Sức khỏe:

Nguyên tắc xây dựng tháp dinh dưỡng khoa học nhất

Cập nhật: 09:13 | 05/03/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Tháp dinh dưỡng cân đối là mô hình dinh dưỡng được áp dụng phổ biến rộng rãi từ lâu nhằm giúp chúng ta biết cách tổ chức bữa ăn hợp lý, đủ lượng và chất. Tuy nhiên, theo thời gian, sự phát triển của công nghiệp hóa làm gia tăng các vấn nạn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Sự ô nhiễm môi trường tác động tiêu cực đến các nguồn thực phẩm được con người dung nạp vào cơ thể. Vì thế, nếu áp dụng tháp dinh dưỡng cân đối một cách đơn giản như trước giờ chúng ta vẫn làm, có thể sẽ phản tác dụng. 

nguyen tac xay dung thap dinh duong khoa hoc nhat

Những loại trái cây ăn càng nhiều càng tốt cho sức khỏe

nguyen tac xay dung thap dinh duong khoa hoc nhat

Lợi ích sức khỏe từ các loại hạt dinh dưỡng

nguyen tac xay dung thap dinh duong khoa hoc nhat

Những dấu hiệu bất thường về sức khỏe bạn thường xuyên bỏ qua

Tầng đầu tiên - Tinh bột bạn dùng đã thật sự tốt?

Mô hình tháp dinh dưỡng cân đối chỉ ra lượng tinh bột cần thiết cho một người trưởng thành là 12kg/người/tháng. Ngày nay, nhiều người cho rằng tinh bột gây tăng cân nên hạn chế ăn cơm. Còn lại, đa số chúng ta đều chọn gạo trắng là nguồn cung cấp tinh bột chính trong bữa ăn hàng ngày.

Gạo là hạt của cây lúa, tách vỏ trấu ta được gạo lứt, loại bỏ vỏ cám bên ngoài ta được gạo mầm, tách lớp mầm thì được gạo trắng. Như vậy, gạo trắng là phần còn lại sau khi đã loại bỏ hết các thành phần quan trọng nhất trong hạt gạo.

Do trải qua quá trình bóc tách, xay sát, chúng đã bị mất đi những dưỡng chất tốt như protein, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Chưa kể đến hiện nay, người ta còn dùng một số hóa chất để tẩy trắng và bảo quản gạo. Để tìm được một nguồn cung cấp tinh bột tốt cho sức khỏe, hãy chọn các loại ngũ cốc chưa qua tinh chế nhiều như gạo lứt, lúa mạch, hạt kê,...

nguyen tac xay dung thap dinh duong khoa hoc nhat
Ảnh minh họa

Tầng thứ 2 & 3 - Rau củ và hoa quả nên chọn theo mùa

Số liệu trên tháp dinh dưỡng cân đối chỉ ra rằng khẩu phần rau củ trung bình của một người là 10kg/người/tháng. Với quả chín, bạn nên ăn đủ, tùy theo khả năng. Tuy nhiên, việc lạm dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng trọt đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng rau củ quả.Con người lấy năng lượng từ thực phẩm, do đó nếu thực phẩm không còn năng lượng thì dù chúng ta có ăn bao nhiêu cũng không thể khỏe được.

Bí quyết chọn thực phẩm ở tầng này là ưu tiên chọn rau trái theo mùa, được chăm sóc và nuôi trồng trong môi trường tự nhiên, không tiếp xúc nhiều với hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. Người tiêu dùng thật khó để biết chính xác nguồn gốc thực phẩm sạch, hãy chọn các thương hiệu có tên tuổi, nguồn gốc uy tín, lựa chọn kỹ càng vì một cơ thể khỏe mạnh.

Tầng 4 - Protein lấy từ cá và thực vật tốt hơn so với thịt

Theo tháp dinh dưỡng cân đối, lượng đạm nên ăn vừa phải. Trung bình 1 tháng, khẩu phần 1 người có thể gồm: 2,5 kg cá và thủy sản; 1,5 kg thịt; 2kg đậu phụ. Một số nghiên cứu về dinh dưỡng chỉ ra rằng thịt, cá, trứng, sữa chỉ nên chiếm 15% khẩu phần trong bữa ăn.

Đặc biệt, đạm từ cá và thực vật với ít chất béo sẽ giúp con người dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn. Cá thịt đỏ có chứa nhiều sắt, chất chống oxy hóa như DHA, EPA… để hấp thụ tốt nhất là ăn ngay khi còn tươi mới. Ngoài ra, sữa cũng là một loại thực phẩm được nhắc đến trong tầng này. Nhiều người vẫn có thói quen sử dụng sữa tiệt trùng để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Tuy nhiên, sữa tiệt trùng ở nhiệt độ siêu cao đã bị phá hủy hết các enzyme có lợi, đồng thời tăng lipid peroxide (một chất béo bị oxy hóa quá mức gây hại đến sức con người) và biến tính protein. Nếu muốn bổ sung sữa trong khẩu phần ăn hàng ngày, bạn nên chọn các loại sữa thanh trùng ở nhiệt độ thấp.

nguyen tac xay dung thap dinh duong khoa hoc nhat
Ảnh minh họa

Tầng 5 - Đa số dầu thực vật đều chứa chất béo chuyển hóa không tốt cho cơ thể

Chất béo (dầu ăn, mỡ, bơ) nên ăn ở khoảng 600gr/người/tháng. Hầu hết các gia đình đều lấy chất béo từ dầu thực vật. Trong khi đó, phần lớn dầu thực vật trên thị trường đều được chế biến bằng phương pháp tách chiết dung môi. Dầu lấy theo cách này sẽ trở thành những chất béo chuyển hóa không tốt cho cơ thể.

Không có loại chất béo nào có hại sức khỏe hơn bơ thực vật. Do đa số, dầu thực vật đều ở thể lỏng, để chuyển sang thể rắn cần trải qua 1 quá trình hydrat hóa biến chất béo chưa bão hòa thành chất béo bão hòa. Quá trình này sẽ sản sinh ra nhiều chất béo chuyển hóa hơn nên bơ thực vật không phải là nguồn cung cấp chất béo tốt như nhiều người vẫn nhầm tưởng. Thay vào đó, bạn có thể tìm thấy chất béo tốt trong một số ngũ cốc, các loại hạt và quả bơ,…

Như vậy, tháp dinh dưỡng cân đối vẫn là một gợi ý mang tính khoa học. Khi áp dụng vào thực tế, chúng ta cần tỉnh táo, thích ứng với hiện trạng.

Thu Uyên (Tổng hợp)