Nhận diện rủi ro khi đầu tư lướt sóng chứng khoán?

Cập nhật: 11:59 | 03/12/2023 Theo dõi KTCK trên

Trên thị trường chứng khoán, đầu tư lướt sóng chứng khoán thường được các nhà đầu tư sử dụng như một chiến lược thu lời trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, hình thức này lại ẩn chứa nhiều rủi ro, khiến người dùng có thể bị thua lỗ, thậm chí là trắng tay. Vậy đầu tư lướt sóng là gì? Làm thế nào để “sinh tồn” khi lựa chọn hình thức đầu tư này?.

Đầu tư chứng khoán lướt sóng là hình thức đầu tư với thời hạn ngắn, phương thức giao dịch này được các nhà đầu tư tận dụng khi thị trường xảy ra biến động nhằm kiếm lợi nhuận một cách nhanh chóng. Cách thức đầu tư của hình thức này là thông qua các lệnh giao dịch trong thời gian ngắn hạn, về bản chất thì hình thức đầu tư lướt sóng chính là một cách đầu cơ. Giao dịch lướt sóng diễn ra nhanh chóng với chu kỳ ngắn, nhà đầu tư sẽ tìm kiếm lợi nhuận dựa trên biến động thị trường.

Hình thức đầu tư chứng khoán lướt sóng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn vì thu lại lợi nhuận nhanh chóng, sóng chứng khoán có thể kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng thậm chí là lâu hơn. Việc đầu tư lướt sóng sẽ tối đa mọi chi phí mang đến lợi nhuận cực lớn cho các nhà đầu tư. Đầu tư lướt sóng cổ phiếu là loại hình được ưa chuộng và phổ biến hơn hẳn. Bởi lẽ giá của cổ phiếu có thể biến động theo từng phút mang đến lợi nhuận khủng nên chọn đúng loại cổ phiếu tiềm năng.

Nhận diện rủi ro khi đầu tư lướt sóng chứng khoán?

Có hai loại đầu tư phổ biến nhất là đầu tư trái phiếu và đầu tư cổ phiếu, trong đó đầu tư cổ phiếu thường được ưa chuộng hơn để áp dụng đầu tư lướt sóng. Lý do là bởi khả năng biến động của cổ phiếu rất cao, ngược lại thì trái phiếu lại có lãi suất cố định thường gắn với lợi nhuận hằng năm nên rất khó để lướt sóng.

Lợi ích khi lướt sóng chứng khoán

Việc đầu tư chứng khoán lướt sóng sẽ mang đến những lợi ích lớn cho nhà đầu tư nên họ mới ưa chuộng hình thức này như sau:

- Cơ hội vào lệnh nhiều: Các đợt sóng diễn ra liên tục nên khả năng thu lợi nhuận cũng sẽ tăng lên, cơ hội lướt sóng chứng khoán cũng rất nhiều, những con sóng này có thể hình thành một cách dễ dàng quan các biến động về tình hình kinh tế, chính trị, thị trường…

- Lướt sóng chứng khoán chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn mang lại lợi nhuận cao nhờ vậy mà nhà đầu tư có nguồn vốn linh hoạt để xoay vòng chứ không cần phải chờ đợi quá lâu mới thu được tiền về.

- Lợi nhuận hấp dẫn: Những nhà đầu tư biết phân tích, đánh giá thị trường để bắt sóng đúng sẽ mang đến lợi nhuận rất lớn, đây không phải là mức lợi nhuận lúc nào cũng có được trên thị trường.

Rủi ro nhà đầu tư cần lưu ý khi lướt sóng chứng khoán

Lướt sóng chứng khoán cũng đi kèm với không ít rủi ro mà nhà đầu tư cần phải lưu ý:

Rủi ro thị trường: Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong thời gian ngắn, nếu nhà đầu tư không dự đoán được đúng hướng biến động của thị trường điều này có thể dẫn đến lỗ nhanh chóng. Ngoài ra, đầu cơ lướt sóng chứng khoán cũng khó áp dụng trong thị trường giảm điểm, khi cổ phiếu giảm giá liên tục và khó tìm được điểm mua mới.

