vẫn nên quan sát và chỉ nên giao dịch với tỷ trọng nhỏ và vừa.

Thị trường tích lũy ngắn hạn

Chứng khoán Asean

Áp lực bán một lần nữa xuất hiện vào cuối phiên 21/6 khiến VN-Index không thể vượt qua đường mốc MA10 ngắn hạn phản ánh tâm lý mua lên trong phiên cuối tuần chưa thực sự mạnh mẽ do tâm lý giao dịch ở chiều mua lên thường chùng xuống trong phiên cuối tuần, cùng với áp lực phiên cơ cấu ETF cũng giải thích phần nào sự sụt giảm thanh khoản.

Chỉ số đóng cửa trên mốc MA20 lần thứ 4 với giá trị giao dịch không gia tăng thể hiện VN-Index đang đạt được trạng thái cân bằng ngắn hạn. Nhà đầu tư cân nhắc mở mua tại vùng cận biên dưới 1.275 điểm.

Thêm cơ hội kiểm tra vùng cản 1.285 – 1.293 điểm

Chứng khoán Rồng Việt - VDSC

Đà tăng của VN-Index vẫn đang gặp khó khi tiến sâu vào vùng cản 1.285 – 1.293 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản đã có sự hạ nhiệt và chỉ số vẫn thành công bảo toàn nỗ lực trở lại trên MA (20) trước đó cho thấy áp lực cung vẫn chưa ở mức cao.

Vì vậy, việc giữ cân bằng trên vùng MA quan trọng trên có thể giúp VN-Index có thêm cơ hội để kiểm tra vùng cản 1.285 – 1.293 điểm trong tuần tiếp theo. Với bối cảnh thị trường còn nhiều hoài nghi, nhà đầu tư cần thận trọng và tránh rơi vào trạng thái quá mua. Đồng thời có thể cân nhắc nhịp hồi phục của thị trường để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.

Có thể có biến động lớn

Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam - MAS

Trong tuần qua, VN-Index đã lần lượt kiểm định và có những phản ứng tại các vùng 1.270 và 1.285. Xu hướng chủ đạo là đi ngang và xu hướng này có thể sẽ vẫn được duy trì trong các phiên đầu tuần tới.

Tuy nhiên, VN-Index liên tục biến động lớn trong từng phiên giao dịch, diễn biến cho thấy sự giằng co giữa cung và cầu đang diễn ra ở các ngưỡng quan trọng. Một khi diễn biến giằng co kết thúc thị trường có thể biến động lớn. Điểm số kỹ thuật ngắn hạn đang ở mức -2 điểm (trung tính). Hệ số P/E của VN-Index hiện tại đang ở mức 16,1x.

Chứng khoán giằng co phiên cuối tuần, cổ phiếu họ APEC là điểm nhấn

Thị trường chứng khoán phiên cuối tuần chứng kiến các chỉ số chính giằng co khá mạnh, đáng chú ý có cổ phiếu họ APEC ...

Khối ngoại bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng trong phiên VN-Index đỏ nhẹ

Thị trường có phiên điều chỉnh nhẹ sau 3 phiên khởi sắc. Khối ngoại tiếp tục duy trì khối lượng bán ròng cổ phiếu ở ...

Được chấp thuận lên HOSE, hé lộ tham vọng của "cái tên mới" DNSE

Chủ tịch Nguyễn Hoàng Giang chia sẻ: "DNSE là cái tên mới, vừa tròn 1 năm tham gia thị trường phái sinh, vì vậy khách ...

Nguyên Nam