Nhận định chứng khoán ngày 25/4/2022: Nhịp hồi phục còn tiếp diễn?

Cập nhật: 18:00 | 24/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Thị trường kết thúc tuần với một phiên hồi phục sau khi giảm 6 phiên liên tiếp, việc thị trường phục hồi là sự đồng thuận ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như ngân hàng, thép, bất động sản,… Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu giảm mạnh thời gian qua cũng bắt đầu có lực cầu hấp thụ lượng cổ phiếu ở mức giá thấp. Theo nhận định, trong phiên giao dịch đầu tuần mới, nhịp hồi phục của thị trường vẫn có thể tiếp diễn và NĐT nên cân nhắc tận dụng nhịp Bulltrap để đưa danh mục về tỷ trọng an toàn…

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích lược một số nhận định của các công ty chứng khoán về diễn biến cho phiên giao dịch 25/4/2022.

Tiếp tục nắm giữ danh mục và quan sát diễn biến thị trường

(CTCK MB - MBS)

Thị trường trong nước có phiên giao dịch kết thúc tuần hồi phục sau khi giảm liền 6 phiên liên tiếp, Việc thị trường phục hồi ở phiên 22/4 không phải do dòng tiền vào mạnh mẽ, thay vào đó là sự đồng thuận ở các nhóm cổ phiếu dẫn dắt vốn hóa lớn như ngân hàng, thép, bất động sản,… Trong đó số mã giảm sàn cũng đã ít hơn và khối ngoại vẫn đang tích cực mua ròng trong những phiên gần đây.

Thanh khoản khớp lệnh sàn HSX tăng lên mức 22.954 tỷ đồng so với mức 19.412 tỷ đồng ở phiên hôm qua và mức bình quân 24.400 tỷ đồng ở tuần trước.

Thanh khoản thị trường tăng dần cho thấy nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội trong bối cảnh các mã cổ phiếu chiết khấu về mức hấp dẫn, do vậy nhóm cổ phiếu bluechips hoạt động rất sôi động trong phiên 22/4. Nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ danh mục và quan sát diễn biến thị trường ở vùng hỗ trợ 1.350 – 1.370 điểm, trong kịch bản lạc quan thị trường có thể hồi về vùng 1.425 điểm.

5728-4
Nhận định chứng khoán ngày 25/2/2022: Nhịp hồi phục còn tiếp diễn?

Cân nhắc tận dụng nhịp Bulltrap để đưa danh mục về tỷ trọng an toàn

(CTCK Phú Hưng - PHS)

Theo quan điểm kỹ thuật, VN-Index có phiên tăng điểm trở lại. Khối lượng giao dịch gia tăng trên mức bình quân 10 và 20 phiên, hàm ý dòng tiền có dấu hiệu tham gia bắt đáy. Không những vậy, chỉ số đang tạo nến Doji với bóng nến dưới dài, cùng với đường RSI ở vùng quá bán 28, cho thấy chỉ số đang đứng trước cơ hội xuất hiện nhịp hồi phục trở lại, với kháng cự mục tiêu quanh vùng 1.422 điểm (MA200).

Tuy nhiên, các tín hiệu dài hơi hơn, như chùm MA 5, 10, 20 vẫn giữ trạng thái phân kỳ âm tiêu cực, cùng với đường ADX nằm trên vùng 32 và đường –DI nằm trên +DI, cho thấy xu hướng chính vẫn là giảm điểm. Do đó, chỉ số mới dừng lại ở một nhịp hồi kỹ thuật, và nhà đầu tư cần cẩn thận với tín hiệu Bulltrap.

Đối với sàn Hà Nội, HNX Index có diễn biến tiêu cực hơn. Chỉ số tiếp tục giảm điểm và duy trì đóng cửa dưới MA5, cùng với chùm MA5, 10, 20 ở trạng thái phân kỳ âm tiêu cực, cho thấy xu hướng giảm đang tiếp diễn và chỉ số có thể chịu sức ép về lại hỗ trợ 330 điểm (đỉnh tháng 7/2021).

Nhìn chung, thị trường có dấu hiệu bước vào nhịp hồi kỹ thuật (Bulltrap) sau phiên 22/04. Do đó, nhà đầu tư nên cân nhắc tận dụng nhịp Bulltrap để đưa danh mục về tỷ trọng an toàn.

Nhịp hồi phục của thị trường vẫn có thể tiếp diễn

(CTCK Rồng Việt – VDSC)

Thị trường khép lại tuần giảm giá thứ 3 liên tiếp với sắc xanh tương đối tích cực. Diễn biến giao dịch tiếp tục cho thấy sự tranh chấp mạnh gần hỗ trợ của kênh giá 1.380 +/- 5 điểm của VN-Index và ghi nhận tín hiệu hỗ trợ của dòng tiền ở khu vực này. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu giảm mạnh thời gian qua cũng bắt đầu có lực cầu hấp thụ lượng cổ phiếu ở mức giá thấp. Với động thái này, nhịp hồi phục của thị trường vẫn có thể tiếp diễn trong thời gian tới.