Rủi ro thông tin: Khi thông tin không chính xác hoặc thiếu thông tin có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Nhà đầu tư có thể bị dẫn dắt bởi những lời "phím hàng" của những broker hoặc người xa lạ trên mạng, mà không kiểm chứng được nguồn gốc và độ tin cậy. Mặt khác, nhà đầu tư cũng có thể bỏ lỡ những tin tức quan trọng về cổ phiếu đang đầu tư, như báo cáo tài chính, thông tin cổ tức…

Nhận diện rủi ro khi đầu tư lướt sóng chứng khoán?
Biểu đồ tâm lý nhà đầu tư chứng khoán

Rủi ro cổ phiếu: Đầu cơ lướt sóng chứng khoán ít chú ý đến nội tại cơ bản của cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể đầu tư vào những cổ phiếu của các công ty không kinh doanh tốt, hoặc có vấn đề về minh bạch và tuân thủ pháp luật. Những cổ phiếu này có thể bị hạn chế giao dịch, bị cảnh cáo bởi Ủy ban Chứng khoán, hoặc bị thanh tra, kiểm tra bởi các cơ quan chức năng…

Rủi ro tâm lý: Đầu cơ lướt sóng chứng khoán cần nhà đầu tư phải có khả năng bám sát thị trường, nhanh nhạy và thường xuyên theo dõi các tin tức. Điều này có thể gây ra áp lực, căng thẳng và mệt mỏi cho nhà đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng dễ bị chi phối bởi cảm xúc, như tham lam, sợ hãi, hoang mang,… Những cảm xúc này có thể khiến bạn mất chính kiến, không tuân thủ kỷ luật đầu tư và gây ra những sai lầm đáng tiếc.

Một số lời khuyên dành cho nhà đầu tư:

Nên có một kế hoạch cụ thể: Đầu tư lướt sóng mang lại lợi nhuận cao và nhanh chóng nên cũng đi kèm nhiều rủi ro. Vì vậy, nhà đầu tư nên có một kế hoạch phân bổ vốn hợp lý, đa dạng hóa danh mục đầu tư cũng như điểm stoploss cụ thể để giữ cho tài khoản an toàn.

Đi theo thị trường chứ không chiến thắng thị trường: “Đầu tư lướt sóng” là một cụm từ mang tính hình tượng mô tả tương đối trùng khớp với hoạt động giao dịch của nhà đầu tư khi cố gắng lướt trên con sóng cổ phiếu. Con sóng được hình thành trước, nhà đầu tư đuổi theo và cố gắng bán thoát vị thế càng gần đỉnh sóng nhất càng tốt. Việc mua được ở đáy và bán được trên đỉnh cần rất nhiều may mắn, và không ai có thể may mắn liên tục.

Sẵn sàng cắt lỗ: Đặc điểm ưu việt nhất của thị trường chứng khoán so với các kênh đầu tư truyền thống khác chính là tính thanh khoản. Nhà đầu tư có thể dễ dàng bán ra cổ phiếu khi đã lỡ mua sai. Việc cắt lỗ giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro cổ phiếu sẽ tiếp tục giảm sâu cũng như nắm bắt các cơ hội đến sau.

Giữ tâm lý tốt khi ra các quyết định: Các điểm mua bán theo phương pháp đầu tư lướt sóng thường xuất hiện và biến mất nhanh chóng, từ đó đòi hỏi nhà đầu tư có một tâm lý vững vàng để có thể đưa ra những quyết định chính xác nhất mang về lợi nhuận cho bản thân. Cũng không nên quá say sưa trong chiến thắng cũng như quá bi quan trong thất bại sẽ dễ dàng bị thị trường chi phối cũng như dễ đưa ra các quyết định sai lầm.

Chứng khoán phái sinh (bài 4): 2 tỷ đồng nên lướt sóng chứng khoán cơ sở hay phái sinh?

Với 2 tỷ đồng vốn đầu tư (lưu động) sẵn sàng chờ giải ngân, nên đầu tư lướt sóng cổ phiếu hay nâng tỷ trọng cho phái ...

Quỹ đầu tư cũng “lướt sóng”

Trong giai đoạn thị trường chứng khoán biến động mạnh kể từ đầu năm tới nay, không ít quỹ đầu tư nỗ lực kiếm tiền ...

"Lướt sóng" cổ phiếu dịp cận Tết

Theo giám đốc DSC, mua cổ phiếu vào tháng 12 và bán ra trong tháng 1 năm sau có thể sinh lời tốt nhất trong ...

Linh Nga (t/h)