Nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp thêm động lực cho thị trường chứng khoán năm 2023

Cập nhật: 08:20 | 02/01/2023 Theo dõi KTCK trên

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022 chủ yếu vận động trong xu hướng giảm điểm và kết thúc năm khi VN-Index vẫn chưa thoát khỏi kênh downtrend trung hạn. Kết thúc một năm giao dịch đầy biến động với kết quả kém khả quan nhưng ở những tuần cuối năm, một số tín hiệu tích cực bắt đầu hình thành để có thể hy vọng thị trường bước vào năm mới 2023 với kỳ vọng khả quan hơn.

Điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu là Trung Quốc đã mở cửa trở lại sau 3 năm thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt kiềm chế đại dịch, mang lại hy vọng phục hồi toàn cầu. Thời gian gần đây, Trung Quốc có nhiều tiến triển trong nỗ lực đẩy lùi dịch Covid-19. Quốc gia này đã dần nới lỏng các biện pháp phòng dịch trong nước từ đầu tháng 12/2022 và dự kiến sẽ mở cửa hoàn toàn nền kinh tế vào quý II/2023.

Tại Talkshow Chọn danh mục kỳ do báo Đầu tư Chứng khoán tổ chức với chủ đề “Tìm cơ hội 2023”, ông Nguyễn Thành Trung, Trưởng phòng Phân tích chứng khoán Thành Công (TCSC) cho rằng, động thái của Trung Quốc có nghĩa là những hành khách đến với Trung Quốc có thể sẽ không bị cách ly nữa. Đó là những tín hiệu tích cực cho nhiều thị trường, đặc biệt là thị trường xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, điều này sẽ tác động tích cực cũng như tiêu cực đến Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp thêm động lực cho thị trường chứng khoán năm 2023

Về tác động tích cực, thứ nhất, nhìn trên bình diện kinh tế Việt Nam, trước năm 2019, du lịch chiếm khoảng 10% GDP, tuy nhiên khi Covid diễn ra, khách du lịch Trung Quốc không thể đến Việt Nam. Do đó, nếu Trung Quốc mở và mở rộng hơn, khách du lịch Trung Quốc sẽ sang Việt Nam là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm sau.

Theo thống kê của một số tổ chức nước ngoài, lượng khách du lịch tìm kiếm chuyến bay quốc tế đã tăng gấp 2,3 lần trong 10 ngày trở lại đây. Đây là tín hiệu chắc chắn sẽ tác động tích cực đến Việt Nam và ngành công nghiệp phân phối, từ đó sẽ tác động đến tăng trưởng GDP.

Thứ hai, thị trường đang kỳ vọng những lượng khách sang Việt Nam không chỉ là khách du lịch mà còn là những nhà đầu tư Trung Quốc - là động lực thúc đẩy dòng tiền từ nước ngoài vào Việt Nam. Đây không chỉ là dòng tiền trên thị trường chứng khoán mà còn là dòng tiền trên thị trường khác như bất động sản, kênh đầu tư FDI cũng sẽ dễ dàng hơn cho Việt Nam.

Từ những yếu tố vĩ mô đó, ông Trung chỉ ra một số ngành cũng sẽ có tác động. Đầu tiên, giao thương được hưởng lợi và đi lại thuận lợi thì chắc chắn ngành hàng không sẽ được hưởng lợi. Bên cạnh đó là hỗ trợ giao thương như logistics; một số ngành khác mà Trung Quốc mở cửa sẽ tăng như hàng hóa đầu ra.

Tuy nhiên, bên cạnh tích cực ông Trung cũng nhấn mạnh sẽ có tiêu cực. Theo một thống kê nước ngoài, năm 2023 là năm dự kiến nhu cầu hàng hóa nói chung, dầu khí nói riêng tăng, trong khi Trung Quốc chiếm khoảng 60% khả năng tăng trưởng của ngành. Nếu việc mở cửa được thúc đẩy, nhu cầu dầu sẽ tăng trong tổng lượng nhu cầu dầu toàn cầu là 60%, khiến cho giá hàng hóa tăng trở lại.

Thực tế, ngay cả khi Trung Quốc chưa hoàn toàn mở cửa, xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng cuối năm đã suy giảm và là nguyên căn của rất nhiều vấn đề. Hệ lụy là tác động lên nguồn ngoại tệ thu về, cán cân vãng lai thâm hụt và nguồn dự trữ USD giảm xuống - làm cầu ngoại tệ tăng và đẩy tỷ giá tăng. Các vấn đề này cũng gây ra lo ngại có thể làm dòng vốn ngoại (FDI và FII) vào Việt Nam sẽ giảm xuống.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, nhà sáng lập FinPeace đánh giá, giá đồng USD tác động rất lớn lên quyết định đầu tư của nước ngoài. Năm 2023 sẽ không có gì mới, ông Tuấn Anh không cảm thấy lo lắng. Trong một vài năm nay, trên bản đồ đầu tư, dường như Việt Nam đã trong top đầu của sự lựa chọn.

Ông Tuấn Anh lấy dẫn chứng, ở Hàn Quốc, trong bảng xếp hạng mối quan tâm của nhà đầu tư thì vị trí số 1 là Mỹ, 2 là châu Âu, 3 là Việt Nam. Quan điểm của nhà đầu tư nước ngoài là thị trường có tiêu cực thì vẫn sẽ có một nhóm quan tâm đầu tư vào Việt Nam. “Mọi thứ đã cân bằng trong năm 2023, kể cả năm 2023 có xấu, thì vẫn là điểm đến đầu tư của nhiều quốc gia, nơi thu hút đầu tư nước ngoài”, ông Tuấn Anh lạc quan nhận định.

Ông Thành Trung cũng bổ sung thêm về vấn đề ổn định ngoại tệ. Khi nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ đánh giá biến động tỷ giá, vì đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng để nhà đầu tư nước ngoài xem xét vào một quốc gia nào đó.

Nhìn lại trong 11 tháng vừa qua, VND được xem là đồng ổn định nhất thế giới, có nghĩa so với chỉ số Dollar–index tăng khá mạnh trên bình diện toàn cầu, những đồng tiền lớn như Euro, yen Nhật giảm lên tới 15 - 20%, thì VND tính từ đầu năm đến giờ chỉ giảm 3 - 4% là mức ổn định rất cao. Bên cạnh những yếu tố tiềm năng của kinh tế, dòng tiền FDI vẫn là dòng tiền được kỳ vọng cho năm 2023. Trong 2 tháng qua, nhà đầu tư nước ngoài đã giải ngân khá nhiều trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ông Trung bày tỏ, "đó là tín hiệu khá là tích cực cho thị trường chúng ta và kỳ vọng dòng tiền nước ngoài cũng sẽ là động lực cho năm 2023 sắp tới”.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Điểm mặt những cổ phiếu tăng, giảm mạnh nhất trong năm 2022

Với biên độ dao động rất mạnh của chỉ số VN-Index, không có gì lạ khi thị trường chứng khoán ghi nhận những cổ phiếu ...

Thị trường chứng khoán sẽ tiếp nhịp hồi phục từ cuối năm 2022

Chứng khoán KBSV Việt Nam đưa ra cái nhìn lạc quan rằng thị trường chứng khoán sẽ tiếp nối nhịp hồi phục từ cuối năm ...

Chốt lời phiên cuối năm, nhiều cổ phiếu ngân hàng đảo chiều giảm điểm

Trong phiên giao dịch cuối năm, từ ngành dẫn dắt thị trường, cổ phiếu ngân hàng bất ngờ bị bán mạnh cuối phiên và trở ...

Khánh Vân

Tin liên quan