Do vậy, Quý nhà đầu tư có thể kỳ vọng nhịp hồi phục của thị trường sẽ được mở rộng. Việc mở mua cổ phiếu cần phải được xem xét kỹ hơn về động thái của dòng tiền mua chủ động ở cổ phiếu đó.

VN-Index kiểm định vùng kháng cự gần 1.380 – 1.390 điểm

(CTCK Asean - Aseansc)

Về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến xanh dạng ‘Doji’ thứ 2 với bóng nến dài tại vùng hỗ trợ 1.360 – 1.370 điểm, bao gồm MA300 ngày, kèm thanh khoản cao hơn trung bình 20 phiên, là tín hiệu khá tích cực. Điều này cho thấy lực cầu bắt đáy hoạt động rất tích cực, bên bán bắt đầu suy yếu, và đà giảm tiếp tục chững lại. Bên cạnh đó, một số chỉ báo kỹ thuật cho thấy VN-Index đang ở vùng quá bán, và có thể đảo chiều bất cứ lúc nào.

Do đó, Aseansc cho rằng, trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng kháng cự gần 1.380 – 1.390 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1.400 – 1.410 điểm. Trong kịch bản tiêu cực, vùng hỗ trợ gần của VN-Index dự báo ở mức 1.360 – 1.370 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1.340 – 1.350 điểm. Trong đó, vùng hỗ trợ là vùng có thể xuất hiện lực cầu giúp chỉ số phục hồi trở lại, và vùng kháng cự là vùng có thể xuất hiện lực bán khiến chỉ số giảm trở lại.

Thị trường tiếp tục phát ra những tín hiệu tích cực trong phiên giao dịch 22/4, khi đà giảm tiếp tục chững lại trong bối cảnh thanh khoản tăng nhẹ và duy trì ở mức cao hơn trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy lực cầu bắt đáy hoạt động rất tích cực và áp lực giải chấp bắt đầu suy yếu. Dự báo trong phiên giao dịch 25/4, chỉ số VN-Index sẽ có quán tính tăng điểm để kiểm định vùng kháng cự gần 1.380 – 1.390 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1.400 – 1.410 điểm. Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao khiến VN-Index có thể sẽ thu hẹp đà tăng về phía cuối ngày.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn dẫn dắt cho sự hồi phục của thị trường

(CTCK Bản Việt – VCSC)

Tín hiệu kỹ thuật trung hạn của các chỉ số chứng khoán vẫn đang duy trì ở mức Tiêu cực. Trong khi đó, dù tăng điểm nhưng VN-Index và VN30 tạm thời chưa cải thiện được tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của mình (đang ở mức Tiêu cực).

Dự báo trong phiên giao dịch tới, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có thể tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt cho sự hồi phục của thị trường. Theo đó, chỉ số đại diện VN-Index có thể sẽ kiểm định kháng cự MA5 ngày tại 1.393 điểm và nếu lực mua đủ mạnh để vượt qua mốc này, chỉ số sẽ kiểm định lại kháng cự MA10 ngày và MA200 ngày đang nằm tại khu vực 1.423 điểm.

Để thực hiện nhịp kiểm định này, VCSC cho rằng thị trường cần sự cộng hưởng của cả nhóm vốn hóa lớn và vốn hóa vừa và nhỏ. Đây là một ngưỡng kháng cự mang tính chất khá then chốt, quyết định xem liệu thị trường có thể quay trở lại xu hướng tăng giá hay chỉ là một nhịp hồi phục mang tính chất kỹ thuật do trạng thái bị bán quá mức.

Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Cổ phiếu ngân hàng “rực lửa” tuần qua: SHB giảm mạnh nhất, thanh khoản VPB trên 100 triệu đơn vị

Tuần giao dịch vừa qua (18-22/4), cổ phiếu ngân hàng đồng loạt bốc hơi mạnh. Trong 27 cổ phiếu ngân hàng đang giao dịch trên ...

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm đầu cơ lao dốc không phanh

Nhóm cổ phiếu tâm điểm trong tuần qua là một loạt các mã vừa và nhỏ có tính đầu cơ cao đã bị bán tháo, ...

Khối ngoại tuần qua 18-22/4: Đẩy mạnh mua ròng, nhiều mã bất động sản được gom mạnh

Nhà đầu tư nước ngoài là nhân tố tích cực nhất của thị trường trong thời gian gần đây khi liên tiếp duy trì trạng ...

Thiện Nhân

Tin liên quan